Răng lấy tủy có bị tiêu xương không? Chăm sóc răng sau lấy tủy như thế nào?
Khi răng bị viêm tủy sẽ làm bạn đau nhức ảnh hưởng đến sức khỏe, lấy tủy sẽ là giải pháp loại bỏ các vấn đề về răng đau nhức. Vậy răng lấy tủy có bị tiêu xương không? Cách chăm sóc răng sau khi lấy tủy ra sao?. Hãy cùng lắng nghe các chuyên gia tại Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN giải đáp ngay bài viết dưới đây.
Tủy răng có vai trò quan trọng như thế nào?
Trong mỗi chiếc răng của chúng ta đều có tủy răng nên nó được ví như là nguồn sống của răng. Tủy răng xuất hiện ở thân răng (buồng tủy) và chân răng (ống tủy), răng có thể có từ 1 đến 4 chân nên tương đương với việc cũng có thể có 4 ống tủy ở một răng.
Ở trong mỗi ống tủy, tủy răng là những sợi mô mảnh, phân nhánh từ buồng tủy xuống đến tận cùng của vùng chóp răng. Trong tủy răng có rất nhiều mạch máu có tác dụng dẫn khoáng, chất dinh dưỡng nuôi răng. Ở đây còn có các dây thần kinh giúp dẫn truyền xung động cảm giác của vùng răng. Ngoài ra, tủy răng khỏe mạnh còn có vai trò giúp phục hồi nhanh chóng những tổn thương ở vị trí ngà răng.
Cần thực hiện lấy tủy răng trong những trường hợp nào?
Bác sĩ sẽ chỉ định lấy tủy răng khi răng có lỗ sâu, vỡ mẻ, chấn thương,... dẫn đến tình trạng bị viêm tủy răng. Khi bị viêm, ổ viêm sẽ có xu hướng lan xuống phía dưới ở vùng chóp gây ra tình trạng tiêu xương răng, thậm chí là u nang xương hàm. Răng sẽ mất dần chức năng ăn nhai, cảm giác đau khi nhai, rò mủ, có thể cơn đau răng sẽ lan lên đầu khiến bạn vô cùng khó chịu.
Lúc này bác sĩ cần phải kiểm tra và chỉ định điều trị tủy răng bằng cách loại bỏ phần tủy bị viêm, sau đó sát trùng thật sạch ống tủy rồi hàn kín lại, cuối cùng phục hồi lại chiếc răng như răng mới.
Việc điều trị tủy còn giúp tránh các cơn đau buốt khi làm răng thẩm mỹ cần mài đi nhiều mô răng. Việc điều trị tủy răng trong trường hợp này chỉ là can thiệp dự phòng, bác sĩ sẽ hỏi ý kiến của bạn trước khi thực hiện.
Trong trường hợp bạn có các bệnh lý viêm đau hoặc đã bị tiêu xương hàm phía dưới rồi thì việc lấy tủy răng là rất tốt, không những không gây hại mà còn giúp cứu răng.
Nếu bạn lấy tủy để làm răng sứ, cầu răng sứ... có nghĩa là lấy tủy của 1 chiếc răng khỏe mạnh thì tiềm ẩn nhiều nguy cơ bởi vì không phải tất cả các ca điều trị tủy đều thành công. Trên thực tế hệ thống tủy răng rất phức tạp, nhiều trường hợp chân răng cong, phân nhiều nhánh phụ, các ổ vi khuẩn cứng đầu khó tiếp cận và làm sạch, khi đó có thể sẽ phải tiến hành nhổ bỏ răng.
Trong tủy răng có chứa dây thần kinh, mạch máu giúp duy trì cảm giác cho răng. Khi răng đã lấy tủy sẽ không còn cảm giác như ê buốt, đau khi nhai. Nhiều người cho rằng sau khi lấy tủy ăn uống sẽ không còn cảm thấy ngon, điều này hoàn toàn sai vì cảm giác vị giác chỉ nằm ở lưỡi không liên quan gì đến thần kinh tủy răng.
Răng lấy tủy có bị tiêu xương không?
Tủy răng giúp nuôi dưỡng răng, cho nên khi răng lấy tủy đồng nghĩa với việc mất đi dinh dưỡng hàng ngày, làm cho tuổi thọ của răng giảm xuống. Vậy răng lấy tủy có bị tiêu xương không? Việc tiêu xương hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Răng sau khi chữa tủy trong thời gian đầu sẽ không có quá nhiều khác biệt, tuy nhiên sau khoảng vài năm, răng sẽ trở nên giòn và dễ vỡ hơn, màu sắc của răng có thể bị biến đổi, không còn trắng bóng như lúc ban đầu. Răng có thể sẽ không còn đủ cứng chắc cho nên ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của bạn. Răng chữa tủy có thể tồn tại từ 15 đến 25 năm tùy vào quá trình chăm sóc cũng như cơ địa của mỗi người. Răng sẽ yếu đi, dễ gãy, rụng dẫn đến mất răng. Sau khi bị mất răng, nếu không khắc phục kịp thời, quá trình tiêu xương sẽ diễn ra. Vì vậy, khi này răng lấy tủy sẽ bị tiêu xương hàm.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào răng sau khi lấy tủy cũng bị tiêu xương. Nếu lấy tủy đúng kỹ thuật, và việc chăm sóc răng đúng cách tại nhà. Áp dụng các phương pháp bảo vệ răng khỏi các tác động gây hại cho răng như bọc răng sứ. Răng sau khi lấy tủy có thể tồn tại đến hết đời, cũng như các chức năng như ăn nhai, thẩm mỹ cũng không bị ảnh hưởng lớn.
Cách chăm sóc răng sau khi lấy tủy
Bạn nên chú ý về cách chăm sóc răng miệng sau khi lấy tủy răng, răng được xem là đã chết sau khi lấy tủy nên rất dễ bị tác động bởi các nhân tố khác như lực, nhiệt độ,... Răng của bạn sẽ dễ bị mẻ, vỡ, lung lay nên bạn cần phải có chế độ ăn uống và chăm sóc đúng cách nhằm giúp răng bền hơn.
- Khi ăn uống, khi ăn các loại thức ăn dai, cứng bạn không nên nhai khu vực răng đã lấy tủy để hạn chế lực mạnh tác động lên răng.
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh thức ăn bám dính ở trên răng, từ đó hình thành cao răng và gây sâu răng.
- Khi đánh răng ở phần răng đã lấy tủy thì nên thực hiện nhẹ nhàng, không nên đánh răng quá mạnh sẽ làm cho răng dễ bị sứt, mẻ, vỡ,...
Như vậy qua câu hỏi răng lấy tủy có bị tiêu xương không? đã được giải đáp, sau khi lấy tủy bạn nên đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc răng miệng sạch sẽ để giúp bạn duy trì độ bền chắc lâu hơn.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh