Hậu quả mất răng là gì? Mất răng vĩnh viễn phải làm sao?
Tình trạng mất răng có thể tác động và gây ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng quát của người bệnh. Hãy cùng Nha khoa Quốc tế KAIYEN chỉ ra các nguyên nhân, hậu quả cũng như cách khắc phục khi bị mất răng vĩnh viễn qua bài viết dưới đây.
Hậu quả mất răng là gì? Mất răng vĩnh viễn phải làm sao?
Các nguyên nhân gây mất răng vĩnh viễn
Mất răng là một trong những sự cố gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ gương mặt. Hiện tượng này có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, đối tượng bị mất răng nhiều vẫn là người lớn tuổi. Bởi khi tuổi tác đã cao, răng cũng dần yếu đi, chức năng ăn nhai sẽ bị suy giảm nghiêm trọng.
Ngoài ra, vẫn còn tồn tại một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này là đến từ việc sinh hoạt hằng ngày của bạn như: Chấn thương trong lúc chơi thể thao, thói quen vệ sinh răng miệng, nhai đá lạnh, tai nạn,... Răng mất dù ở bất kỳ vị trí nào trên cung hàm cũng đều khiến bạn gặp phải rất nhiều khó khăn trong ăn uống và sinh hoạt.
Không chỉ yếu tố tuổi tác, tình trạng mất răng còn xảy ra bởi một trong các nguyên nhân chính sau đây:
- Mắc bệnh lý về răng miệng: Một số bệnh lý về răng như sâu răng, viêm nướu, viêm chân răng, viêm nha chu do ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ răng miệng kém.
- Do yếu tố di truyền: Yếu tố bẩm sinh hay di truyền là khi sinh ra đã không có răng tại một số vị trí hoặc mất răng toàn hàm.
- Răng và nướu “lười” hoạt động: Nếu bạn thường xuyên ăn các loại thức ăn mềm sẽ khiến cho răng và nướu ít hoạt động hơn bình thường. Lâu ngày gây suy yếu khả năng nhai và chịu lực của răng.
- Thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai: Sự thay đổi hormone cũng làm giảm sức đề kháng của nướu đối với các vi khuẩn bám trên răng.
- Tai nạn, chấn thương: Trong sinh hoạt và hoạt động hàng ngày như chơi thể thao, mang vác vật nặng,... không may dẫn đến va đập, chấn thương sẽ làm tăng nguy cơ mất răng, gây ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm.
Mất răng do chơi môn thể thao cường độ mạnh
- Tổn thương nướu: Khi nướu bị tổn thương, vôi răng sẽ có xu hướng bị tụt dần, dẫn đến tiêu xương, khiến cho răng và nướu mất liên kết với nhau. Răng tụt xuống, lỏng lẻo, thiếu bền chắc trong xương hàm.
- Chế độ ăn uống không phù hợp: Ăn uống quá nhiều đồ ngọt cũng sẽ hình thành nhiều mảng bám, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm nướu phát triển, dẫn đến mất răng.
Hậu quả của việc mất răng
1. Gây ảnh hưởng đến những răng kế cận
Các răng trên cung hàm có tác dụng nâng đỡ cho nhau để tạo sự liên kết và giúp trải đều lực nhai. Khi một chiếc răng bị mất, răng bên cạnh sẽ mất đi lực nâng đỡ và có xu hướng đổ nghiêng vào khoảng trống mất răng. Răng bị dịch chuyển làm cản trở hoạt động nhai và là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn đau nhức ở vùng thái dương.
2. Khó khăn khi ăn uống
Người bị mất răng gặp khó khăn rất lớn trong việc cắn xé và nghiền nát thức ăn. Điều này khiến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng vào dạ dày bị sụt giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày,…
Răng mất gây khó khăn khi ăn uống
Hơn nữa, tác hại của mất răng còn làm ảnh hưởng đến sở thích ăn uống của người bệnh. Bạn bắt buộc phải nhai các thực phẩm mềm, được ninh nhừ để dễ cắn xé. Những thức ăn đôi khi không nằm trong sở thích của họ, dẫn đến việc không hợp khẩu vị, lâu ngày gây chán ăn, sụt cân, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe.
3. Giảm mô nướu
Tiêu xương do mất răng cũng có thể làm giảm mô nướu. Điều này có xu hướng gây đau nhức, đặc biệt là khi bạn đeo răng giả. Ngay cả vùng lưỡi cũng có thể bị ảnh hưởng, lưỡi sẽ to ra để lấp đầy khoảng trống răng bị mất.
4. Tiêu xương hàm do bị mất răng
Mất răng làm giảm khả năng kích thích lên xương hàm khi bạn nhai và cắn. Nếu mật độ xương hàm và kích thước của xương không được duy trì ổn định thì bạn sẽ phải đối mặt với biến chứng tiêu xương.
Đối với trường hợp mất răng lâu năm mà không có biện pháp thay thế sẽ khiến cho tình trạng tiêu xương trở nên nghiêm trọng hơn, khả năng phục hồi răng mới cũng khó khăn hơn. Nếu muốn phục hình răng, bác sĩ buộc phải tiến hành phẫu thuật ghép xương mới có thể thực hiện được.
Biến chứng tiêu xương hàm do mất răng gây ra
5. Lão hóa gương mặt
Hậu quả mất răng có tác động tiêu cực đến diện mạo của toàn bộ khuôn mặt. Trên thực tế, mất răng sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa da mặt, khiến bạn trông già hơn so với tuổi. Bởi xương hàm có tác dụng nâng đỡ khuôn mặt, nếu xương hàm bị tiêu biến lâu năm, hai má sẽ hóp vào, da mặt chảy xệ, xuất hiện nhiều nếp nhăn.
6. Gây mất thẩm mỹ
Nếu răng mất ở vị trí khó nhìn thấy như răng hàm thì bạn sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều về tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, đối với các vị trí dễ nhìn thấy như răng cửa, việc xuất hiện một khoảng trống lớn trên cung hàm khi cười sẽ khiến bạn cảm thấy ngại ngùng, tự ti khi giao tiếp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, cuộc sống.
7. Ảnh hưởng đến tâm lý
Tác hại của việc mất răng cuối cùng là gây ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Ngay cả khi bạn đeo răng giả một phần hoặc toàn phần để thay thế chân răng bị mất và khôi phục nụ cười thì bạn vẫn sẽ cảm nhận được những ảnh hưởng tâm lý định. Những cảm giác lo lắng có thể gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.
8. Xuất hiện các vấn đề về sức khỏe khác
Mất răng có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe liên quan đến chế độ ăn uống do hiệu suất ăn nhai thấp. Các vấn đề sức khỏe và kết quả của việc bị hạn chế ăn trái cây, rau củ, thực phẩm nhiều chất xơ, Vitamin A.
Ngoài ra, người đeo răng giả phải hấp thụ lượng thuốc cao hơn bình thường, chẳng hạn như thuốc điều trị rối loạn dạ dày và ruột do giảm lượng tiêu thụ thực phẩm. Điều này khiến hệ thống tiêu hóa hoạt động không đúng cách và hấp thụ chất nuôi dưỡng cơ thể kém.
Bị mất răng thì phải làm sao?
Nhiều người lo lắng tự hỏi bị mất răng có sao không và nếu bị mất chân răng thì có trồng được không? Hiện nay, có 3 phương pháp giúp khôi phục lại răng mất được các nha khoa sử dụng phổ biến, đó là:
1. Hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp là một phương pháp phục hình răng xuất hiện sớm nhưng đến nay vẫn được nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng, đặc biệt là những người cao tuổi. Nguyên do là có giá thành rẻ, phục hồi răng mất nhanh chóng và có thể tháo ra lắp vào dễ dàng.
Răng giả tháo lắp gồm 3 phần: Phần nướu giả và phần răng giả lắp phía trên, cùng với đó là phần móc nối để móc vào răng thật nhằm cố định hàm. Phương án này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định. Người mất răng vĩnh viễn sử dụng hàm giả tháo lắp sẽ cảm thấy lỏng lẻo khi ăn nhai, thường bị đau nướu và không ngăn chặn được biến chứng tiêu xương hàm.
Hàm giả tháo lắp được người cao tuổi sử dụng nhiều
2. Cầu răng sứ
Cầu răng sứ là phương pháp trồng răng cố định và hiện đại hơn so với hàm giả tháo lắp. Bác sĩ sẽ mài nhỏ răng thật hai bên, sau đó gắn dãy cầu sứ lên trên thay cho răng đã mất.
Cầu răng sứ có ưu điểm là không phải tháo ra lắp vào và duy trì được khả năng ăn nhai khá tốt. Tuy nhiên, về lâu dài thì hiện tượng tiêu xương vẫn diễn ra khiến cho vùng nướu bị hõm xuống, để lộ ra cầu răng giả. Đồng thời, các răng thật được mài có khả năng bị ê buốt kéo dài.
3. Cấy ghép Implant
Cấy ghép Implant có thể nói là phương pháp hiện đại và tốt hiện nay. Với cấu trúc bao gồm mão sứ, khớp nối Abutment và trụ Implant được cấy chắc chắn vào xương hàm nên hoàn toàn có chức năng giống như một chiếc răng thật.
Cấy ghép Implant mang đến nhiều lợi ích cho người dùng như không xảy ra tình trạng tiêu xương hàm - điều mà hàm giả tháo lắp hay cầu răng sứ vẫn chưa thể khắc phục được. Đồng thời, tuổi thọ của răng Implant cũng lâu dài, thậm chí là vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt và đúng cách.
Cấy ghép Implant ngăn ngừa biến chứng tiêu xương
Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân, hậu quả và các cách điều trị phục hình khi bạn không may bị mất răng. Để hiểu rõ hơn về các phương pháp cấy ghép Implant hay những kiến thức chuyên sâu về tình trạng mất răng, vui lòng liên hệ với Nha khoa Quốc tế KAIYEN để được các bác sĩ và chuyên viên tư vấn hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời.
NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Tham vấn: Bác sĩ Nguyễn Hồng Huy