Răng sứ có bị vàng không? Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Nhiều người sau khi thực hiện làm răng sứ gặp phải tình trạng răng sứ bị ố vàng, xỉn màu. Vậy trên thực tế, răng sứ có bị vàng không? Nguyên nhân và cách khắc phục ra sao, bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.
Răng sứ có bị vàng không?
Bọc răng sứ là phương pháp đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao được nhiều khách hàng ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn lo ngại vấn đề răng sứ có bị ố vàng không?. Trên thực tế, đã có không ít người sau khi thực hiện bọc răng sứ một thời gian đã có tình trạng bị ố vàng, xỉn màu so với trước.
Về lý thuyết, răng sứ sẽ không bị đổi màu hay ố vàng như răng thật. Vì răng thật dễ bị đổi màu do bề mặt của men răng có nhiều lỗ nhỏ li ti, màu của thực phẩm dễ ngấm vào khiến cho răng đổi màu. Còn đối với bề mặt răng sứ nhẵn, kín hoàn toàn và được phủ các lớp men chống nhiễm màu, kháng khuẩn nhờ ứng dụng công nghệ cao. Vì thế, răng sứ gần như là miễn nhiễm với sự tấn công từ màu của những thực phẩm cũng như các tác nhân gây đổi màu răng khác.
Nguyên nhân khiến cho răng sứ bị ố vàng
Mặc dù hiện nay các loại răng sứ vẫn được quảng cáo là không bị bám màu, xỉn màu hoặc bị ố vàng. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có một số trường hợp răng sứ bị ố vàng chỉ sau một thời gian sử dụng.
Răng sứ bị ố vàng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Do chất lượng mão sứ kém chất lượng
Men sứ là bộ phận giúp cho mão sứ chống được các tác nhân gây nên tình trạng ố vàng răng. Cho nên răng sứ chỉ đạt được hiệu quả chống bám màu tốt nếu như phần men sứ được đảm bảo chất lượng.
Trường hợp bạn sử dụng răng sứ có phần men răng kém chất lượng, hoặc đã bị hư hại thì việc răng bị nhiễm màu là điều không tránh khỏi. Ngoài ra đôi khi có thể vì mão sứ mà bạn sử dụng có thể không phải làm bằng sứ mà làm từ nhựa composite.
Composite chỉ là một loại nhựa tổng hợp cho nên khả năng chống bám màu rất kém, chỉ sau 1 vài tháng sử dụng là thấy rõ sự thay đổi màu sắc của răng.
Do kỹ thuật chế tác răng sứ
Công đoạn chế tác mão răng sứ của kỹ thuật viên cũng là một trong những nguyên nhân có thể làm răng sứ bị ố vàng.
Nếu kỹ thuật viên không được đào tạo bài bản & có kinh nghiệm tốt thì kỹ thuật viên rất dễ làm sai tỷ lệ men sứ phủ lên răng, từ đó làm giảm chất lượng chống ố vàng của răng sứ.
Do cách chăm sóc răng miệng
Trong bất cứ kỹ thuật phục hình nha khoa nào, cách chăm sóc răng miệng của bạn cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Cho nên nếu trong quá trình sử dụng răng sứ, bạn vệ sinh răng miệng không đúng cách thì răng rất dễ bị hỏng.
Chẳng hạn như thói quen đánh răng quá mạnh có thể làm mòn đi lớp men sứ và khiến chúng dễ bị ố vàng hơn.
Ngoài ra một số người thường có thói quen cạo vôi răng 3 – 6 tháng/lần. Đây là thói quen tốt để hạn chế đi sự tấn công của vi khuẩn. Tuy nhiên, nếu bác sĩ không nắm rõ được tình trạng răng và dùng lực lớn thì có thể làm xói mòn men sứ cũng sẽ xảy ra, từ đó làm răng bị xỉn màu.
Chấn thương
Trong quá trình sử dụng răng sứ, chẳng may bạn bị chấn thương phần răng sứ sẽ khiến cho máu trong răng thật rỉ ra. Ngoài ra, màu máu cùng được cho là nguyên nhân làm cho răng sứ bị đổi màu.
Cách khắc phục khi răng sứ bị ố vàng
Răng sứ bị ố vàng khiến cho nhiều người cảm thấy mất tự tin, để khắc phục tình trạng này không ít người nghĩ đến phương pháp tẩy trắng răng. Nhưng, tẩy trắng răng lại không thể khôi phục được vẻ ngoài cho răng sứ.
Các chất trong thuốc tẩy trắng chỉ có tác dụng lên răng thật. Ngoài ra, hóa chất tẩy trắng răng không tác động được vào men sứ mà còn có thể mài mòn lớp men sứ, khiến cho răng càng thêm ố vàng.
Giải pháp duy nhất để khắc phục răng sứ bị ố vàng là thay mão răng sứ mới. Các bác sĩ sẽ tiến hành tháo bỏ toàn bộ răng sứ cũ và thay răng sứ mới chất lượng tốt hơn.
Cách phòng tránh tình trạng răng sứ bị vàng tại nhà
Để phòng tránh tình trạng răng bị bị vàng bạn nên thực hiện theo các cách sau đây:
- Đánh răng 2 đến 3 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm với lực chải vừa phải. Từ đó giúp làm sạch mảng bám thức ăn tích tụ trong các kẽ răng.
- Kết hợp dùng nước súc miệng chuyên dụng, nước muối sinh lý để súc miệng hằng ngày nhằm đem lại hơi thở thơm mát.
- Hạn chế dùng thực phẩm sẫm màu. Vì màu thực phẩm sẽ bám lên răng làm cho răng bị đổi màu.
- Không nên hút thuốc lá bởi vì, chúng có chứa nicotin, một chất làm răng bị ố vàng đi nhanh chóng.
- Bổ sung thêm canxi và khoáng chất trong chế độ ăn uống để giúp răng chắc khỏe.
- Thăm khám nha khoa định kỳ 3-6 tháng/lần để cạo vôi răng cũng như giúp cho răng sứ trắng sáng và kịp thời phát hiện các vấn đề răng miệng sớm.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi “răng sứ có bị vàng không?”. Hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này và được nhiều thông tin bổ ích cho bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào bạn có thể liên hệ ngay với Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN theo các thông tin dưới đây.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh