Cách giảm đau răng khi nhai hiệu quả? Nguyên nhân và cách điều trị
Đau răng khi nhai làm ảnh hưởng đến việc ăn uống cũng như sức khỏe tổng thể của bạn. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý răng miệng. Vậy cách giảm đau răng khi nhai như thế nào? Nguyên nhân và cách điều trị vấn đề này ra sao, hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân gây đau răng khi ăn nhai
Mắc các bệnh nha khoa: Bị đau răng khi nhai thức ăn có thể là do các bệnh nha khoa như sâu răng, tụt nướu hở chân răng, viêm nướu răng, viêm nha chu,… Các bệnh lý này không chỉ gây ra tình trạng đau nhức răng mà còn gây ra ê buốt, sưng viêm mô nướu, chảy máu chân răng, hôi miệng.
Chấn thương răng, mòn men: Việc chấn thương khiến cho lớp men răng bị hư hại, làm tổn thương ngà và tủy răng nên gây ra tình trạng đau nhức, ê buốt khi ăn uống. Tình trạng mòn men răng cũng gây ra tình trạng này.
Thức ăn giắt kẽ răng: Nguyên nhân gây đau nhức răng khi nhai là thức ăn giắt kẽ răng. Việc không sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước làm sạch kẽ răng sau khi ăn sẽ gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu khi ăn.
Thức ăn cứng, dai: Cơn đau nhức răng thường xảy ra do bạn ăn thức ăn quá cứng, khó nhai. Thói quen này gây đau nhức răng và còn làm tăng nguy cơ vỡ, mẻ răng. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công cũng như nhiều vấn đề nha khoa khác.
Mọc răng khôn: Răng khôn mọc lệch, ngang hoặc mọc thẳng cũng đều gây ra đau nhức, sưng nướu răng. Mức độ đau tăng lên khi ăn uống và vệ sinh răng miệng. Trường hợp răng khôn mọc lệch, bạn cần gặp bác sĩ để được xử lý đúng cách.
Sâu răng, viêm tủy: Sâu răng có thể không gây đau và có thể không làm bạn để ý nhưng khi các lỗ sâu lớn hơn có thể tích tụ các mảnh vụn thức ăn khiến cho bạn cảm thấy đau nhức, khó chịu. Trường hợp sâu răng, viêm tủy cần được điều trị sớm nếu không sẽ dẫn đến vỡ răng và viêm tủy.
Bệnh lý khớp thái dương hàm: Bệnh lý khớp thái dương hàm có thể gây đau, thường ở phía trước 1 hay 2 tai. Đau khớp thái dương hàm thường kéo theo đau răng đặc biệt là khi ăn nhai thì tình trạng này ngày càng khó chịu hơn.
Tẩy trắng răng quá mức: Răng bị ố vàng gây mất thẩm mỹ và làm bạn tự ti khi giao tiếp. Cho nên nhiều người lựa chọn phương pháp tẩy răng để giúp răng trắng sáng hơn. Nếu tẩy răng quá nhiều lần hoặc thực hiện sai cách sẽ làm mất đi các lớp bảo vệ và răng trở nên yếu dần đi. Men răng bị bào mòn dễ để lộ ngà răng và tủy ra ngoài khiến cho bạn bị đau và ê buốt khi ăn các thức ăn lạnh, mặn,…
Do phục hình, chỉnh nha sai kỹ thuật: Bất kể phương pháp phục hình hay chỉnh nha nào thực hiện sai kỹ thuật cũng có thể gây ra đau đớn cho bạn. Do đó, sau khi thực hiện các phương pháp này, nếu bị đau nhức bất thường hoặc kéo dài hơn 2 ngày bạn cần đến nha khoa thăm khám lại. Khi đó bác sĩ sẽ kiểm tra và giải quyết kịp thời để việc ăn uống được tốt hơn cũng như đảm bảo chất lượng răng.
Do tuổi già: Đau răng khi nhai cũng thường xuất hiện ở người cao tuổi do cơ thể lão hóa. Quá trình lão hóa có thể gây ra mòn mặt nhai, tuỷ răng bị xơ teo, ngà răng dần bị mất nước, răng giòn dễ mẻ, chức năng nhai giảm sút, dễ bị đau nhức,…
Cách giảm đau răng khi nhai hiệu quả
Cách giảm đau răng khi nhai tại nhà
Một số cách giảm đau nhức răng tại nhà phổ biến bạn có thể tham khảo:
Dùng đá lạnh
Để giảm đau nhức răng, nhất là khi có dấu hiệu sưng đau bạn có thể sử dụng đá lạnh chườm lên để giảm đau.
Cách thực hiện: Lấy một cục đá nhỏ cọ xát vào khu vực xương hàm chữ V bên ngoài má từ 5 đến 7 phút. Hơi lạnh sẽ tạm thời gây tê và làm giảm cảm cảm giác đau nhanh chóng.
Lưu ý:
- Đá có thể gây bỏng lạnh trên da, cho nên trong quá trình chườm bạn cần di chuyển nhẹ nhàng, tránh để quá lâu tại 1 vị trí.
- Đá lạnh chỉ có tác dụng làm giảm sưng đau tức thời, nếu tình trạng nặng bạn cần đến ngay nha khoa để được thăm khám.
Dùng nước muối ấm
Sử dụng nước muối ấm cũng là cách đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả để giảm đau răng khi nhai, đau răng khi ăn đồ lạnh.
Cách thực hiện:
- Pha muối với nước ấm ở nồng độ vừa phải.
- Sau đó dùng để súc miệng nhiều lần trong ngày sau khi ngủ dậy, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.
Muối có tính sát trùng, kháng viêm và khử khuẩn nên có thể loại bỏ vi khuẩn và làm giảm triệu chứng các bệnh về răng miệng.
Thuốc giảm đau răng
Dùng thuốc giảm đau là giải pháp nhiều người lựa chọn để làm giảm đau nhức tạm thời, tuy nhiên không nên mua thuốc giảm đau tùy tiện và lạm dụng quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bạn có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil) giúp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả với cơn đau răng ở mức độ nhẹ đến trung bình.
Ví dụ như, Paracetamol dùng được cho cả trẻ nhỏ và người lớn, nhưng Ibuprofen được bác sĩ khuyến khích không nên dùng cho trẻ em. Đặc biệt, trẻ em dưới 18 tuổi không được tự ý dùng Aspirin nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm: 9 Cách Chữa Đau Răng Sâu Hiệu Quả Tức Thời Tại Nhà
Cách giảm đau răng khi nhai tại phòng khám nha khoa
Nếu bị đau do sâu răng ở giai đoạn đầu, phương pháp điều trị bằng florua có thể giúp phục hồi men răng. Trám răng là lựa chọn điều trị chính khi sâu răng đã tiến triển xấu hơn.
Đối với răng sâu hoặc răng yếu bạn có thể bọc sứ để ăn nhai tốt hơn. Điều trị tuỷ là phương pháp điều trị cứu một chiếc răng bị nhiễm trùng hoặc hư hỏng nặng thay vì phải nhổ bỏ.
Một số răng bị sâu đến mức không thể phục hồi và phải nhổ răng. Việc nhổ răng có thể để lại một khoảng trống khiến cho răng xung quanh bị dịch chuyển. Nếu có thể, hãy cân nhắc đến việc làm cầu răng hoặc cấy ghép răng implant để thay thế chiếc răng đã mất.
Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa giúp cải thiện cơn đau nhức răng
Trong nhiều trường hợp, đau nhức răng xảy ra do việc vệ sinh răng miệng kém. Ngoài ra, ăn uống không phù hợp, duy trì một số thói quen xấu gây ra chấn thương răng, mòn men răng cũng có thể gây đau nhức răng. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần chủ động trong việc chăm sóc vệ sinh răng miệng và điều chỉnh các thói quen tác động xấu đến răng miệng.
Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa chăm sóc răng miệng giúp cải thiện tình trạng đau răng khi nhai:
- Bên cạnh việc đánh răng từ 2 đến 3 lần/ngày, bạn cần sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn thừa, mảng bám trong kẽ răng. Sau khi đánh răng nên sử dụng nước súc miệng để làm sạch răng miệng, ngăn ngừa các bệnh về nha khoa.
- Tránh dùng các thực phẩm khô, cứng, dai để không bùng phát cơn đau nhức răng. Ngoài ra, hạn chế dùng các món ăn lạnh, nóng, chứa nhiều axit có tác động xấu đến sức khỏe răng miệng.
- Trong lúc bị đau răng, bạn nên ưu tiên các món mềm, dễ nhai. Cần bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể và tăng cường sức khỏe răng miệng.
- Bỏ một số thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng như nghiến răng khi ngủ, dùng răng cắn, xé vật cứng, sử dụng tăm tre để xỉa răng,…
- Nên đánh răng sau khi ăn/uống các thực phẩm có lượng đường cao như kẹo, nước ngọt... Bạn cũng nên hạn chế ăn những thực phẩm này để tránh các bệnh lý răng miệng
- Nên súc miệng bằng nước lọc hoặc nước muối sinh lý sau khi ăn thực phẩm có tính axit cao như chanh, bưởi,...
- Nên khám răng định kỳ tại các cơ sở nha khoa uy tín, khoảng 6 tháng/lần.
- Điều trị dứt điểm các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi, tụt lợi hở chân răng,… Bởi các bệnh lý này là nguyên nhân gây ra cơn đau răng khi nhai và nhiều biểu hiện đi kèm.
- Kiêng bia rượu, thức uống chứa cồn và các chất kích thích. Những đồ uống này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn tác động xấu đến sức khỏe răng miệng. Làm tăng nguy cơ xuất hiện các vấn đề răng miệng.
- Nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là thực phẩm chứa canxi, vitamin, khoáng chất tốt cho răng.
- Bạn nên cẩn thận khi tham gia các hoạt động mạnh và mang đồ bảo hộ hàm khi chơi các môn thể thao mạo hiểm, tránh nguy cơ chấn thương răng.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh