Chân răng bị vàng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Chân răng bị vàng là một vấn đề thường gặp khiến cho nhiều người mất tự tin khi giao tiếp. Vàng răng còn có thể tiềm ẩn các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, cần tìm ra các yếu tố gây ra vàng răng để có cách khắc phục.
Nguyên nhân nào khiến chân răng bị vàng?
Chân răng bị vàng là tình trạng bề mặt răng hoặc xung quanh cổ chân răng bị xỉn màu, ố vàng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và có thể gây ra các tác hại xấu tới sức khỏe răng miệng. Tình trạng chân răng bị vàng khá phổ biến, có thể ở cả người lớn và trẻ nhỏ, do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Mảng bám, cao răng
Sau khi ăn, thức ăn không được làm sạch, việc vệ sinh răng miệng không tốt, sẽ dẫn tới các mảng bám thức ăn tích tụ trên răng, đặc biệt là quanh cổ chân răng. Các mảng bám có màu vàng nhạt tới vàng đậm. Lâu ngày sẽ bị vôi hóa thành cao răng bám cứng vào răng và có màu nâu vàng hoặc nâu đen.
Sâu răng nhẹ
Chân răng bị vàng có thể là do răng chớm sâu, có những xoang sâu nhỏ, tích tụ các mảng bám và vi khuẩn, khiến cho răng bị đổi màu sang màu vàng hoặc xám.
Do thực phẩm
Thói quen ăn uống các loại thực phẩm đậm màu như trà, café,… cũng là nguyên nhân khiến cho răng bị vàng, không còn trắng đẹp
Bị nhiễm kháng sinh
Một số trường hợp răng bị nhiễm màu do sử dụng kháng sinh từ nhỏ, khiến cho răng có màu vàng, không được trắng sáng.
Đánh răng ngay sau khi ăn
Mặc dù đánh răng là điều cần thiết và tốt cho răng miệng, tuy nhiên thời điểm đánh răng cũng rất quan trọng. Nhiều người có thói quen đánh răng ngay sau khi ăn, việc này khiến cho chân răng dễ bị ố vàng. Vì thức ăn và đồ uống có tính axit có thể làm suy yếu men răng. Ngoài ra, sau khi ăn, độ pH trong miệng giảm, độ axit tăng lên khá mạnh. Khi này, việc đánh răng ngay chẳng khác nào giúp axit thâm nhập vào bên trong răng nhanh hơn, làm tăng nguy cơ gây mòn và ố vàng răng. Tốt nhất là đợi khoảng 30 đến 60 phút sau khi ăn rồi mới đánh răng.
Thời gian đánh răng ít
Đánh răng quá nhanh khiến cho dưỡng chất trong kem đánh răng không thể phát huy tác dụng kịp thời. Vi khuẩn không được loại bỏ hoàn toàn mà vẫn còn bám vào miệng và kẽ răng dẫn đến tình trạng răng ố vàng, hôi miệng.
Thời gian đánh răng hợp lý tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của từng người. Thời gian đánh răng trung bình nên là 2 - 3 phút, trong thời gian này cần phải đánh răng cẩn thận và nhẹ nhàng để đảm bảo răng được làm sạch hoàn toàn. Đánh răng qua loa sẽ khiến cho răng không được sạch tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và tấn công gây ra sâu răng, ố vàng chân răng hoặc nhiều bệnh lý răng miệng khác.
Quên chải mặt trong của răng
Nhiều người thường quên đánh mặt trong của răng. Việc này khiến cho các mảng bám không được làm sạch, lưu lại trên răng và gây ra các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm lợi, hôi miệng, dẫn đến vàng răng. Vệ sinh cẩn thận cả mặt trong, mặt ngoài của răng, bề mặt khớp cắn là điều quan trọng để hạn chế các vấn đề răng miệng.
Sử dụng nước súc miệng có độ axit cao
Các sản phẩm nước súc miệng hiện nay có hàm lượng axit rất cao. Nếu bạn sử dụng các loại nước súc miệng này thường xuyên để giữ hơi thở thơm tho thì có nguy cơ men răng bị bào mòn do axit, làm tăng nguy cơ tình trạng chân răng bị vàng.
Ngủ mở miệng
Khô miệng có thể gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng, vì vậy luôn cần nước bọt để cân bằng độ pH trong miệng. Nhờ sự kết hợp của các enzym, khoáng chất và các hợp chất oxy, nước bọt có thể làm giảm axit gây mòn men răng. Nuốt nước bọt cũng là một cách để làm sạch răng miệng, ngăn ngừa các vết ố bám trên men răng. Tuy nhiên, thói quen thở bằng miệng và há miệng khi ngủ khiến cho khoang miệng bị khô, làm tăng nguy cơ răng ngả vàng, làm men răng yếu đi và thúc đẩy quá trình ố vàng chân răng.
Cách khắc phục tình trạng chân răng bị vàng
Việc khắc phục chân răng bị vàng hiệu quả thì phải tìm được nguyên nhân gây ra. Cách có thể làm trắng chân răng bị vàng nhanh chóng và hiệu quả là nên đến nha khoa thăm khám tình trạng răng miệng cụ thể để được khắc phục bằng các kỹ thuật nha khoa.
Lấy cao răng để loại bỏ các mảng bám ố vàng
Đa số các trường hợp chân răng bị vàng ở người lớn và trẻ nhỏ đều là do mảng bám, cao răng tích tụ trên răng. Chế độ vệ sinh răng miệng không tốt, không đúng cách dẫn tới các mảng bám tích tụ trên răng ngày càng khó làm sạch hơn. Nếu không loại bỏ cao răng, không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng.
Bác sỹ sẽ tiến hành cạo vôi răng để loại bỏ các mảng bám, cao răng cứng chắc bám trên răng bằng dụng cụ chuyên dụng. Sau khi loại bỏ sạch sẽ, răng được đánh bóng giúp hạn chế việc tích tụ các mảng bám, giúp răng trắng sáng trở lại.
Chữa sâu răng và trám răng thẩm mỹ
Ở giai đoạn chớm sâu, phần men răng bên ngoài bị vi khuẩn tấn công gây ra sâu răng. Giải pháp hiệu quả lúc là điều trị sâu răng và trám răng.
Bác sỹ sẽ làm sạch răng, loại bỏ các vi khuẩn ở các lỗ sâu, sau đó tiến hành trám răng để bít kín lỗ sâu. Với trường hợp sâu răng nhẹ, chân răng bị vàng mà chưa có lỗ sâu, bác sỹ cũng sẽ tiến hành trám răng phòng ngừa để bảo vệ răng, tránh vi khuẩn tấn công gây ra sâu răng thêm, đồng thời giúp răng trắng đẹp và thẩm mỹ hơn.
Khắc phục chân răng bị vàng do nhiễm màu
Không ít trường hợp có chân răng bị vàng là do việc ăn uống làm cho răng xuống màu hoặc răng bị ố vàng do nhiễm kháng sinh. Với các trường hợp này, để làm trắng răng trở lại, bạn có thể thực hiện tẩy trắng răng. Nếu răng bị vàng do nhiễm kháng sinh nặng không thể thực hiện tẩy trắng răng, bọc răng sứ hoặc làm mặt dán sứ Veneer là giải pháp hiệu quả hơn, giúp mang lại hàm răng trắng sáng và thẩm mỹ.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu được nguyên nhân khiến cho chân răng bị vàng. Từ đó loại bỏ các thói quen xấu, chăm sóc răng miệng đúng cách hơn.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh