Có bầu niềng răng được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Có bầu niềng răng được không? là câu hỏi cũng nhận được khá nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ. Niềng răng ở giai đoạn mang thai sẽ có nhiều khác biệt hơn so với niềng răng thông thường. Vậy để hiểu rõ về vấn đề có bầu niềng răng được không? cũng như những tác động của niềng răng lên mẹ bầu hãy tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
Niềng răng và việc mang thai của phụ nữ
Niềng răng và mang thai là 2 phạm trù hoàn toàn khác nhau. Niềng răng là giải pháp khắc phục răng hô, móm, thưa, khấp khểnh,... Do đó, niềng răng được nhiều chị em lựa chọn để khắc phục những khuyết điểm của hàm răng không đều để có được nụ cười tự tin.
Tuy nhiên, thời gian niềng răng sẽ kéo dài từ 2 đến 3 năm và khi niềng răng bạn sẽ phải đến nha khoa 2 đến 4 tuần để thăm khám, siết răng… Một số chị em khi nghỉ thai sản thường tranh thủ thời gian này muốn niềng răng, tuy nhiên nhiều chị em cũng thắc mắc cho vấn đề này có bầu niềng răng được không?
Về bản chất thì niềng răng là phương pháp giúp điều trị tình trạng răng hô, móm,... bằng các khí cụ như dây cung, mắc cài đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm. Răng sẽ di chuyển từ từ và không gây xâm lấn hay ảnh hưởng gì đến các bộ phận khác của cơ thể. Cho nên, niềng răng không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Tuy nhiên, quá trình niềng răng thường sẽ kéo dài ít nhất 1 năm, trong thời gian này bạn phải thường xuyên đến phòng khám nha khoa để tái khám và điều chỉnh lại lực siết của dây cung nên việc ăn uống cũng sẽ khá khó khăn nên đây sẽ là yếu tố có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Có bầu niềng răng được không?
Có bầu niềng răng được không?, câu trả lời là hoàn toàn có thể.
Quyết định niềng răng khi mang thai vẫn có thể tuy nhiên bác sĩ khuyên bạn nên cân nhắc thật kỹ. Thời gian mang thai trung bình là khoảng 9 tháng, trong khi đó niềng răng lại kéo dài từ 1 đến 3 năm. Nếu trong quá trình mang thai và bạn có ý định niềng răng thì có thể cân nhắc đợi đến khi sinh em bé thì hãy bắt đầu niềng răng.
Một số chú ý về các giai đoạn niềng răng khi mang thai, bạn nên cân nhắc như:
🔶 Trong thời gian 3 tháng đầu khi mang thai
Bạn cần nên chú ý đến việc vệ sinh răng miệng. Có thể đề nghị tháo bớt các khí cụ nếu bạn cảm thấy khó chịu.
🔶 Trong thời gian 3 tháng giữa thai kỳ
Việc niềng răng có thể tiến hành bình thường và thoải mái hơn. Nhưng để đảm bảo an toàn và cảm giác dễ chịu cho và mẹ đang niềng răng thì mọi thao tác khi chỉnh nha đều phải nhẹ nhàng, chú ý tình trạng bị viêm nướu thai kỳ do thay đổi hormone.
Bạn cũng cần phải chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách, điều trị tổng quát như cạo vôi răng là điều cần lưu ý để đảm bảo răng khỏe mạnh.
Chú ý khi sử dụng các loại kem đánh răng hoặc nước súc miệng có chứa nhiều Fluor, vì Fluor có thể gây ảnh hưởng đến mầm răng của thai nhi. Vì vậy bạn nên chọn những loại kem đánh răng ít Flour hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia để đánh răng phù hợp.
🔶 Trong thời gian 3 tháng cuối của thai kỳ
Bạn có thể yêu cầu bác sĩ tháo tạm mắc cài bởi vì bạn có thể chuyển sang đến giai đoạn đeo khí cụ duy trì. Đây là yêu cầu hoàn toàn chính đáng để bảo vệ sức khỏe an toàn cho cả bà mẹ và thai nhi.
Mặc dù có dự đoán trước thời gian sinh con, tuy nhiên không ai có thể dự đoán được thời gian chỉnh nha chính xác hoặc phương pháp sinh con. Nếu sinh con bằng phương pháp mổ thì cần phải gây mê nội khí quản thì mắc cài có thể gây cản trở hoặc rơi vào khí quản thì cực kỳ nguy hiểm. Sau khi tháo mắc cài, bà mẹ nên đeo hàm duy trì để ổn định răng, hạn chế những nguy cơ bị xô lệch. Sau khi sinh xong, sức khỏe ổn định, bạn có thể gắn lại mắc cài và tiếp tục thực hiện quá trình chỉnh nha.
Đang niềng răng thì mang thai phải làm sao?
Giải pháp tốt nhất trong trường hợp này là nên trao đổi với bác sĩ phụ trách của bạn.
- Trong trường hợp sức khỏe của bạn không tốt thì sẽ tạm ngừng quá trình niềng. Hoặc có thể bác sĩ sẽ giảm lực siết của mắc cài, dừng tạm thời điều trị chỉnh nha để cho sức khỏe của mẹ hồi phục, ổn định hơn.
- Đối với trường hợp sức khỏe của sản phụ ổn định thì bác sĩ có thể xem xét để tiếp tục tiến hành chỉnh nha. Thế nhưng, cần phải lưu ý đến 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Bởi vì đây là giai đoạn nhạy cảm, cần chủ động quan tâm đến vấn về vệ sinh răng miệng cũng như chế độ dinh dưỡng để việc chỉnh nha diễn ra hiệu quả nhưng vẫn an toàn cho mẹ và bé. Bác sĩ sẽ cân nhắc giảm lực siết của mắc cài, đồng thời hạn chế việc kê đơn thuốc trong giai đoạn này.
Giai đoạn đầu của thai kỳ là rất quan trọng. Do đó, để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé nếu đang chỉnh nha phát hiện mang thai, cần tránh thực hiện chụp X-quang. Đồng thời, dời thời gian nhổ răng về sau và giảm lực siết răng trong khoảng 3 tháng đầu sau khi mang niềng răng.
Một vài ảnh hưởng có thể gặp nếu niềng răng khi mang thai
Dù niềng răng được đánh giá là khá an toàn đối với bà bầu nhưng vẫn có một số bệnh lý có thể gặp nếu niềng răng trong thời gian mang thai:
Gia tăng khả năng bị viêm nướu
Khi có bầu hệ nội tiết trong cơ thể của người phụ nữ thay đổi rất nhiều và gây ra những ảnh hưởng đến răng miệng. Có thể kể đến như là lợi trở nên nhạy cảm hơn, tăng sự hình thành các mảng bám trên răng.
Mặt khác các khí cụ chỉnh nha có mắc cài sẽ gây khó khăn khi vệ sinh răng miệng, làm sạch các mảng bám. Cho nên niềng răng khi mang thai sẽ dễ khiến cho phụ nữ có bầu bị viêm nướu, viêm lợi nhiều hơn.
Men răng dễ bị mòn hơn
Tùy theo thể trạng của từng người mà mức độ ốm nghén trong giai đoạn thai kỳ cũng khác nhau. Mỗi khi nghén acid trong dịch nôn sẽ tiếp xúc với răng. Nếu không được làm sạch hoàn toàn thì men răng có thể sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng.
Do vậy nếu niềng răng trước khi mang bầu thì bạn nên chuẩn bị sẵn các loại nước súc miệng đặc biệt, bàn chải kẽ hoặc máy tăm nước.
Tăng cân ảnh hưởng tới kết quả chỉnh nha
Hầu hết phụ nữ khi mang thai đều sẽ tăng cân. Khi đó xương hàm, hình dạng nướu cũng sẽ thay đổi và làm ảnh hưởng tới phác đồ điều trị ban đầu.
Cho nên nếu có ý định niềng răng khi mang thai, bạn nên thông báo trước cho bác sĩ biết để được căn chỉnh phác đồ phù hợp nhất.
Niềng răng bao lâu thì nên có bầu?
Niềng răng và có bầu hoàn toàn là hai phạm trù độc lập và có thể thực hiện song song.
Một số gợi ý phù hợp nhất để bạn yên tâm có thể niềng răng và có kế hoạch sinh em bé:
- Niềng răng xong mới có bầu: Bạn có thể thực hiện niềng răng sớm rồi mới lên kế hoạch có em bé. Sau khi niềng xong, bạn sẽ có tâm lý thoải mái, không phải lo lắng quá nhiều về những khiếm khuyết trên khuôn miệng.
- Tham khảo ý kiến từ bác sĩ: Bác sĩ có chuyên môn sẽ đưa ra phát đồ điều trị niềng chính xác nhất cho bạn. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ để vừa có kết quả chỉnh nha như mong muốn, vừa đón chào thành viên mới.
- Niềng răng được từ 1 đến 2 tháng: Đây là khoảng thời gian mẹ bầu đã quen với khí cụ và những cảm giác đau nhức trong miệng. Nếu thực hiện nhổ răng, đây là khoảng thời gian bác sĩ đã hoàn tất quá trình nhổ để răng có khoảng trống dịch chuyển răng.
Phương pháp niềng răng khi mang thai an toàn, hiệu quả cho mẹ bầu
Phụ nữ mang thai có thể lựa chọn hai phương pháp niềng răng phổ biến nhất hiện nay: niềng răng mắc cài hoặc niềng răng Invisalign. Mặc dù vậy, phương pháp niềng Invisalign được khuyến khích, nhờ đem lại cảm giác thoải mái và phù hợp với mẹ bầu trong giai đoạn mang thai.
Invisalign với vật liệu an toàn, bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé:
- Khay niềng Invisalign không có chất hóa dẻo Bisphenol-A (BPA), làm bằng nhựa polyurethane trọng lượng phân tử cao theo tiêu chuẩn USP VI cấp y tế.
- Invisalign được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 13485:2003 và đạt yêu cầu pháp lý cho dụng cụ và thiết bị y tế.
- Invisalign được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA công nhận và cấp giấy phép.
- Vật liệu SmartTrack mềm dẻo, giúp trải nghiệm thoải mái khi đeo khay như khay ôm sát vào cung răng, vừa vặn, không tạo cảm giác khó chịu, cộm cấn trong miệng.
Trải nghiệm niềng răng dễ chịu khi mang thai:
- Khay Invisalign mang đến nhiều lợi ích như có thể tháo rời, thoải mái khi đeo, linh hoạt ăn uống và dễ dàng vệ sinh, giúp cho mẹ bầu an tâm thực hiện chỉnh nha mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt là mẹ bầu được thưởng thức các món ăn yêu thích, giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để con khỏe mạnh từ trong bụng.
- Với ưu điểm dễ tháo rời nên có thể tháo khay Invisalign và vệ sinh răng miệng dễ dàng, giữ cho nướu khỏe mạnh và từ đó hạn chế mắc bệnh lý như: viêm nướu, viêm nha chu, ảnh hưởng xấu cho thai kỳ.
- Khác với niềng răng truyền thống, Invisalign không có khung bằng kim loại hoặc dây cung có thể kích ứng miệng của bạn. Vì vậy, bà bầu ít phải đến phòng khám, có thời gian nghỉ ngơi, dưỡng thai tại nhà và có thể kết nối trực tuyến với Bác sĩ để theo dõi tình trạng dịch chuyển của răng.
Như vậy, vấn đề có bầu niềng răng được không? đã được giải đáp một cách chi tiết ở bài viết trên đây. Niềng răng khi mang thai khá phức tạp, cho nên hãy chắc chắn rằng bạn đang thực hiện niềng răng tại nha khoa uy tín để giúp bạn niềng răng an toàn, hiệu quả với kế hoạch chỉnh nha phù hợp nhất.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Đặt lịch hẹn

Răng cửa bị gãy phải làm sao? Phương pháp khắc phục hiệu quả

Có bầu niềng răng được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Các phương pháp niềng răng trẻ em phổ biến hiện nay

Sau khi niềng răng cần đeo hàm duy trì trong bao lâu?
