Nhiễm trùng chân răng là gì? Cách điều trị triệt để và an toàn
Nhiễm trùng chân răng là biến chứng nghiêm trọng của việc điều trị sâu răng không triệt để. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể dẫn tới triệu chứng áp xe răng, nhiễm trùng huyết, thậm chí là tử vong.
Nhiễm trùng răng là gì?
Nhiễm trùng răng là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào chân răng, gây ra sự tích tụ của mủ. Bệnh thường xuất phát từ vấn đề răng miệng như sâu răng không được chăm sóc hoặc từ các bệnh lý răng miệng trước đó.
Khi nhiễm trùng xảy ra, răng và mô xung quanh sẽ bị sưng tấy và kích ứng, tạo ra áp xe ở chân răng. Vì vậy, bác sĩ thường sẽ dùng thuốc kháng sinh hoặc thực hiện dẫn lưu để loại bỏ mủ và nhiễm trùng, hoặc nhổ răng trong trường hợp quá nguy hiểm.
Trong trường hợp không được điều trị, nhiễm trùng răng có thể lây lan sang các vùng khác như hàm, cổ, mặt và có thể gây đe dọa đến tính mạng của bạn. Vì vậy, việc chăm sóc và điều trị nhiễm trùng cần được thực hiện ngay lập tức để ngăn chặn sự lan rộng và duy trì sức khỏe tổng thể của cơ thể.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng răng
Răng bị nhiễm trùng có thể do những nguyên nhân sau đây:
Sâu răng nặng
Sâu răng xảy ra khi vi khuẩn phân hủy đường có trong thức ăn, đồ uống. Từ đó tạo ra axit tấn công và phá hủy mô cứng của răng khiến cho răng bị nhiễm trùng.
Răng bị nứt hoặc sứt mẻ
Khi gặp chấn thương do va chạm hoặc bị tai nạn, răng bị tác động dẫn đến sứt mẻ. Khi này, vi khuẩn thông qua các lỗ hở tấn công đến tủy răng và gây ra nhiễm trùng răng.
Bệnh nha chu
Bệnh nha chu khiến cho răng và các mô xung quanh răng bị nhiễm trùng. Nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng nhiễm trùng răng có thể lan đến xương và các mô nâng đỡ của răng.
Các yếu tố nguy cơ
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ khiến răng bị nhiễm trùng như hệ miễn dịch yếu, hút thuốc, vệ sinh răng miệng kém, bị khô miệng,…
Các dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng răng
Các dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng răng như:
- Đau răng: Người bệnh thường biểu hiện các cơn đau nhức răng kéo dài, thường lan rộng ra vùng như hàm, tai và thái dương.
- Răng nhạy cảm: Răng trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng, lạnh, có thể kèm theo cảm giác ê buốt kéo dài.
- Sưng lợi, viêm nhiễm: Vùng quanh răng bị đau có thể chuyển màu đỏ sậm, sưng to và có mủ. Nếu không được điều trị, mủ có thể làm hỏng những răng khác và gây ra hôi miệng.
- Thay đổi màu răng: Răng nhiễm trùng có thể thay đổi màu thành màu nâu đậm hoặc xám do tủy răng chết và các chất độc hại vẫn tồn tại bên trong.
- Sưng hạch: Sưng hạch có thể xuất hiện ở các vùng như xoang, hàm, hoặc hạch bạch huyết ở dưới hàm, thường đi kèm với các cơn đau nhức nhối.
- Sốt: Sốt là phản ứng thường gặp khi cơ thể phải đối mặt với tình trạng nhiễm trùng, dẫn đến tăng nhiệt độ cơ thể.
Nhiễm trùng răng có nguy hiểm không?
Răng bị nhiễm trùng là tình trạng nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến biến chứng sau đây:
Nang do răng
Nhiễm trùng răng nếu diễn biến nặng có thể hình thành khoang chứa dịch tích tụ ở dưới chân răng. Nang răng phát triển lâu ngày có thể làm tổn thương mô quanh chóp, tiêu xương răng, thậm chí rụng răng.
Nguy cơ mất răng
Nếu tình trạng nhiễm trùng không được điều trị kịp thời có thể phát triển nặng từ chân răng và lan đến xương hàm, mô mềm. Khi này, răng sẽ bị phá hủy nghiêm trọng, thậm chí phải nhổ răng để ngăn ngừa mầm bệnh lây lan.
Hoại tử sàn miệng
Đây là biến chứng nghiêm trọng có thể lan xuống vùng xương hàm và sản miệng. Từ đó, khu vực lưỡi, hàm, cằm cũng sẽ bị nhiễm trùng và tăng nguy cơ tử vong.
Nhiễm trùng huyết
Trường hợp răng nằm gần xoang hàm trên bị nhiễm trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng xoang. Thậm chí, có thể bị nhiễm trùng huyết khá nguy hiểm.
Ảnh hưởng tính mạng
Tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp, dẫn đến ngạt thở, ảnh hưởng tính mạng.
Cách điều trị nhiễm trùng răng
Tùy vào tình trạng nhiễm trùng, bác sĩ lựa chọn giải pháp điều trị phù hợp như sau:
- Dùng thuốc kháng sinh: Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Mỗi loại thuốc có thể kèm theo tác dụng phụ, vì thế bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp.
- Dẫn lưu ổ áp xe: Bác sĩ tiến hành cắt một đường nhỏ tại vị trí bị nhiễm trùng để mủ chảy ra ngoài. Bác sĩ cũng có thể đặt một ống thoát cao su để dẫn lưu mủ.
- Trám răng sâu: Để tránh vi khuẩn lây lan, bác sĩ dùng vật liệu nha khoa chuyên dụng để lấp đầy lỗ sâu trên răng, ngăn ngừa sự phát triển của sâu răng và bảo vệ răng khỏi vi khuẩn xâm nhập vết hở.
- Điều trị tủy: Bác sĩ tiến hành gây tê và lấy tủy răng đã chết. Sau đó, thực hiện trám bít ống tủy để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và tiến hành bọc mão sứ để bảo tồn răng thật bên trong.
- Nhổ răng: Trong trường hợp răng bị nhiễm trùng nghiêm trọng không thể điều trị, bác sĩ phải tiến hành nhổ răng.
Bài viết trên đây của Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN về những nguyên nhân và dấu hiệu nhiễm trùng răng. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm thông tin cần thiết tránh xảy ra tình trạng răng nhiễm trùng nhé!
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://kaiyennhakhoa.com/
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh