Đau hàm khi há miệng có nguy hiểm không? Cách khắc phục như thế nào?
Đau hàm khi há miệng ra là dấu hiệu điển hình của chứng rối loạn khớp thái dương hàm. Việc này gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh trong ăn uống, nhai hay giao tiếp. Vậy đau hàm khi há miệng có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về nguyên nhân và biện pháp cải thiện hiệu quả.
Dấu hiệu đau hàm khi há miệng
Bạn dễ dàng nhận biết mình có gặp tình trạng đau hàm khi há miệng bằng cách há miệng thật to và cảm nhận hai bên hàm có đau không. Ngoài ra, còn có các triệu chứng thường gặp là:
- Hàm co cứng, đau đớn.
- Cảm thấy đau nhức âm ỉ xung quanh hoặc bên trong tai, nhất là khi bạn há to miệng.
- Khó ăn nhai
- Đóng – mở miệng gặp khó khăn.
- Đau nhức đầu hoặc toàn bộ vùng mặt.
Nguyên nhân khi đau hàm khi há miệng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau hàm khi há miệng. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến:
Tổn thương do tai nạn
Những tai nạn như té ngã, tai nạn xe, va đập trúng hàm… gây ra các tổn thương đến phần xương hàm hoặc do há miệng quá rộng đột ngột dẫn đến trật khớp cắn, sái quai hàm, trật khớp thái dương hàm gây ra các cơn đau đớn khi cử động miệng.
Do stress, căng thẳng
Những căng thẳng, áp lực, mệt mỏi từ cuộc sống, công việc cũng khiến cho bạn có xu hướng căng cứng nhiều nhóm cơ, trong đó có nhóm cơ hàm. Do đó đây cũng có thể gây ra các tổn thương đối với vùng xương hàm.
Sai tư thế khi ngủ
Đây là một nguyên nhân phổ biến gây đau hàm khi mở miệng, đặc biệt là ở đối tượng trẻ em. Khi nằm nghiêng hay ngủ chèn tay… trong khoảng thời gian dài có thể gây ra tăng áp lực lên phần xương hàm, lâu dần khiến cho phần xương hàm bị lệch và dẫn đến triệu chứng đau hàm.
Nghiến răng khi ngủ
Nhiều người có thói quen nghiến răng khi ngủ, đặc biệt lúc căng thẳng, mệt mỏi thì tần suất nghiến răng diễn ra nhiều hơn. Đây là thói quen xấu dẫn đến đau xương hàm.
Răng khôn mọc lệch
Nhiều trường hợp răng khôn mọc lệch gây ra sưng nướu, có xu hướng đâm vào các răng bên cạnh gây đau đớn cho hàm, viêm nhiễm, hư chân răng…
Nhổ răng
Nhổ răng khiến vùng xương hàm gần vùng tai bị đau do ảnh hưởng của dây thần kinh xung quanh, đặc biệt là khi nhổ răng số 7 và 8.
Viêm khớp thái dương hàm
Người bị viêm khớp thái dương hàm thường xuất hiện các cơn đau có chu kỳ, các cơn co thắt cơ, gây ra mất cân bằng trong cử động đóng mở miệng.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp gây ra đau nhức nhiều khớp cùng một lúc, trong đó gồm cả khớp thái dương hàm.
Một số nguyên nhân khác
Thói quen nhai một bên, nhai cắn đồ vật, thức ăn dai và cứng, rối loạn khớp thái dương, rối loạn tuyến nước bọt, viêm xoang, nhiễm trùng tai, thiếu ngủ…
Bị đau hàm khi há miệng có nguy hiểm không?
Trường hợp đau nhẹ, bạn có thể tự khắc phục bằng một số cách đơn giản tại nhà. Còn nếu đau nhức quá nhiều, đi kèm các biểu hiện bất thường như ăn nhai khó khăn, khó nuốt, bị sưng tấy… thì tốt nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp. Vì tình trạng đau kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng như không thể há miệng được, lệch hàm, răng mòn và nhạy cảm…
Cách điều trị đau hàm khi há miệng
Dưới đây là các phương pháp điều trị đau hàm khi há miệng hiệu quả, được chỉ định tùy theo mỗi trường hợp:
Cách cải thiện tình trạng khi há miệng bị đau quai hàm tại nhà
Một số mẹo nhỏ mà các bạn có thể thực hiện tại nhà để cải thiện đau hàm khi há miệng:
- Massage quai hàm bị đau: Phương pháp này khá hiệu quả và dễ thực hiện. Dùng lực tay ấn vào vùng xương hàm bị đau rồi xoay tròn, thực hiện lặp lại nhiều lần đến khi cử động hàm dễ dàng hơn.
- Chườm nóng hoặc lạnh để giảm đau: Việc chườm nóng hoặc chườm lạnh giúp giãn cơ, giảm cảm giác ê buốt từ đó giúp giảm đau hàm khi há miệng nhanh chóng.
- Thực hiện bài tập cơ hàm: Các bài tập cơ hàm như việc thư giãn hàm, mở miệng một phần, mở miệng toàn phần, mở miệng khi có lực cản… có thể giúp hỗ trợ tình trạng đau quai hàm.
- Uống thuốc giảm đau không kê đơn: Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, diclophenac, meloxicam… có thể giải quyết đau hàm tạm thời. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc này.
Điều trị nha khoa
Trường hợp đau hàm khi há miệng vì vấn đề có liên quan đến cấu trúc của răng – cơ hàm – khớp thái dương, bạn nên tới phòng khám nha khoa sớm để bác sĩ kiểm tra và có biện pháp điều trị phù hợp như:
- Niềng răng cho răng mọc lệch và sai khớp cắn.
- Nhổ răng nếu răng khôn của bạn mọc lệch.
- Trám răng hoặc nhổ răng nếu răng của bạn bị sâu.
- Đeo khay/máng chống nghiến nếu bạn có thói quen nghiến răng.
Bạn là hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín với bác sĩ chuyên khoa chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm để có phương án điều trị an toàn và hiệu quả nhất.
Là một trong những trung tâm nha khoa uy tín hiện nay, Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN tự tin giúp điều trị cho khách hàng gặp tình trạng đau hàm khi há miệng. Để làm được điều này nhờ sở hữu:
- Đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn: Phòng khám quy tụ 100% bác sĩ nha khoa dày dạn kinh nghiệm, chuyên sâu, giúp bệnh nhân thăm khám cẩn thận và đưa ra lộ trình, phương pháp điều trị tối ưu.
- Bác sĩ thao tác tỉ mỉ, chính xác: Với nhiều năm kinh nghiệm thực tế cho hàng nghìn ca gặp các vấn đề răng miệng từ đơn giản đến phức tạp, tất cả bác sĩ tại Nha khoa Quốc Tế KAIYEN đều nắm vững kiến thức chuyên môn và thao tác thuần thục, đúng kỹ thuật. Giúp đảm bảo cho khách hàng cảm thấy thoải mái, hạn chế tối đa tình trạng sưng đau.
- Trang bị đầy đủ máy móc và thiết bị hỗ trợ điều trị hiện đại: Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN liên tục cập nhật công nghệ mới như máy Scan 3D lấy dấu răng chuẩn xác khi chỉnh nha, máy chụp phim nhập khẩu từ Châu Âu… Kết hợp với phòng phẫu thuật vô trùng khép kín giúp quá trình nhổ răng hoặc chỉnh nha an toàn.
- Dịch vụ hỗ trợ khách hàng nhiệt tình: Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với nha khoa ngay khi gặp vấn đề. Đội ngũ nhân viên luôn sẵn sàng giúp giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.
>> Đặt hẹn cùng Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN ngay hôm nay để được bác sĩ thăm khám, không lo đau hàm làm cản trở bạn tận hưởng cuộc sống.
Phẫu thuật
Nếu đau hàm khi há miệng có xu hướng diễn tiến ngày một nặng hơn và không thể cải thiện bằng các phương pháp khác, bệnh nhân phải cân nhắc phương án phẫu thuật. Nhưng cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ, bởi việc phẫu thuật có thể để lại một số tác dụng không mong muốn là nóng sốt, nhiễm trùng…
Làm thế nào để ngăn ngừa đau hàm khi há miệng?
Nhằm hạn chế việc đau quai hàm bên trái hoặc bên phải khi há miệng, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh hữu ích sau:
- Tránh mở miệng quá to đột ngột khi ăn uống hoặc cười nói.
- Hạn chế ăn thức ăn dai dính, cứng như kẹo cao su, cắn móng tay…
- Nên rèn luyện cách nhai thực phẩm đều cả hai hàm.
- Định kỳ kiểm tra răng mỗi 6 tháng để tầm soát răng miệng và tìm cách xử lý sớm.
- Tập luyện các bài tập thư giãn cơ quai hàm hàng ngày.
Nhìn chung, tình trạng đau hàm khi há miệng nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng về sau. Vì vậy, ngay khi nhận thấy cơn đau khung hàm xuất hiện, bạn hãy chủ động liên hệ bác sĩ để được kiểm tra toàn diện, xác định nguyên nhân và xây dựng lộ trình điều trị phù hợp.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://kaiyennhakhoa.com/
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh