Các loại sâu răng thường gặp và cách điều trị
Sâu răng không chỉ khiến cho răng trở nên yếu hơn mà còn làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các loại sâu răng cũng như cách điều trị hiệu quả, cùng khám phá ngay nhé!
Sâu răng là gì?
Sâu răng là tên gọi chung cho trường hợp răng bị tổn thương. Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do quá trình chăm sóc, vệ sinh răng miệng không đúng cách. Các mảng bám thức ăn tích tụ lâu ngày, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tạo thành lỗ đen lớn nhỏ trên răng.
Nếu không điều trị kịp thời, vi khuẩn có hể sẽ phá hủy cấu trúc răng. Lâu dần dẫn đến một số bệnh lý như: Viêm chân răng, nhiễm trùng, tổn thương nướu, răng lung lay, thậm chí là mất răng,…
Các loại sâu răng thường gặp
Cũng như các bệnh lý khác, sâu răng cũng sẽ phát triển theo các giai đoạn và mức độ khác nhau. Dưới đây là các loại sâu răng phổ biến:
Theo mức độ
Theo mức độ, sâu răng được chia thành 3 mức độ từ nhẹ đến nặng, mỗi mức độ sẽ có triệu chứng và phương pháp điều trị khác nhau.
- Sâu răng độ 1 (sâu nhẹ): Ở giai đoạn này, răng chỉ mới bắt đầu sâu, trên bề mặt răng sẽ xuất hiện những vệt trắng đục hoặc chấm đen nhỏ. Sẽ không gây đau nhức và thường chủ quan bỏ qua tình trạng này.
- Sâu răng độ 2 (sâu vào tủy): Lớp men răng đã bị vi khuẩn ăn mòn và bắt đầu xâm nhập vào tủy răng. Trên răng có những lỗ đen lớn gây ra đau nhức và khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
- Sâu răng độ 3 (viêm nhiễm tủy răng): Ở giai đoạn này, bạn sẽ cảm nhận được các cơn đau nhức dữ dội và thường xuyên hơn. Vi khuẩn đã tấn công vào chân răng và gây ra viêm tủy răng. Tình trạng này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như áp xe răng, mất răng hay thậm chí là nhiễm trùng máu.
Theo vị trí
Dựa trên vị trí, sâu răng được chia thành hai loại chính, bao gồm:
- Sâu thân răng: Vị trí sâu nằm trên bề mặt răng hoặc các kẽ răng. Có thể dễ dàng nhận thấy những vệt hoặc chấm đen xuất hiện trên phần răng ở phía trên nướu.
- Sâu chân răng: Khi nướu răng bị tụt, chân răng sẽ lộ ra khiến cho vi khuẩn dễ dàng tấn công vào chân răng (có cấu tạo yếu hơn thân răng).
Các giai đoạn sâu răng
Các giai đoạn sâu răng chính gồm có: sâu men răng, sâu ngà răng, viêm tủy và chết tủy.
Giai đoạn 1: Sâu men răng
Lớp ngoài của răng được cấu tạo bởi men răng. Men răng rất cứng chắc do được tạo thành từ các khoáng chất.
Tuy nhiên, khi răng tiếp xúc với axit do vi khuẩn ở các mảng bám gây ra, men răng sẽ dần mất khoáng chất này. Sau một thời gian sẽ xuất hiện đốm trắng xuất hiện trên răng. Vùng mất khoáng chất này là dấu hiệu ban đầu của sâu răng.
Giai đoạn 2: Sâu ngà răng
Sau khi gây ra sâu men răng thì bệnh lý sẽ tiến triển tiếp và tấn công, phá hủy vào ngà răng. Khi này, lỗ sâu răng càng sâu và gây đau nhiều hơn, đặc biệt khó chịu khi ăn đồ nóng, lạnh.
Giai đoạn 3: Viêm tủy răng
Viêm tủy răng là một giai đoạn sâu răng nguy hiểm nhất. Lỗ sâu răng mở rộng, ăn sâu vào răng, tiến gần đến tủy. Khiến cho tủy bị tổn thương, sưng to lên và gây các cơn đau dữ dội. Cơn đau răng có thể đến tự nhiên ngay cả khi không có tác động nào và đau nhiều vào ban đêm.
Giai đoạn 4: Chết tủy
Khi viêm tủy không được điều trị thì tủy răng sẽ bị hoại tử và chết đi. Vi khuẩn tiếp tục lan rộng sang những tổ chức quanh răng như mô nướu, xương ổ răng và gây ra các tổn thương nghiêm trọng như: tiêu xương hàm, gãy xương hàm, nhiễm trùng máu…
Các giai đoạn sâu răng sẽ tiến triển âm thầm từ lúc ban đầu, sau đó mức độ ngày càng nặng, kéo theo các cơn đau nhức rõ rệt và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Cách điều trị sâu răng hiệu quả
Sau khi tìm hiểu các loại sâu răng, chắc hẳn bạn đang thắc mắc về cách điều trị. Phương pháp điều trị thường khác nhau dựa trên mức độ và vị trí của sâu răng. Để đánh giá và đưa ra được phương án điều trị hiệu quả nhất, bạn cần đến cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
Điều trị sâu răng bằng cách trám Composite
Phương pháp này thường được chỉ định đối với các trường hợp sâu răng nhẹ. Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch vết sâu răng, sau đó sẽ trám bít ống tủy bằng Composite. Chất liệu Composite có màu sắc khá tương đồng với răng thật, giúp duy trì thẩm mỹ cho hàm răng.
Điều trị sâu răng bằng cách chữa tủy răng
Phương pháp chữa tủy sẽ được áp dụng trong trường hợp sâu răng đã lan đến tủy và gây viêm nhiễm nặng. Bác sĩ sẽ loại bỏ phần tủy bị viêm nhằm ngăn ngừa biến chứng gây ảnh hưởng đến nướu và những răng lân cận. Sau đó, răng sẽ được trám lại bằng Composite hoặc bọc sứ.
Trám ống tủy bằng Composite sẽ giúp bảo vệ ống tủy, còn bọc răng sứ có thể bảo vệ răng hoàn toàn khỏi sự tấn công của vi khuẩn, bao gồm bề mặt răng và trong ống tủy rỗng.
Nhổ răng sâu
Nhổ răng thường là phương án cuối cùng khi răng sâu đã không còn bảo tồn được. Nếu bác sĩ chỉ định nhổ, điều này có nghĩa là răng đã tổn thương nghiêm trọng, không thể điều trị và cần được loại bỏ để tránh những ảnh hưởng đến khoang miệng và các răng khác.
Sau khi nhổ răng, để ngăn tình trạng tiêu xương và đảm bảo tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai, bạn nên cân nhắc phục hình răng bằng phương pháp cấy ghép Implant hoặc làm cầu răng sứ.
Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp các loại sâu răng thường gặp và cách điều trị hiệu quả. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc có được các thông tin hữu ích và nhận biết sớm dấu hiệu sâu răng để có biện pháp can thiệp kịp thời.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://kaiyennhakhoa.com/
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh