Hôi miệng từ cổ họng và những điều cần lưu ý
Hôi miệng từ cổ họng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý liên quan đến răng miệng, tai mũi họng, nội tiết và dạ dày. Tình trạng này làm cho khoang miệng có mùi hôi, khiến nhiều người cảm thấy tự ti khi giao tiếp thậm chí là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy hôi miệng từ cổ họng nguyên nhân do đâu? Cách chữa trị hiệu quả là gì? Cùng Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn nhé!
Làm sao để nhận biết hôi miệng từ cổ họng?
Hôi miệng từ cổ họng là hiện tượng cổ họng có mùi hôi khó chịu. Để nhận biết được tình trạng này bạn có thể thực hiện các cách kiểm tra sau đây:
- Liếm mặt trong của cổ tay và chờ đến khi nước bọt khô lại. Sau đó bạn ngửi cổ tay xem có lẫn mùi hôi hay không.
- Dồn một ít nước bọt tại cuống lưỡi. Trực tiếp dùng tay (hoặc sử dụng miếng gạc, bông gòn) đưa vào miệng để lau cuống lưỡi. Sau đó ngửi mùi để biết cuống họng của bạn có mùi hôi hay không.
Nguyên nhân gây ra hôi miệng từ cổ họng
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng từ cổ họng, cụ thể với các nguyên nhân sau đây:
Viêm xoang
Khi viêm xoang, dịch nhầy và mủ có thể tồn đọng trong các hốc xoang và chảy xuống phần cổ họng. Vi khuẩn và virus được mang theo trong dịch tiết này có thể tấn công vào đường hô hấp dưới và khoang miệng. Dịch nhầy này có thể gây ra sự cản trở đường đi của thức ăn xuống dạ dày. Các mảnh thức ăn bị giữ lại trong cổ họng bị phân hủy bởi vi khuẩn, gây ra mùi hôi miệng.
Thiếu nước bọt
Nước bọt tự nhiên được xem là chất xúc miệng giúp loại bỏ những tác nhân gây mùi. Khi cơ thể bị thiếu nước, miệng có thể bị khô và lượng nước bọt tiết ra không đủ, điều này dẫn đến sự tích tụ và sự sinh sôi của vi khuẩn, gây ra hơi thở có mùi khó chịu.
Ngoài ra, các triệu chứng khác cũng có thể xuất hiện như cảm giác khát nước liên tục, môi khô, rát lưỡi và đau họng.
Viêm họng gây hôi miệng
Viêm họng là một căn bệnh hô hấp gây ra hôi miệng. Viêm họng xảy ra khi vi khuẩn, virus xâm nhập hoặc khi sống và làm việc trong một môi trường ô nhiễm, giao tiếp quá nhiều hoặc ảnh hưởng bởi các bệnh hô hấp khác.
Viêm họng có thể gây ra hôi miệng vì: Vi khuẩn và virus gây nhiễm trùng vùng hầu họng. Sau khi nhiễm trùng vùng hầu họng, cơ thể bị mất nước, giảm bài tiết nước bọt, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng, phân hủy protein trong thức ăn và tạo ra chất bay hơi chứa lưu huỳnh, gây mùi khó chịu.
Viêm họng đi kèm với tiết dịch đờm. Điều này khiến cho dịch đờm đặc quánh theo thời gian và gây ra hôi miệng. Viêm họng gây khó khăn khi thở, bạn thường phải thở bằng miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào trong khoang miệng.
Viêm amidan
Viêm amidan là bệnh lý do vi khuẩn, virus hoặc nấm xâm nhập vào hạch lympho ở cổ họng, gây nhiễm trùng. Khi bị viêm, amidan sẽ ứ mủ, tiết ra mùi hôi khó chịu. Tình trạng này càng nghiêm trọng thì mùi hôi cũng sẽ càng nặng hơn. Ngoài ra, việc mất nước cũng có thể gây ra hơi thở có mùi khó chịu.
Viêm VA
VA hoạt động như một cánh cửa ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào đường hô hấp và gây bệnh. Tuy nhiên, khi một lượng lớn vi khuẩn xâm nhập vào vượt qua sự cản trở của VA, viêm Amidan sẽ xảy ra.
Viêm VA là một căn bệnh khá phổ biến về tai mũi họng, khi sự viêm nhiễm của tổ chức lympho nằm ở vòm họng, khi tổ chức này bị viêm và phát triển quá mức thành khối, sẽ gây ra rào cản cho quá trình hít thở không khí của bạn. Hôi miệng từ cổ họng là một trong những triệu chứng của bệnh lý này.
Những bệnh lý liên quan đến dạ dày
Viêm loét dạ dày gây ra chậm tiêu hóa thức ăn, từ đó dẫn đến sự tích tụ thức ăn bên trong dạ dày và sự lên men, tạo ra mùi khó chịu trong hơi thở. Helicobacter pylori là nguyên nhân chính gây ra tình trạng hôi miệng từ cổ họng.
Bệnh trào ngược dạ dày là khi thức ăn chưa được tiêu hóa trong dạ dày và acid dịch vị trào ngược lên thực quản, vòm họng, miệng, gây ra hôi miệng. Acid dịch vị cũng làm bào mòn niêm mạc miệng và họng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, sinh mùi.
Cách trị hôi miệng từ cổ họng tại nhà
Sau đây là những cách điều trị hôi miệng từ cổ họng đơn giản và hiệu quả tại nhà mà bạn có thể áp dụng:
Sử dụng gừng tươi
Trong gừng tươi có chứa các thành phần giúp cải thiện mùi hôi rất tốt như ancol geraniol, zingiberen, curcumen, borneol, tinh dầu,…
Cách trị hôi miệng từ cổ họng bằng gừng tươi như sau:
- Bước 1: Gừng tươi đem rửa sạch, cạo vỏ và thái lát mỏng.
- Bước 2: Đun sôi gừng với 350ml nước, chỉ đun với lửa nhỏ trong khoảng 5 đến 10 phút.
- Bước 3: Tắt bếp, để nguội rồi sau đó lọc lấy phần nước gừng.
- Bước 4: Sử dụng phần nước gừng vừa lọc để súc miệng hằng ngày, mỗi ngày thực hiện từ 2 đến 3 lần cho đến khi hôi miệng được cải thiện.
Sử dụng nước vo gạo
Các axit amin trong nước vo gạo sẽ giúp đẩy lùi hôi miệng hiệu quả. Cách trị hôi miệng bằng nước vo gạo như sau:
- Bước 1: Khi vo gạo hãy chắt phần nước thứ 2 để đảm bảo loại bỏ các cặn bã, tạp chất.
- Bước 2: Cho nước vo gạo vào nồi và đun sôi. Sau khoảng 2 phút thì tiếp tục cho 1 ít muối vào rồi khuấy đều lên.
- Bước 3: Tắt bếp và để nguội.
- Bước 4: Sử dụng hỗn hợp này để súc miệng, kiên trì thực hiện mỗi ngày 2 lần.
Sử dụng rau mùi tàu
Rau mùi tàu chứa hàm lượng tinh dầu cao cùng với vitamin C, protid, glucid,…Đây đều là các hoạt chất giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ra mùi vô cùng hiệu quả. Với cách trị hôi miệng bằng rau mùi tàu bạn thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Rửa sạch rau mùi tàu rồi sau đó cắt khúc.
- Bước 2: Đem đun với 600ml nước trong khoảng 20 phút. Khi thấy nước cô lại khoảng một nửa thì cho thêm 1 ít muối trắng vào.
- Bước 3: Sử dụng nước rau mùi này để súc miệng hàng ngày.
Cách ngăn ngừa hiệu quả tình trạng hôi miệng từ cổ họng
Để ngăn ngừa tình trạng hôi miệng từ cổ họng, bạn có thể áp dụng biện pháp vệ sinh răng miệng hằng ngày, thay đổi chế độ ăn uống và xây dựng thói quen lành mạnh.
Vệ sinh răng miệng
Việc vệ sinh răng miệng, bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ để loại bỏ thức ăn còn sót lại ở trong khoang miệng và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại.
Bạn nên dùng kem đánh răng có chứa flour để giúp bảo vệ men răng tốt hơn và kết hợp cùng với chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch mảng bám ở kẽ răng. Cuối cùng, bạn nên sử dụng thêm nước súc miệng để loại bỏ các vi khuẩn sót lại trong khoang miệng và thăm khám nha khoa định kỳ để phát hiện, điều trị các bệnh lý kịp thời.
Chế độ ăn uống
Về chế độ ăn uống, nếu bạn bị các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm dạ dày hay trào ngược dạ dày, bạn nên ăn nhiều rau củ quả tươi và ngũ cốc có chứa nhiều vitamin, chất xơ để giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Đồng thời, bạn cũng nên giảm đường, muối và chất béo động vật trong khẩu phần ăn hằng ngày để tránh xuất hiện các triệu chứng của trào ngược dạ dày và giảm sự phát triển của vi khuẩn có hại ở trong khoang miệng.
Thói quen lành mạnh
Bạn cần xây dựng một thói quen lành mạnh bằng cách tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ hoặc đánh cầu. Hoạt động thể thao giúp cho tinh thần khỏe mạnh và cơ thể tiết ra hormon endorphin giúp tăng cường sức đề kháng và khả năng lành thương của niêm mạc họng. Và nên hạn chế uống rượu bia.
Hôi miệng từ cổ họng gây ra rất nhiều điều bất tiện cho bạn. Tìm hiểu chính xác nguyên nhân chính là chìa khóa để giúp bạn cải thiện hơi thở. Nhưng nếu tình trạng này kéo theo các dấu hiệu về bệnh lý liên quan khác thì bạn nên thăm khám nha khoa ngay nhé.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh