Chụp thép răng sữa cho trẻ có nên hay không?
Tình trạng sâu răng ở trẻ là điều khiến nhiều bậc phụ huynh cực kỳ lo lắng. Hiện nay, xuất hiện rất nhiều kỹ thuật giúp khắc phục điều này, một trong số đó là chụp thép tiền chế. Vậy, có nên chụp thép răng sữa cho trẻ hay không? Hãy cũng Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Chụp thép răng sữa là gì?
Chụp thép răng sữa (còn gọi là chụp thép tiền chế) là phương pháp phục hình răng hiện đại, sử dụng mão răng giả được làm từ hợp kim thép không gỉ để giúp bảo vệ răng sữa bị sâu, vỡ lớn hoặc sau khi điều trị tủy. Chụp thép giúp duy trì chức năng ăn nhai, bảo vệ mô răng còn lại và giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí.
Loại thép được dùng để làm mão răng giả thường là các hợp kim không gỉ như Cr-Co hoặc Ni-Cr, đảm bảo độ bền cao, an toàn với sức khỏe và không gây ra ảnh hưởng đến hương vị thức ăn.
Vì sao nên chụp thép răng sữa cho trẻ?
Chụp thép răng ở trẻ em tương tự như bọc răng sứ ở người lớn, mão thép có vai trò giống như một chiếc mũ bảo hiểm ôm toàn bộ bề mặt bên ngoài của răng sữa bị sâu vỡ. Dù răng sữa chỉ là loại răng tạm thời, nhưng rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, răng bị sâu có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống, khiến cho trẻ chán ăn và gây thiếu hụt dưỡng chất cần thiết để trẻ phát triển.
Răng sữa bị sâu và rụng quá sớm cũng gây ra tác động lớn đến quá trình mọc răng vĩnh viễn, khiến cho các răng xô đẩy nhau gây nên hiện tượng mọc lệch lạc về sau khi trẻ trưởng thành. Vì vậy, việc chụp thép răng sữa sẽ đảm bảo ngăn sâu răng lan rộng, cố định vị trí để răng vĩnh viễn mọc đúng chỗ.
Đặc biệt, so với phương pháp trám răng sâu, chụp thép răng sữa có một số ưu điểm. Nhất là trong các trường hợp răng sữa bị sâu quá nặng, dễ bong vật liệu trám, hoặc trẻ bẩm sinh có cơ địa sâu răng lan tỏa,… thì việc áp dụng phương pháp chụp thép sẽ rất đáng được quan tâm.
Lợi ích tuyệt vời của phương pháp chụp thép răng sữa cho trẻ
Một số lợi ích tuyệt vời của kỹ thuật chụp thép răng sữa cho trẻ như:
- Bảo vệ được răng sữa cho đến thời điểm bé thay răng. Điều này giúp bé tránh khỏi sâu răng gây đau nhức.
- Bảo vệ mô răng còn lại sau quá trình điều trị tủy răng.
- Giúp khít khe thưa lại.
- Không tốn nhiều thời gian cho việc hàn răng nhiều lần cho bé.
- Bảo vệ răng sữa, hạn chế việc nhổ sớm do sâu răng.
- Giúp cho răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí.
- Hỗ trợ tốt hệ tiêu hóa vì không gây ra biếng ăn, bỏ ăn do đau răng.
- Tiết kiệm chi phí, thời gian sử dụng lâu.
- Có tỷ lệ thành công cao, nhất là với trẻ dưới 4 tuổi. Trong khi tuổi nhỏ khiến cho việc hàn răng diễn ra vô cùng khó khăn.
Có nên chụp thép răng sữa cho trẻ không?
Dù chỉ tồn tại trong giai đoạn đầu đời, răng sữa lại đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Đây là thời điểm trẻ cần được đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ để phát triển toàn diện.
Nếu răng sữa bị tổn thương, gây ra khó khăn khi ăn nhai, trẻ có thể gặp phải tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển tổng thể. Khi này, bố mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa thăm khám để được bác sĩ tư vấn có nên chụp thép răng sữa cho trẻ hay không.
So với phương pháp hàn răng sâu, chụp thép trẻ em mang lại nhiều ưu điểm vượt trội. Trong trường hợp trẻ không hợp tác hoặc không kiểm soát được nước bọt trong quá trình hàn răng, chụp thép sẽ giúp tăng độ bền và bảo vệ răng của trẻ tốt hơn. Ngoài ra, nếu răng bị sâu quá nhiều, khiến việc hàn răng không còn hiệu quả và dễ bong tróc, thì việc chụp thép sẽ là giải pháp tối ưu.
Chất liệu thép bọc răng có an toàn không?
Bọc răng ở trẻ được sử dụng loại thép tiền chế, một vật liệu đảm bảo an toàn trong môi trường miệng. Vật liệu này không rỉ, không làm đổi mùi vị của thức ăn.
Bạn cũng có thể lựa chọn loại chụp tiền chế toàn sứ để đảm bảo tính thẩm mỹ và phù hợp với nhóm răng sữa. Ngày nay, các hoạt động của trẻ gắn liền với tương tác xã hội từ rất sớm. Vì vậy, việc sở hữu hàm răng thẩm mỹ sẽ giúp trẻ tự tin và bản lĩnh hơn.
Trường hợp không chỉ định chụp thép răng sữa
Một số trường hợp bác sĩ không chỉ định chụp thép răng sữa bao gồm:
- Răng sữa bị sâu nhẹ: Trường hợp răng sữa bị sâu nhẹ nhưng vẫn gần như nguyên vẹn, không gây đau nhức và cản trở khả năng ăn nhai thì không cần thiết phải thực hiện chụp thép răng.
- Trường hợp bị tiêu chân răng sữa hơn một nửa: Đây là biểu hiện của việc trẻ sắp thay răng, việc chụp thép lúc này có thể gây ra cản trở quá trình mọc răng vĩnh viễn, khiến răng mọc lệch hoặc sai vị trí.
- Răng sữa bị lung lay: Nếu chụp thép khi răng sữa đang bị lung lay có thể làm gia tăng thêm áp lực và gây ra tổn thương đến nướu răng, xương hàm của trẻ, mão thép cũng sẽ không bám chắc trên răng và rất dễ bị rớt.
- Trẻ dị ứng với Niken: Một số trẻ có cơ địa dị ứng với thành phần Niken trong mão thép sẽ không phù hợp để thực hiện chụp thép tiền chế.
- Trẻ không hợp tác khi tiến hành chụp thép răng: Quá trình thực hiện chụp thép răng đòi hỏi trẻ phải hợp tác, nằm yên để nha sĩ thực hiện, nên nếu trẻ không hợp tác sẽ không thể thực hiện được.
Quy trình bọc chụp thép tiền chế cho trẻ nhỏ
Chụp thép răng sữa là có sẵn. Do đó, các nha sĩ chỉ cần chọn lựa chiếc có kích thước phù hợp với răng trẻ. Sau đó là quá trình gắn và tiến hành điều chỉnh. Tất cả các việc này có thể được thực hiện chỉ trong một lần. Điều này giúp tiết kiệm thời gian cho cả trẻ và phụ huynh.
Quy trình thực hiện kỹ thuật bọc chụp thép răng sứ cho bé như sau:
- Bác sĩ vệ sinh vùng răng sâu đã bị thương tổn.
- Tiến hành hạ thấp phần mặt nhai xuống khoảng 1.5mm.
- Cắt khe hai mặt bên và để hở khoảng nhỏ cho chụp thép.
- Chọn size chụp thép để vừa khít với răng khi tiếp xúc với hai răng bên cạnh.
- Chỉnh sửa phần chụp thép với răng, đưa chất gắn đến lòng chụp để cố định lên răng.
- Tiến hành loại bỏ phần chất gắn dư. Sau đó chỉnh khớp cắn đã hoàn tất quy trình.
Sau quá trình chụp thép nếu chẳng may chiếc chụp bị bong ra, phụ huynh có thể cất trữ và đem đến bác sĩ để tiến hành gắn lại cho trẻ. Trong trường hợp trẻ cảm thấy bị kênh, cộm, phụ huynh cũng nên sắp xếp đưa trẻ đến gặp bác sĩ để điều chỉnh lại.
Lưu ý sau khi bọc mão răng trẻ em
Sau khi bọc mão răng cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
Chụp thép răng nên ăn gì?
Bố mẹ không cho trẻ ăn nhai trong một giờ để hạn chế tác động đến nướu và giúp chụp thép ổn định hơn. Trong hai ngày đầu, bố mẹ nên chuẩn bị món ăn mềm như cháo, súp, bánh mì, trái cây nghiền, sữa chua,…để cho trẻ dễ ăn và làm quen dần với chụp thép răng sữa trong miệng.
Sau vài ngày, trẻ thích nghi và có thể ăn uống được bình thường. Tuy nhiên, nên hạn chế các thực phẩm quá cứng, quá nóng, quá lạnh hoặc cay để bảo vệ răng. Đồng thời, khuyến khích trẻ uống nhiều nước để giữ ẩm cho khoang miệng và giúp làm sạch chụp thép.
Chăm sóc răng miệng hàng ngày
Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ đánh răng bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor 2 lần/ngày, vào sáng và tối để bảo vệ men răng. Cần chú ý làm sạch kỹ khu vực xung quanh chụp thép nhằm loại bỏ các mảng bám và cặn thức ăn, giúp răng miệng luôn sạch sẽ.
Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm có chứa nhiều đường, đồ cứng hoặc dẻo như kẹo cao su, kẹo mút,…vì chúng có thể làm tăng nguy cơ bị sâu răng, gây ra bong chụp hoặc mắc kẹt vào chụp thép.
Sau mỗi bữa ăn, trẻ nên súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch súc miệng có chứa fluor để giữ vệ sinh răng miệng và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Đừng quên cho trẻ sử dụng thêm chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày, đặc biệt trước khi đi ngủ để làm sạch các kẽ răng và khu vực xung quanh của chụp thép.
Theo dõi và tái khám
Bố mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa để kiểm tra định kỳ sau khoảng 3 đến 6 tháng để đánh giá tình trạng răng miệng, làm sạch và điều chỉnh chụp thép răng sữa nếu cần thiết.
Trong trường hợp phát hiện chụp thép bị lỏng, bong, nứt gãy hoặc gây ra khó chịu cho trẻ thì bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra và khắc phục kịp thời.
Chụp thép răng sữa cho trẻ là sự lựa chọn hiệu quả để giúp bảo vệ răng sữa của trẻ. Tuy nhiên, phụ huynh nên lưu ý đến việc ăn kiêng cho trẻ sau khi thực hiện phương pháp này.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://kaiyennhakhoa.com/
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Đặt lịch hẹn

Cách Ngăn Ngừa Sâu Răng

Các Nguyên Nhân Gây Ra Răng Nhạy Cảm, Ê Buốt

Lười Đánh Răng Và Những Tác Hại Kinh Người

Khi Nào Cần Điều Trị Nội Nha?
