Đắng miệng khi ngủ dậy là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
Khi ngủ dậy bạn thường bị đắng miệng, vị đắng này thường rất lâu tan và khiến cho bạn cảm thấy khó chịu. Vậy đắng miệng khi ngủ dậy là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cách khắc phục đắng miệng ra sao cho hiệu quả.
Đắng miệng khi ngủ dậy là bệnh gì?
Đắng miệng là hiện tượng thay đổi vị giác, cảm nhận có vị đắng trong khoang miệng. Thông thường thì đây là phản ứng bình thường khi ăn đồ ăn có vị chua cay hay vị đắng. Tuy nhiên nếu loại trừ nguyên nhân do thực phẩm và tình trạng đắng miệng khi ngủ dậy kéo dài thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý.
Miệng đắng khi ngủ dậy có thể đi kèm theo các tình trạng như:
- Cảm giác đắng ở cổ họng.
- Chán ăn.
- Miệng có mùi hôi, bị nhạt miệng.
- Cơ thể mệt mỏi.
Thậm chí nhiều trường hợp không thể nếm được các mùi vị khác, kể cả đánh răng rồi vẫn cảm thấy miệng hơi đắng.
Nguyên nhân bị đắng miệng khi ngủ dậy
Chăm sóc răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra tình trạng đắng miệng và gia tăng nguy cơ sâu răng, nhiễm trùng, các bệnh về nướu…
Bị khô miệng
Bệnh nhân bị khô miệng vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ hơn cũng gây ra đắng miệng. Nhiều trường hợp bị tiêu chảy, nôn nhiều cũng sẽ bị đắng miệng.
Do đang mang thai
Các chị em mang bầu đôi khi cũng sẽ cảm thấy bị đắng miệng. Đây là do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, ảnh hưởng đến vị giác. Thai phụ cảm thấy miệng có vị đắng, vị kim loại hay mùi tanh. Tuy nhiên tình trạng đắng miệng khi mang thai này đa số sẽ biến mất sau khi sinh.
Hội chứng miệng bỏng rát
Một số người mắc hội chứng miệng bỏng rát cảm giác tương tự như ăn ớt cay và kèm theo đó là hôi miệng hay miệng có vị đắng. Tình trạng này xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn hoặc có thể trở thành bệnh mạn tính.
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là do cơ vòng ở đầu dạ dày bị yếu theo thời gian hay do chế độ sinh hoạt kém khoa học. Khi này acid dạ dày có thể trào lên thực quản. Bạn sẽ cảm thấy như có lửa ở vùng ngực, bụng đồng thời miệng xuất hiện vị chua đắng.
Suy giảm chức năng gan
Theo Đông y, khi gan và mật bị rối loạn có thể gây tình trạng đắng miệng kèm theo đau tức hông sườn và tiêu hóa kém. Trường hợp gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp và mãn tính, suy giảm chức năng gan do làm việc quá tải cũng gây ra đắng miệng.
Rối loạn tiêu hóa
Những người bị rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng có thể bị vị đắng nhẹ trong miệng. Một số người bị hôi miệng và có cảm giác như có vị kim loại trong miệng.
Trào ngược dịch mật
Dịch mật được sản xuất ở gan và túi mật tiêu hóa chất béo và loại bỏ tế bào hồng cầu chết. Khi môn vị bị tổn thương dẫn đến dịch mật trào ngược lên dạ dày, thực quản sẽ làm bạn cảm thấy có vị đắng trong miệng.
Đang dùng một số loại thuốc
Một số thuốc cũng có vị đắng hơn so với các thuốc khác. Và vị đắng hóa chất này sẽ tiết vào nước bọt gây ra đắng miệng. Có thể kể đến như Tetracyclin, các vitamin chứa kẽm, sắt, một số loại thuốc tim mạch như Digoxin…
Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường khiến cơ thể của bạn thường xuyên thiếu nước. Khô miệng là biểu hiện của bệnh tiểu đường, đặc biệt là khô miệng vào nửa đêm khiến cho miệng hôi và đắng.
Bệnh tiểu đường cần được kiểm soát sớm để tránh xay ra các biến chứng nghiêm trọng. Do đó nếu có dấu hiệu khát nước thường xuyên, khô miệng về đêm, tiểu nhiều, sụt cân,…, bạn cần nghi ngờ đến bệnh tiểu đường.
Thiếu vitamin
Vitamin là dưỡng chất giúp cho cơ thể hoạt động bình thường, điều hòa các hoạt động của các cơ quan, trong đó có chức năng cảm nhận mùi vị. Nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin, miệng sẽ có cảm giác có vị đắng.
Hút thuốc lá
Các thành phần có trong khói thuốc có thể gây ảnh hưởng tới khả năng cảm nhận mùi vị, dẫn đến vị đắng trong miệng. Thuốc lá có thể kéo theo tình trạng bệnh lý nguy hiểm như ung thư phổi, viêm phổi, và khiến cho hàm răng trở nên kém thẩm mỹ do mảng bám cao răng, hơi thở có mùi hôi,…
Đắng miệng khi ngủ dậy điều trị ra sao?
Để có thể điều trị dứt điểm tình trạng đắng miệng khi ngủ dậy, bạn cần làm rõ nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp chưa thể đi khám ngay, bạn có thể thử một số cách sau:
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày
Đánh răng mỗi ngày giúp ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn và loại bỏ đắng trong miệng. Đánh răng đủ 2 - 3 phút để bảo đảm loại sạch vi khuẩn và các mảng bám và thức ăn sót lại. Bên cạnh đó, hãy dùng tăm nước hay chỉ nha khoa để làm sạch sâu các kẽ răng.
Đừng quên chải lưỡi khi đánh răng. Rất nhiều người bỏ qua việc chải lưỡi mà chỉ chú ý việc đánh răng. Đây là điều hết sức sai lầm, vì bản thân lưỡi cũng là nơi lý tưởng của vi khuẩn có thể dẫn đến đắng miệng khi ngủ dậy.
Chú ý chế độ dinh dưỡng
- Uống đủ nước, hạn chế uống trà cà phê: Uông đủ ít nhất 02 lít nước mỗi ngày để tránh khô miệng - một trong những nguyên nhân gây đắng miệng.
- Tránh các yếu tố gây trào ngược dạ dày, thực quản: Hạn chế các món ăn cay, nóng có thể gây ra ảnh hưởng đến dạ dày. Loại bỏ ngay các thói quen xấu như thức khuya, nhịn ăn hoặc ăn quá no để giữ cho dạ dày luôn khỏe mạnh.
- Nhai kẹo singum giúp trị đắng miệng: Nhai kẹo cao su không đường là một biện pháp để lấn át ngay lập tức vị đắng trong miệng. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân để loại bỏ tình trạng đắng miệng triệt để.
- Ăn các trái cây có vị chua nhẹ: Trường hợp đắng miệng không phải do trào ngược dạ dày thực quản, việc ăn một trái cây chua như cam, chanh, bưởi cũng có thể giúp kích thích vị giác. Đồng thời vị chua cũng giúp làm sạch vị đắng trong miệng.
Sử dụng nước súc miệng
Bạn có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng kháng khuẩn để có thể làm sạch khoang miệng, giảm cảm giác đắng miệng và hơi thở có mùi. Các loại nước súc miệng từ thảo dược thiên nhiên thường phát huy hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là toàn bộ thông tin để giải đáp cho câu hỏi: "Đắng miệng khi ngủ dậy là bệnh gì?". Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ biết cách chăm sóc tốt cho sức khỏe bạn thân để tránh được tình trạng này.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://kaiyennhakhoa.com/
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Đặt lịch hẹn
![Nang thân răng là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?](http://file.hstatic.net/200000328353/article/nang-than-rang_3cb24f124f1c491a97b2caa51fd7021d_1024x1024.jpg)
Nang thân răng là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?
![Răng khểnh đẹp hay xấu? Răng khểnh có ý nghĩa gì?](http://file.hstatic.net/200000328353/article/rang-khenh-dep-1_dad072c915054a03a57afdd3191fe504_1024x1024.jpg)
Răng khểnh đẹp hay xấu? Răng khểnh có ý nghĩa gì?
![Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục](http://file.hstatic.net/200000328353/article/khop-can-sau-1_80a02c73525a42c9a7b924e154c7d89a_1024x1024.jpg)
Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục
![Khớp cắn ngược có nguy hiểm không? Nguyên nhân, cách khắc phục](http://file.hstatic.net/200000328353/article/khop-can-nguoc-1_22053b5e23784429bf29e62328fe6f02_1024x1024.jpg)
Khớp cắn ngược có nguy hiểm không? Nguyên nhân, cách khắc phục
![Khớp cắn đối đầu – Nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục](http://file.hstatic.net/200000328353/article/khop-can-doi-dau-1_596c021e7e16449cbfa524d29cdc6841_1024x1024.jpg)