Há miệng có tiếng kêu - Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Há miệng có tiếng kêu là tình trạng thường gặp ở bất kỳ ai. Hiện có đến khoảng 25% dân số gặp phải tình trạng có âm thanh phát ra khi há miệng lớn hoặc ngáp. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng há miệng có tiếng kêu là gì? Nên điều trị như thế nào cho hiệu quả?
Tại sao há miệng có tiếng kêu khớp?
Bình thường lồi cầu, đĩa khớp nằm thẳng hàng với nhau, đĩa khớp có hình dạng lõm ở giữa và lồi cầu chịu lực lên phần lõm nhất của đĩa. Khi há miệng lồi cầu sẽ đi ra trước, khi ngậm miệng lồi cầu lại trở về vị trí ban đầu. Mỗi khi lồi cầu di chuyển thì đĩa khớp sẽ luôn đi theo. Và nếu ở trạng thái bình thường như vậy thì sẽ không có tiếng kêu của khớp.
Tuy nhiên khi bị trượt đĩa khớp có tái hồi. Nghĩa là lúc bình thường động tác ngậm miệng đĩa khớp không nằm ở trên lồi cầu, đến khi bạn há miệng ra lồi cầu đi ra trước sẽ bắt lại đĩa khớp và xuất hiện tiếng kêu. Ngược lại bạn ngậm miệng lồi cầu lại trở về vị trí ban đầu, đĩa khớp cũng vậy nên bị trật ra dẫn đến xuất hiện tiếng tiếp theo.
Về lý thuyết, lồi cầu chịu lực vào đĩa khớp là tốt nhất, tình huống đĩa trật ra trước lồi cầu sẽ nén vào phần mô mềm phía sau. Mô mềm này giàu mạch máu – thần kinh, cho nên có thể gây ra đau. Một số trường hợp tiến triển còn làm thủng luôn phần mô mềm dẫn đến tiếng kêu lạo xạo do 2 đầu xương tiếp xúc với nhau. Lâu dần tiêu đầu lồi cầu.
Tuy nhiên thực tế thì cơ thể thích nghi rất tốt. Theo nghiên cứu chỉ khoảng 7% trường hợp tiếng kêu khớp tiến triển nặng thêm, còn bình thường sẽ hình thành sự xơ hóa mô mềm sau đĩa, và bạn vẫn có thể thực hiện chức năng vĩnh viễn, an toàn. Nếu chịu khó đi bác sĩ thăm khám theo dõi thường xuyên.
Khi há miệng có tiếng kêu có nguy hiểm?
Đối với rối loạn khớp thái dương hàm, tình trạng này bắt nguồn từ việc đau vùng cơ nhai hoặc sưng nề viêm ở vùng khớp kéo dài. Chúng gây ảnh hưởng đến nhức năng ăn nhai của răng cũng như hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Quá trình này sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, khớp bị thoái hóa kèm theo biểu hiện tiêu xương chỏm lồi cầu, bề mặt khớp bị mòn, dính lồi cầu vào hõm, …
Há miệng có tiếng kêu cũng là một dấu hiệu bất thường của cơ thể. Tuy nhiên cũng rất khó để khẳng định rằng tình trạng này thực sự nguy hiểm. Nếu như bạn quan ngại về tình trạng này hãy tới bệnh viện hoặc các cơ sở nha khoa để được kiểm tra cụ thể. Các bác sĩ sẽ xem xét để đưa ra hướng giải quyết phù hợp can thiệp giúp bệnh tình thuyên giảm. Mục đích chính của điều trị khớp cắn không đơn thuần là làm biến mất tiếng kêu. Mà ta cần khắc phục để ổn định khớp cắn.
Rất khó để tình trạng há miệng có tiếng kêu chấm dứt hoàn toàn. Tuy nhiên nếu không được điều trị và chăm sóc phù hợp, tình trạng này cũng có thể kéo theo các biểu hiện, tiên lượng xấu. Ví dụ như tiếng kêu của hàm không còn nhưng không thể há miệng. Khi đó, khớp đĩa đã bị trật ra đằng trước. Và đó chính là một tiến triển mang tính chất nguy hiểm. Bạn cần tới kiểm tra nha khoa và điều trị càng sớm càng tốt.
Há miệng có tiếng kêu 1 bên có sao không?
Một số trường hợp há miệng có tiếng kêu 1 bên hàm thay vì cả 2 bên. Đây là biểu hiện của viêm khớp thái dương hàm hoặc rối loạn thái dương hàm. Bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và kiểm tra kỹ bằng phim X-quang hoặc các loại xét nghiệm chuyên sâu khác. Tình trạng này cũng có thể đến từ những nguyên nhân như:
- Rối loạn cơ hàm.
- Lệch dây chằng ở khớp thái dương.
- Nhóm cơ hàm không được ổn định.
- Tổn thương vùng xương hàm hoặc cấu trúc liên quan đến hoạt động của khớp thái dương hàm.
Khi gặp tình trạng này, nhiều người lo lắng há miệng có tiếng kêu 1 bên có sao không? Nếu tình trạng này liên quan đến các bệnh lý kể trên, bạn có thể gặp biến chứng nguy hiểm nếu tình trạng này kéo dài. Tuy nhiên, để biết chính xác mức độ nghiêm trọng, bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị ngay.
Cách chữa há miệng có tiếng kêu như thế nào?
Liệu pháp hành vi
Trong trường hợp há miệng có tiếng kêu không gây đau nhức hoặc đau ít, bác sĩ sẽ tiến hành liệu pháp hành vi. Đây là phương pháp thay đổi nhận thức và thói quen trong sinh hoạt. Cụ thể như:
- Hạn chế ăn các thực phẩm quá cứng, quá dai. Bạn cũng không nên nhai kẹo cao su quá thường xuyên.
- Trong bữa ăn hằng ngày, bạn nên nhai đều cả hai bên hàm và thật chậm rãi. Tuyệt đối không nên há miệng to hoặc mở rộng miệng một cách đột ngột.
- Không nên nghiến răng, cắn móng tay hoặc dùng răng để cắn đồ ăn cứng hay nắp hộp, nắp chai cứng.
- Nếu bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ, bạn nên sử dụng máng chống nghiến để bảo vệ răng và hàm.
- Trường hợp há miệng to có tiếng kêu kèm đau nhức nhẹ, bạn có thể thực hiện chườm lạnh hoặc chườm ấm, dùng tay massage quanh hàm 5 đến 10 phút hoặc thực hiện bài tập giãn cơ hàm để giảm bớt cơn đau.
- Những người gặp phải tình trạng này chỉ nên tiêu thụ thực phẩm tốt cho sức khỏe, không nên hút thuốc, uống rượu bia, hay uống cà phê trước khi ngủ.
Sử dụng bài tập vật lý trị liệu
Tập vật lý trị liệu là một trong những cách điều trị há miệng có tiếng kêu khá hiệu quả. Isokinetic là bài tập vật lý trị liệu chữa tiếng kêu khớp nổi tiếng. Bài tập này bao gồm những động tác như đóng và mở hàm khoảng 15mm, đồng thời di chuyển hàm sang trái hoặc phải 5 mm. Trong khi tập hàm, bạn có thể dùng tay để tạo ra lực tác động nhẹ nhàng lên xương hàm. Nếu kiên trì tập vật lý trị liệu đúng cách mỗi ngày, bạn sẽ thấy tình trạng này thuyên giảm rõ rệt sau khoảng 6 tháng.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu về vật lý trị liệu được thực hiện bởi Yoda vào năm 2003 cũng cho thấy sau 3 tháng luyện tập đưa hàm ra trước và lùi về sau, khoảng 62% người bệnh nhận thấy tình trạng há miệng thuyên giảm đi rõ rệt.
Sử dụng máng nhai
Dùng máng nhai cũng là một phương pháp khá hiệu quả. Tùy vào từng tình trạng răng mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng loại máng nhai phù hợp. Việc dùng đúng máng nhai không chỉ có khả năng làm tiếng kêu biến mất, mà còn giúp giảm đi các cơn đau.
Há miệng có tiếng kêu cần điều trị hay không?
Nếu tình trạng này không gây cảm giác đau nhức, thì không cần tiến hành điều trị. Khi đó, bạn chỉ cần tập há miệng đúng cách thì sẽ khỏi sau vài ngày.
Ngược lại, cần tiến hành điều trị khi há miệng có tiếng kêu khớp kèm theo các triệu chứng sau:
- Há miệng có tiếng kêu kèm theo đau nhức, khó chịu.
- Hàm bị cứng, không thể mở miệng như bình thường.
- Không chỉ khớp hàm, cơn đau còn lan ra vùng tai và cổ vai gáy, thậm chí là đau đầu.
- Nghe rõ tiếng lục cục lớn mỗi khi bạn ăn hoặc nhai.
Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng há miệng có tiếng kêu. Trong trường hợp thường xuyên gặp tình trạng này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra sớm. Điều này sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý liên quan đến khớp thái dương hàm.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh