Mất răng làm trồi răng đối diện: Hậu quả và cách khắc phục
Những chiếc răng vĩnh viễn đảm nhận vai trò ăn nhai quan trọng, định hình cấu trúc răng toàn hàm. Nếu xảy ra tình trạng mất răng ở bất kỳ vị trí nào thì chiếc răng đó cũng không thể mọc lại. Nếu không phục hình răng giả thì mất răng sẽ làm trồi răng đối diện và kéo theo hàng loạt các biến chứng nguy hiểm khác.
Mất răng làm trồi răng đối diện: Hậu quả và cách khắc phục
Biến chứng mất răng làm trồi răng đối diện
Ở mỗi người trưởng thành sẽ có tới 28 chiếc răng vĩnh viễn (không kể 4 răng khôn). Các răng chia đều cho hai hàm trên dưới tương ứng mỗi hàm gồm 4 răng cửa, 2 răng nanh, 4 răng hàm nhỏ và 4 răng hàm lớn.
Răng hai hàm sẽ mọc cân xứng với nhau, tiếp khớp với nhau trong quá trình ăn nhai hàng ngày. Tuy nhiên, một chiếc răng bị mất đi sẽ tạo thành khoảng trống lớn nhỏ tùy vị trí, răng ở hàm đối diện sẽ mất đi sự nâng đỡ. Lâu ngày, răng đối sẽ bị trồi lên hoặc thòng xuống phía dưới răng mất, khi quan sát sẽ thấy chiếc răng này dài hơn các răng kế cận.
Nếu kéo dài tình trạng này thì nguy cơ răng lung lay, mất thêm răng ở hàm đối diện là rất cao. Điều này sẽ dẫn đến nhiều vấn đề răng miệng như mất thẩm mỹ, ăn nhai khó khăn, biến chứng tiêu xương, tụt lợi,…
Trồi răng đối diện có nguy cơ mất thêm răng
Chiếc răng đã mất đi không thể tự mọc lại, chì trừ trường hợp mất răng sữa sẽ có răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí đó. Còn đối với răng vĩnh viễn thì mỗi chiếc răng là duy trì và không chiếc răng nào có thể thay thế cho nhau được.
Hậu quả khi bị mất răng lâu ngày
Cùng với hậu quả mất răng làm trồi răng đối diện thì bạn nên cảnh giác với các biến chứng dưới đây. Nên can thiệp biện pháp nha khoa kịp thời để kiểm soát các vấn đề răng miệng, khôi phục các chức năng quan trọng của hàm răng.
1. Suy giảm chức năng ăn nhai, ảnh hưởng đến tiêu hóa
Dù mất 1 chiếc răng thì chiếc răng ở hàm đối diện cũng sẽ không còn chức năng ăn nhai. Khả năng ăn nhai sẽ bị suy giảm đáng kể, đặc biệt là khi mất răng hàm lớn – chiếc răng ăn nhai chính của toàn hàm.
Hoạt động ăn nhai kém, khó nghiền nát thức ăn sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa, dạ dày phải co bóp nhiều hơn trước. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tiêu hóa như đau dạ dày, viêm ruột,…
2. Mất răng làm hàm răng xô lệch và gây sai khớp cắn
Khi mất răng, lực nhai không còn được phân bổ đều trên toàn hàm, các răng kế cận răng mất sẽ mất đi điểm tựa. Khi đó, các răng có xu hướng xô lệch, đổ nghiêng về vị trí mất răng. Tiếp theo đó sẽ tạo ra nhiều khoảng trống làm các răng còn lại cũng có xu hướng xô đẩy theo.
Xô lệch hàm sau mất răng gây sai lệch khớp cắn
Hàm răng xô lệch cùng với răng đối diện bị trồi thụt khi mất răng sẽ làm hàm răng bị sai khớp cắn, gây đau nhức khi nhai. Hàm răng không còn liên kết chặt chẽ với nhau làm suy giảm hệ thống nhai toàn hàm.
Điều đáng lo ngại hơn nữa là khoảng trống ở vị trí răng mất rất dễ bị mắc dính thức ăn, dần hình thành vi khuẩn gây hại và gây ra các bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu,…
3. Gây rối loạn khớp thái dương hàm
Khi đã bị mất răng sẽ làm tổn thương đến các dây thần kinh hàm. Lực nhai tác động bất thường lên răng kế cận và khớp cắn làm ảnh hưởng đến dây thần kinh liên kết này.
Hơn nữa, mất răng sẽ làm mất cân đối khớp cắn và người bị mất răng có xu hướng nhai một bên hàm. Tình trạng này dẫn đến các vấn đề lệch hàm, đau khớp hàm, loạn năng khớp thái dương hàm.
4. Tiêu xương ổ răng, hóp má
Mất răng làm trồi răng đối diện chưa đáng ngại bằng biến chứng tiêu xương hàm. Vị trí mất răng không có lực ăn nhai kích thích sẽ làm xương hàm quanh ổ răng bị tiêu biến nhanh chóng.
Tiêu xương hàm sẽ kéo theo tình trạng hóp má, da mặt chảy xệ, lão hóa trước tuổi khiến bạn già đi nhanh chóng. Tình trạng tiêu hõm xương hàm có thể lan rộng sang vị trí xung quanh và làm răng kế cận bị lỏng lẻo, có nguy cơ mất răng.
Biến chứng tiêu xương hàm sau một thời gian mất răng
Răng đối bị trồi lên khi mất răng phải làm sao?
Các trường hợp răng đối bị trồi lên khi mất răng hoặc hàm răng xô lệch có thể can thiệp thủ thuật kéo răng. Bác sĩ sẽ tiến hành bắt vít vào trong xương hàm, gắn mấu lên răng để tạo 2 điểm tựa cơ bản. Tiếp đó bắc dây thun qua hai điểm này để thực hiện kéo răng nghiêng cho thẳng trở lại, răng bị trồi sẽ cao lên và lùi sâu vào trong xương hàm.
Sau khi đưa răng về vị trí ổn định, bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên trồng răng Implant để phục hình, ngăn ngừa biến chứng tái phát và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Cấy ghép Implant là kỹ thuật phục hình một chiếc răng có tạo tương tự răng thật, trụ răng đặt trực tiếp trong xương hàm để thay thế chân răng và lắp mão sứ bên trên khôi phục thân răng.
Chính vì có chân răng giả thay thế mà Implant là phương pháp trồng răng duy nhất có khả năng ngăn chặn toàn bộ các biến chứng mất răng, đặc biệt là tiêu xương hàm. Răng đối diện răng mất có sự nâng đỡ của răng Implant sẽ không bị trồi lên cao, hàm răng không bị xô lệch trở lại.
Cấy ghép Implant ngăn ngừa tiêu xương, xô lệch răng, trồi răng đối diện
Để cấy ghép Implant an toàn, bạn hãy đặc biệt lưu ý lựa chọn nha khoa uy tín đã thực hiện nhiều ca phục hình thành công, đảm bảo đạt kết quả cao cho bạn. Nha khoa KAIYEN đã đồng hành với hơn 10.000 khách hàng, kiến tạo nụ cười trọn vẹn mang đến sự tự tin cho họ. Với đội ngũ bác sĩ tốt nghiệp Master Hoa Kỳ, ứng dụng trang thiết bị hiện đại sẽ giúp bạn an tâm trong quá trình phục hình của mình.
NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh