Xương hàm mỏng có trồng răng được không?
Xương hàm mỏng là tình trạng tiêu xương hàm khi bị mất răng lâu năm. Nhưng khi xương hàm mỏng thì có trồng răng được không?. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn chi tiết vấn đề này.
Thế nào là xương hàm mỏng?
Sự bảo tồn xương hàm có ý nghĩa trong việc nâng đỡ môi má. Một hiện tượng dễ quan sát là ở các cụ lớn tuổi, xương hàm khi mất răng thì còn lại cực kỳ mỏng, đôi khi không đủ cho việc đặt chân răng nhân tạo nếu có ý định phục hình răng.
Trường hợp xương hàm mỏng đồng nghĩa với việc xương hàm đã bị tiêu biến, thiếu hụt về mật độ, số lượng, chiều cao và thể tích. Lúc này sẽ tạo ra một hõm sâu ở xương hàm, lâu dần thì xương hàm ở các vị trí kế cận có xu hướng “chảy” về vị trí tiêu xương. Điều này làm cho mật độ xương hàm ngày càng thưa và xốp hơn trước.
Nếu muốn trồng implant buộc nha sĩ phải thực hiện ghép xương hoặc chẻ xương nhằm làm rộng xương tối đa có thể. Ví dụ này cũng cho thấy rằng, việc làm cầu răng sứ cổ điển có thể vẫn cho bạn 1 chiếc răng dùng để nhai, nhưng sẽ không thể giữ được xương hàm và có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tiêu xương trầm trọng.
Nguyên nhân nào làm tiêu xương hàm?
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiêu xương hàm chính là do mất răng lâu năm không được phục hình. Dù chỉ mất một chiếc răng thì theo thời gian phần xương hàm cũng dần tiêu biến, xương hàm tự nhiên không thể phát triển do mất đi lực nhai kích thích.
Ngoài ra, còn có vài nguyên nhân khác khiến cho xương hàm mỏng như tiêu xương do viêm nha chu, tiêu xương do mang hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ.
Hai phương pháp trồng răng giả bằng cầu răng sứ và hàm tháo lắp vẫn được áp dụng tại nha khoa nhưng nó không có khả năng ngăn ngừa được biến chứng tiêu xương hàm. Vì vậy bạn hãy nên cân nhắc phương pháp tối ưu hơn là trồng răng Implant hạn chế được các biến chứng nguy hiểm.
Xương hàm mỏng có thể trồng răng không?
Phương pháp trồng răng được ưu tiên hơn cả tại nha khoa là cấy ghép Implant. Và trường hợp xương hàm mỏng có thể trồng răng được.
Khi xương hàm bị thiếu hụt nghiêm trọng thì sẽ không đủ điều kiện để cấy ghép Implant, xương hàm không đủ khỏe mạnh để nâng đỡ được cấu trúc răng. Lúc đó buộc phải tiến hành ghép xương, nâng xoang hàm trước để có thể đáp ứng điều kiện cấy ghép Implant.
Hiện nay có 2 hình thức ghép xương hàm có thể thực hiện trong trường hợp bị tiêu xương hàm. Đó là cấy ghép xương tự thân và cấy ghép xương nhân tạo. Do xương tự thân được lấy từ một phần xương cằm, góc hàm hoặc xương chậu của khách hàng để cấy ghép nên khả năng tích hợp sẽ cao hơn và không bị đào thải.
Trồng răng Implant – Giải pháp duy nhất khi xương hàm bị mỏng
Cấy ghép Implant có thể thực hiện trong hầu hết các trường hợp bị mất răng, từ 1 răng cho đến mất răng toàn hàm. Phương pháp này cũng mang đến nhiều lợi ích sau khi phục hình bao gồm tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và khả năng ngăn ngừa tiêu xương. Với các trường hợp mất răng lâu năm làm cho xương hàm mỏng thì cũng có thể cấy ghép Implant an toàn theo kế hoạch của bác sĩ.
Để trồng răng Implant, bác sĩ sẽ cấy trụ Titanium trực tiếp vào xương hàm để thay thế cho chân răng bị mất. Chờ đến khi trụ răng đã tích hợp và ổn định thì sẽ gắn mão răng sứ phục hình phần thân răng. Sau quá trình trồng răng Implant, dưới tác động của lực nhai thì sẽ cải thiện được tình trạng tiêu xương.
Đặc điểm của phương pháp cấy ghép Implant:
- Trồng răng độc lập tại vị trí răng bị mất, không mài răng hay tác động đến các răng kế cận.
- Phục hình mất răng toàn diện từ chân răng đến mặt nhai.
- Răng Implant bền chắc, chịu được lực ăn nhai tốt.
- Răng phục hình như răng thật, tự nhiên và đạt thẩm mỹ cao.
- Tuổi thọ trung bình lên đến 25 năm, có trường hợp sử dụng suốt đời.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Đặt lịch hẹn

Niềng răng có giảm cân không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Răng cửa bị gãy phải làm sao? Phương pháp khắc phục hiệu quả

Có bầu niềng răng được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Các phương pháp niềng răng trẻ em phổ biến hiện nay
