Nang thân răng là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?
Nang thân răng là một trong những bệnh lý nha khoa thường gặp. Vậy nang thân răng là gì? Tình trạng này có nguy hiểm không? Điều trị bệnh như thế nào hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này cho bạn.
Nang thân răng là gì?
Nang thân răng là một dạng nang biểu mô của xương hàm, bao 1 phần hoặc toàn bộ thân răng, tình trạng này thường liên quan tới thân răng ngầm hoặc răng thừa mọc ngầm.
Đa số nang răng phát triển từ răng sâu hoặc răng bị nhiễm trùng, hoại tử. Các nang giải phóng độc tố ngược trở lại răng sẽ khiến răng bị viêm nhiễm nặng hơn. Khi các vùng bị viêm tiếp tục kích thích biểu mô Malassez nằm quanh dây chằng răng bị phá hủy, hình thành nên nang răng. Nang răng càng lớn, xương răng càng bị chèn ép và giải phóng lượng lớn độc tố gây mòn xương, làm xương bị mỏng dần, dễ tiêu răng hơn.
Nguyên nhân gây nang thân răng
Nang thân răng hình thành khi tích tụ dịch giữa biểu mô men và thân răng ngầm. Quá trình này bị kích hoạt bởi nhiều yếu tố như:
- Răng khôn mọc lệch hoặc không mọc hoàn toàn: Răng khôn là nguyên nhân phổ biến gây ra nang thân răng. Khi răng khôn không thể mọc lên khỏi nướu, răng bị kẹt, gây ra áp lực và dẫn đến hình thành của nang.
- Răng mọc ngầm: Trong một số trường hợp, răng thừa mọc ngầm cũng có thể dẫn đến hình thành nang thân răng.
- Chấn thương hoặc nhiễm trùng: Tổn thương hoặc nhiễm trùng răng và xương hàm có thể làm kích thích sự phát triển của nang thân răng.
- Di truyền: Một số nghiên cứu cho thấy, di truyền đóng vai trò trong việc hình thành nang thân răng, đặc biệt ở những người có tiền sử gia đình mắc các vấn đề về răng miệng.
Triệu chứng nang thân răng
Nang thân răng thường khó phát hiện vì bệnh lý này phát triển âm thầm. Nang thân răng nhỏ thường không có triệu chứng lâm sàng. Chỉ khi nang thân răng đã trở nên nghiêm trọng, u nang lớn hơn 2cm thì bạn mới thấy các dấu hiệu như:
- Sưng nướu.
- Đau nhói.
- Nhức buốt.
- Răng nhạy cảm.
- Khó khăn khi di chuyển hàm.
- Viêm mô nướu các răng xung quanh.
- Miệng có vị lạ.
- Răng lung lay.
Nếu nang thân răng làm răng lung lay, bạn cũng có thể thấy giữa các răng dần hình thành các khoảng trống.
Nang thân răng có nguy hiểm không?
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nang thân răng có thể gây ra các biến chứng như:
- Nhiễm trùng lan rộng: Nang thân răng bị nhiễm khuẩn có thể lan rộng ra những khu vực xung quanh, gây áp xe và ảnh hưởng đến cấu trúc xương.
- Tiêu xương hàm: Nang gây tiêu xương hàm, làm suy yếu cấu trúc xương hàm và dẫn đến nguy cơ gãy xương.
- Tổn thương răng lân cận: Nang lớn có thể đẩy các răng xung quanh lệch khỏi vị trí ban đầu, gây rối loạn khớp cắn và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.
- Phát triển thành khối u: Mặc dù rất hiếm, nhưng một số trường hợp nang thân răng có thể biến đổi thành khối u ác tính nếu không được can thiệp kịp thời.
Phương pháp điều trị nang thân răng
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý nang thân răng mà bác sĩ sẽ điều trị bằng 2 phương pháp: phẫu thuật lấy bỏ nang và răng ngầm hoặc phẫu thuật mở thông nang.
- Phẫu thuật lấy bỏ nang và răng ngầm: Sử dụng cho nang có kích thước nhỏ cho đến trung bình. Đầu tiên bác sĩ sẽ thực hiện gây tê và rạch niêm mạc, bóc tách nướu sao cho lộ xương, sau đó là mở xương. Khi nang răng đã lộ ra ngoài, tiến hành lấy nang và răng ngầm. Cuối cùng bác sĩ sẽ tiến hành khâu đóng niêm mạc.
- Phẫu thuật mở thông nang: Dùng cho nang có kích thước lớn, xương bị phá hủy nhiều. Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê và rạch niêm mạc, bóc tách phần nướu sao cho lộ xương, sau đó là mở xương. Khi nang răng đã lộ ra ngoài, bác sĩ sẽ cắt bỏ đi 1 phần vỏ nang, sau đó khâu lộn niêm mạc vỏ nang, mở thông lòng nang ra khoang miệng. Sau phẫu thuật, bạn sẽ được kê thuốc kháng sinh. Sau phẫu thuật khoảng 1 tuần, bác sĩ sẽ làm máng bịt.
Nang thân răng có tái phát không?
Câu trả lời là: Có, sau khi điều trị, nếu không tuân thủ đúng theo đúng như chỉ định của bác sĩ thì sẽ có nguy cơ gây ra nhiễm trùng cao, và nang thân răng rất dễ tái lại. Do đó ngoài việc chăm sóc, vệ sinh khoang miệng và uống thuốc, bạn cần tái khám đúng theo chỉ định của bác sĩ để được theo dõi và điều trị kịp thời nếu bệnh lý này tái phát.
Cách phòng ngừa u nang thân răng
Hiện nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể gây nang thân răng. Do đó bạn cần thường xuyên duy trì chế độ chăm sóc răng miệng, thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ có thể kiểm tra và phát hiện kịp thời, đồng thời có thể lên kế hoạch điều trị bệnh ngay từ sớm.
Nang thân răng là bệnh lý thường gặp trong nha khoa, nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời và đúng cách là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn và ngăn ngừa các biến chứng có liên quan.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh