[Hỏi - Đáp] Trồng răng Implant có chụp MRI được không?
Thông thường, khi muốn chụp cộng hưởng từ (MRI), bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tháo bỏ các đồ vật bằng kim loại ra khỏi cơ thể. Điều này khiến rất nhiều người lo lắng rằng trồng răng Implant có chụp MRI được không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời dưới bài viết này nhé!
Kỹ thuật trồng răng Implant là gì?
Trồng răng Implant hay cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng đã mất tiên tiến hiện nay và được các chuyên gia răng hàm mặt trên thế giới chỉ định nên sử dụng. Các bác sĩ sẽ tiến hành đặt trụ chân răng (trụ Implant) bằng Titanium vào bên trong xương hàm để thay thế chân răng gốc. Sau đó sử dụng mão răng sứ giả để gắn lên trên thông qua khớp nối Abutment.
Phương pháp này đem đến những chiếc răng hoàn chỉnh cả về mặt thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho người mất răng lâu năm hoặc tiêu xương hàm nặng. Ưu điểm của răng Implant là có tuổi thọ sử dụng rất lâu, có thể lên tới 25 năm, thậm chí là vĩnh viễn nếu duy trì được thói quan chăm sóc răng miệng tốt.
Chụp MRI là gì?
Chụp MRI hay còn gọi là chụp cộng hưởng, là một kỹ thuật tạo hình cắt lớp sử dụng sóng từ trường và sóng radio. Đồng thời, tận dụng đặc tính của các nguyên tử Hydrogen được hấp thụ trong cơ thể và phóng thích năng lượng RF. Quá trình phóng này này giúp máy dễ dàng thu nhận, xử lý và chuyển đổi thành tín hiệu hình ảnh, thường dùng chẩn đoán bệnh trong y học.
Tại sao chụp MRI phải tháo đồ vật chứa kim loại?
Khi chụp cộng hưởng từ (MRI), bạn sẽ được đưa vào máy chụp ở đó tồn tại rất nhiều nam châm tạo ra từ trường mạnh, có tính hút kim loại và kim loại sẽ gây ra hiện tượng nhiễu loạn từ trường. Từ đó làm sai lệch các thông tin hình ảnh thu nhận được trong máy, nguy hiểm hơn có thể gây tổn thương cơ quan gần đó trên cơ thể.
Do cơ chế hoạt động như trên, kỹ thuật viên sẽ yêu cầu bạn phải thảo bỏ hết tất cả trang sức, vật dụng làm bằng kim loại ra khỏi cơ thể, trừ trụ Implant.
Trồng răng Implant có chụp MRI được không?
Tất cả các vật thể đều có từ tính, được chia thành 5 loại chính: Sắt từ, phản sắt từ, Ferit từ, thuận từ và nghịch từ. Trong đó, những chất thuộc nhóm thuận từ là chất có từ tính yếu, khi có tác dụng của từ trường bên ngoài, những chất này được hưởng ứng khiến cảm ứng từ tổng cộng tròn chất tăng lên.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu trồng răng Implant có chụp MRI được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể, bởi trụ Implant được cấu tạo từ Titanium – hợp chất được xếp vào nhóm chất thuận từ.
Điều này có nghĩa là chúng có từ tính rất yếu, thậm chí là gần như không có. Chính vì thế, khi để trụ Implant gần máy chụp MRI, vật liệu Titanium không thể bị từ trường của nam châm hút hay làm nhiễu loạn từ trường. Do đó, kết quả chụp MRI kể cả khi có trụ Implant là hoàn toàn chính xác và không gây ảnh hưởng gì.
Kể từ khi có sự ra đời của kỹ thuật cấy ghép Implant, đã có rất nhiều nghiên cứu và thử nghiệm được thực hiện để chứng minh mức độ an toàn và tác động của nó đối với các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, trong đó có chụp MRI. Hầu hết các thắc mắc về trồng răng Implant có chụp MRI được không đều được các nghiên cứu chỉ ra rằng kết quả chụp MRI không bị nhiễu loạn và rất an toàn.
Xem thêm:
Cấy ghép Implant đi máy bay có được không?
Làm liền hay tách rời phục hình trên Implant
Mất 2 răng liên tiếp cấy 1 trụ Implant được không? Có bền không?
Trường hợp nào không thể thực hiện chụp MRI khi trồng răng Implant?
Cấu tạo răng Implant thường có 3 bộ phận chính, gồm: Trụ Implant, khớp nối Abutment và mão răng sứ. Trong đó, trụ Implant và khớp nối Abutment được làm từ vật liệu Titanium nên không gây ảnh hưởng đến quá trình chụp cộng hưởng từ (MRI).
Tuy nhiên, mão răng sứ phía trên lại được làm từ nhiều vật liệu, có thể là sứ nguyên chất hoặc phủ một lớp kim loại bên trong thân răng sứ. Vậy trồng răng Implant có chụp MRI được không trong trường hợp mão răng sứ được làm hoàn toàn từ sứ? Câu trả lời là CÓ. Khi bệnh nhân trồng răng Implant có nhu cầu chụp MRI, bác sĩ sẽ không chỉ định tháo bỏ Implant nếu mão răng giả làm bằng sứ.
Ngược lại, nếu phần mão răng sứ phía trên được làm bằng kim loại hoặc hợp kim Titan có hàm lượng thấp thì bạn sẽ được yêu cầu tháo bỏ mão răng trước khi chụp MRI.
Một số lưu ý quan trọng với bệnh nhân đã cắm Implant và đi chụp MRI
Cắm MRI có chụp MRI được không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân đã cấy ghép Implant, sau đây là một số lưu ý quan trọng cần nắm rõ trước khi tiến hành chụp MRI:
- Bạn hoàn toàn có thể chụp cộng hưởng từ MRI khi đã cắm Implant mà không lo gây nguy hiểm hay ảnh hưởng gì đến chất lượng phim.
- Răng Implant gồm 3 thành phần chính là: Trụ Implant (chân răng), khớp nối Abutment và mão răng sứ (thân răng giả). Nếu phần răng giả làm bằng kim loại hoặc Titan 4% thì nên báo với bác sĩ để được tháo ra trước khi chụp. Việc tháo chụp răng bên trên rất đơn giản, không gây ảnh hưởng đến trụ Implant phía dưới.
- Sau khi chụp xong, bác sĩ sẽ vặn lại và sử dụng bình thường. Khi tháo có thể sử dụng Healing, Cover Screw vào để bảo vệ lỗ Implant, do những vật liệu này đều được làm từ hợp kim Titan và không có từ tính.
- Nên sử dụng răng toàn sứ trên trụ Implant để không phải tháo ra nếu sau này bạn lớn tuổi và có ý định chụp MRI.
Bài viết trên đây hy vọng đã cho bạn câu trả lời chính xác về việc trồng răng Implant có chụp MRI được không? Để hiểu rõ hơn về phương pháp cấy ghép Implant cũng như quá trình chụp MRI an toàn, vui lòng liên hệ với Nha khoa Quốc tế KAIYEN qua số hotline 0813336666 để biết thêm thông tin chi tiết hoặc tới trực tiếp Nha khoa để được các bác sĩ tư vấn.
Tham vấn: Bác sĩ Nguyễn Hồng Huy