Cách chăm sóc răng miệng cho người bị tiểu đường
Một số các bệnh lý răng miệng mà người bị tiểu đường dễ mắc phải như: viêm nướu, sâu răng, sưng nướu,... Sau đây là một số cách chăm sóc răng miệng cho người bị tiểu đường đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Vì sao bệnh tiểu đường có liên quan đến vấn đề răng miệng?
Khi mắc bệnh tiểu đường không khiến bạn gặp phải các vấn đề về răng miệng. Tuy nhiên chính vì lượng đường huyết tăng cao theo thời gian có thể dẫn đến các bệnh lý về răng miệng.
Thông thường các biến chứng do đái tháo đường gây ra là do việc không kiểm soát được đường huyết.
Mức đường huyết cao hơn có thể làm giảm đi lượng nước bọt trong miệng hoặc thay đổi hàm lượng nước bọt. Nhiệm vụ chính của nước bọt là giữ ẩm cho miệng. Nước bọt còn giúp nhai và nuốt thức ăn dễ dàng hơn, đồng thời giúp ngăn ngừa các tổn thương răng và nướu do vi khuẩn có hại.
Ngoài ra đường cũng là môi trường nuôi dưỡng các vi khuẩn có hại tạo thành lớp phủ trên răng. Người mắc bệnh tiểu đường thì dễ dàng hình thành lớp phủ trên răng do vi khuẩn tạo ra. Lớp phủ này chính là mảng bám, có thể gây ra sâu răng và kích ứng nướu vì được tích tụ trên răng.
Nếu không loại bỏ các mảng bám này bằng cách đánh răng và vệ sinh răng miệng thường xuyên, lớp phủ này sẽ cứng lại thành vôi răng. Khi vôi răng tích tụ không được loại bỏ bằng cách vệ sinh răng miệng thường xuyên thì cuối cùng sẽ dẫn đến các bệnh lý về nướu răng. Như vậy chăm sóc răng miệng cho người bị tiểu đường cũng là vấn đề quan trọng cần được quan tâm.
Các vấn đề răng miệng ở người tiểu đường
Các vấn đề răng miệng ở người tiểu đường gặp phải như sau:
- Khô miệng: Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát có thể làm giảm lượng nước bọt dẫn đến tình trạng khô miệng. Khô miệng có thể gây đau nhức, lở loét niêm mạc, nhiễm trùng và sâu răng.
- Viêm nướu và viêm nha chu: Một biến chứng khác của tiểu đường là làm các mạch máu dày lên. Vì thế làm chậm chất dinh dưỡng đến các mô và dòng chất thải từ các mô đi ra. Khi sự kết hợp của các vấn đề này, cơ thể mất khả năng chống lại sự nhiễm trùng. Bản chất của viêm nha chu là bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn nên những người bệnh tiểu đường không kiểm soát được đường huyết có thể mắc viêm nướu và viêm nha chu thường xuyên và nghiêm trọng hơn.
- Sâu răng: Đây là vấn đề nha khoa phổ biến nhất.
- Tưa miệng: Nồng độ glucose cao có thể dẫn đến lượng đường dư thừa ở trong nước bọt, tạo ra môi trường lý tưởng cho loại nấm phát triển.
- Hội chứng bỏng miệng: Là cảm giác bỏng rát hoặc ngứa ran trong miệng, có thể kèm theo tê, khô miệng hoặc là thay đổi vị giác. Tuy nhiên hội chứng này khó khăn để chẩn đoán được nguyên nhân và điều trị tận gốc.
Những người bị tiểu đường nếu có hút thuốc thì nguy cơ mắc bệnh tưa miệng và bệnh nha chu cao gấp 20 lần so với người không hút thuốc. Hút thuốc cũng làm giảm lưu lượng máu dẫn đến nướu nên có thể ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương ở vùng mô này.
Cách chăm sóc răng miệng cho người bị tiểu đường
Một số cách chăm sóc răng miệng cho người bị tiểu đường:
- Đánh răng hai lần một ngày: Bạn nên đánh răng trong khoảng hai phút, hai lần mỗi ngày, bằng kem đánh răng có chưa flo.
- Sử dụng chỉ nha khoa một lần/ngày: Sử dụng chỉ nha khoa sẽ giúp bạn làm sạch các mảng bám tích tụ vào trong răng, tránh trường hợp thức ăn thừa gây ra viêm nhiễm
- Đến nha khoa thăm khám 6 tháng/lần: Các bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe răng miệng của bạn, từ đó, có hướng điều trị phù hợp và có thể sẽ cần kết hợp thêm nước súc miệng để làm sạch, ngăn chặn nguy cơ sâu răng và viêm nướu răng.
- Làm sạch vôi răng định kỳ ở nha khoa uy tín về sức khỏe răng miệng
- Không nên ăn quá nhiều thực phẩm có chứa đường và tinh bột
- Hạn chế tối đa hút thuốc lá vì hút thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển của bệnh viêm nha chu và bệnh tưa miệng
- Kiểm soát đường huyết: tuân thủ điều trị, theo dõi, kiểm tra đường huyết thường xuyên để giữ cho đường huyết luôn ổn định. Nếu phát hiện các thuốc điều trị tiểu đường gây ra tình trạng khô miệng cần trao đổi ngay với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời.
Như vậy bài viết trên đây đã cho bạn thông tin về vấn đề cách chăm sóc răng miệng cho người bị tiểu đường. Việc quan trọng nhất là kiểm soát các chỉ số: Đường huyết, lipid và huyết áp. Bởi vì không chỉ quan trọng trong vấn đề răng miệng mà còn là điều kiện để giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh