Trẻ mọc thiếu răng sữa: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trẻ mọc thiếu răng sữa là tình trạng bất thường phổ biến nhất. Mọc thiếu răng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý di truyền hoặc đơn lẻ. Tình trạng trẻ mọc thiếu răng sữa cần được phát hiện sớm nhằm can thiệp kịp thời, tránh những hệ quả không tốt cho sức khỏe răng miệng sau này.
Dấu hiệu nhận biết trẻ mọc thiếu răng sữa
Răng sữa ở trẻ em giữ vai trò quan trọng trong hoạt động ăn nhai, nói, thẩm mỹ và giữ chỗ cho răng vĩnh viễn trên cung hàm, giúp răng vĩnh viễn mọc thuận lợi và giúp xương hàm phát triển bình thường. Trẻ mọc thiếu răng sữa xảy ra với tỉ lệ thấp, thường không có triệu chứng, tuy nhiên có thể nhận biết trong những trường hợp dưới đây:
- Trẻ em mọc thiếu răng sữa có thể được phát hiện khi kiểm tra sức khỏe răng miệng thông qua việc đếm số răng sữa trẻ đã mọc tương ứng với độ tuổi.
- Một số trường hợp, mầm răng sữa không mọc lên được tạo thành nang răng có thể gây ra sưng, đau, thậm chí viêm nhiễm... trường hợp này trẻ sẽ được chẩn đoán thông qua khám chuyên khoa và chụp X quang.
- Răng vĩnh viễn mọc lệch cũng có thể là dấu hiệu nhận biết răng sữa bị mọc thiếu ở trẻ. Răng sữa không chỉ giữ vai trò hỗ trợ cho hoạt động nhai, nói ở trẻ trong những nằm đầu đời mà còn giúp tạo chỗ cho răng vĩnh viễn mọc, răng vĩnh viễn sẽ mọc ngay dưới chân của răng sữa. Khi trẻ thiếu răng sữa, răng vĩnh viễn sẽ dễ mọc lệch và bất thường về hình dáng.
- Ở trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch, hội chứng Down, ...cũng thường có thiếu răng sữa.
Lưu ý, một số trường hợp như bị nhổ nhầm hoặc chấn thương vùng hàm mặt làm cho trẻ bị mất răng có thể nhầm tưởng trẻ mọc thiếu răng sữa.
Nguyên nhân trẻ mọc thiếu răng sữa
Trẻ mọc thiếu răng sữa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Di truyền là nguyên nhân phổ biến nhất, khi cha mẹ hoặc người thân có tiền sử mọc thiếu răng, trẻ cũng có khả năng tương tự.
Bên cạnh đó, rối loạn phát triển là nguyên nhân khác, xảy ra khi hình thành mầm răng gặp bất thường từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, vitamin D và photpho, cũng có thể làm chậm hoặc ngăn chặn quá trình mọc răng sữa của trẻ. Ngoài ra, chấn thương hoặc nhiễm trùng trong giai đoạn đầu đời có thể làm tổn thương đến mầm răng, ảnh hưởng sự phát triển của răng.
Cuối cùng, các yếu tố môi trường như tiếp xúc với hóa chất hoặc môi trường sống không lành mạnh cũng dẫn đến tình trạng trẻ mọc thiếu răng sữa. Phát hiện sớm các nguyên nhân này sẽ giúp cho phụ huynh có biện pháp điều trị kịp thời, đảm bảo sự phát triển răng miệng của trẻ khỏe mạnh.
Trẻ mọc thiếu răng sữa có ảnh hưởng gì không?
Trẻ mọc răng sữa có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nếu không phát hiện và xử lý kịp thời:
- Ảnh hưởng đến khả năng nhai và uống: Thiếu răng sữa có thể làm giảm đi hiệu quả ăn nhai của trẻ khiến cho trẻ gặp khó khăn trong quá trình nghiền nát thức ăn, từ đó gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.
- Ảnh hưởng đến phát âm và nói chuyện: Răng sữa có vai trò quan trọng trong việc phát âm. Cho nên nếu thiếu răng sữa có thể dẫn đến khó khăn trong việc phát âm đúng, ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn: Răng sữa không chỉ giúp cho việc nhai và giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mà còn hỗ trợ sự phát triển của xương hàm. Thiếu răng sữa có thể làm chậm hoặc gây ra vấn đề về phát triển hàm mặt.
- Ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ: Mọc thiếu răng sữa làm cho trẻ cảm thấy tự ti về ngoại hình do các khoảng trống khiến cho răng bị xô lệch gây ra mất thẩm mỹ, nhất là khi trẻ lớn lên và bắt đầu giao tiếp xã hội.
Cách khắc phục trẻ mọc thiếu răng sữa
Đối với trẻ mọc thiếu răng sữa, cần xác định mầm răng sữa có tồn tại không để có hướng xử trí.
- Trường hợp không có mầm răng sữa: Trẻ mọc thiếu răng sữa do không có mầm răng sữa không có nghĩa là trẻ sẽ thiếu răng vĩnh viễn. Nếu không có triệu chứng gì bất thường, cha mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ và đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ.
- Trường hợp có mầm răng sữa nhưng bộ răng sữa bị mọc thiếu: Trường hợp này, răng sữa bị thiếu không thể mọc lên khỏi nướu được mà ở trong khung xương hàm. Khi đó, trẻ cần phải được can thiệp để giải phóng răng này ra khỏi nướu, nhằm đảm bảo cho quá trình mọc răng vĩnh viễn diễn biến thuận lợi và tránh các tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra.
Có thể thấy, trẻ mọc thiếu răng sữa cũng gây nên những ảnh hưởng nhất định cho trẻ. Phụ huynh cũng nên lưu ý việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng của bé, cũng tư vấn của bác sĩ nha khoa. Điều quan trọng là theo dõi sự phát triển răng miệng của trẻ thường xuyên để có thể can thiệp kịp thời khi cần thiết.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://kaiyennhakhoa.com/
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh