Răng bị đen trên bề mặt: Nguyên nhân và cách khắc phục
Răng bị đen trên bề mặt không chỉ khiến cho nụ cười mất tính thẩm mỹ mà còn là nguyên nhân của không ít các bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Vậy cách khắc phục hiệu quả cho tình trạng này.
Răng bị đen trên bề mặt là gì?
Răng bị đên trên bề mặt là tình trạng răng xuất hiện đốm đen trên bề mặt, hay còn được gọi là cao răng đen. Đây là kết quả của các mảng bám màu vàng hình thành và tích tụ ở răng nhưng không được vệ sinh đúng cách nên chuyển sang màu nâu đen hoặc màu đen.
Nguyên nhân răng bị đen trên bề mặt
Răng bị đen trên bề mặt là tình trạng mà khá nhiều người đã gặp phải, khiến bạn mất đi sự tự tin khi cười nói, giao tiếp do hàm răng bị xỉn màu, thiếu thẩm mỹ. Chưa kể, những vệt đen này tiềm ẩn nhiều vấn đề răng miệng nghiêm trọng khác.
Những đốm đen trên răng có thể từ các nguyên nhân sau:
- Mảng bám tích tụ nhiều trên răng: Sau các bữa ăn, nếu răng không được làm sạch, các mảng bám sẽ bị vôi hóa, cứng lại và bám quanh răng. Vôi răng sẽ chuyển thành màu nâu, đen sau một thời gian dài nếu không được cạo bỏ.
- Sâu răng: Sâu răng bị khoáng hóa và tình trạng sâu răng tiến triển khác đều có các đốm đen. Với người bị sâu răng khoáng hóa, vết đen sẽ xuất hiện tại rãnh trũng ở trên mặt nhai. Sâu răng tiến triển, bề mặt răng còn xuất hiện các lỗ thủng, khiến cho vụn thức ăn dễ bị mắc lại hơn.
- Ăn thực phẩm đậm màu, hút thuốc lá: Các mảng bám rất dễ nhiễm màu từ thực phẩm hoặc bất kỳ những gì chúng ta ăn uống, nạp vào cơ thể qua đường miệng. Những người thường xuyên sử dụng các thực phẩm đậm màu (cà phê, trà,…) và hút thuốc có nguy cơ cao khiến cho răng bị đen trên bề mặt.
- Men răng yếu: Những người có men răng yếu sẽ dễ gặp phải tình trạng thiểu sản men răng.
- Dùng nhiều kháng sinh hoặc nước chứa hàm lượng fluor cao: Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm xuất hiện các đốm đen ở trên răng.
- Chụp răng: Đường viền đen ở phần răng gần với nướu thường xuất hiện do quá trình oxy hóa của kim loại có trong chụp răng sau một khoảng thời gian dài sử dụng. Kết hợp với mảng bám và thức ăn tích tụ, hiện tượng này tạo ra một đường viền màu đen.
- Răng có vệt đen do di truyền Nếu trong gia đình bạn có người từng có tiền sử men răng yếu hay bị thiếu sản men răng tự nhiên, thì bạn cũng có khả năng mắc tương tự. Điều này tạo ra cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và ăn mòn men răng, gây ra tình trạng răng có những vết đen.
Vì sao nên loại bỏ các đốm đen trên răng?
Mảng bám trên răng có vết đen thường được xem là biến thể nặng của vôi răng thông thường. Việc không làm sạch sớm có thể gây ra những tác động không mong muốn như:
- Gây viêm nha chu, viêm nướu: Vi khuẩn có trong vôi răng đen có thể phá hủy men răng và xâm nhập vào trong nướu, gây ra các bệnh lý như viêm lợi và bệnh nha chu.
- Gây hôi miệng: Cao răng khi đã chuyển sang màu nâu hoặc đen thường đi kèm với tích tụ vi khuẩn. Điều này là một trong những nguyên nhân gây ra hôi miệng.
- Làm tụt nướu, tiêu xương, mất răng: Cao răng bị đen có thể làm gián đoạn liên kết giữa thân răng và nướu, dẫn đến tụt nướu chân răng. Ngoài ra, cao răng đen cũng có thể tác động vào xương hàm, gây tiêu xương và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng mất răng.
Phương pháp giúp loại bỏ tình trạng răng bị đen trên bề mặt
Dưới đây là những giải pháp nha khoa cho vấn đề răng có vết ố đen:
Lấy cao răng
Lấy cao răng là quy trình vệ sinh toàn bộ các mảng bám và cao răng bằng sóng siêu âm. Cách điều trị vết đen trên răng giúp loại bỏ hết cao răng bám trên bề mặt răng, mà bàn chải thông thường không thể làm sạch được, một cách nhẹ nhàng, không đau, không gây chảy máu.
Trám răng
Trám răng là kỹ thuật nha khoa sử dụng vật liệu để bổ sung vào vị trí mô răng bị thiếu. Hình thức được ưu tiên dùng trong các trường hợp xuất hiện những vết đen của răng do sâu răng nhẹ và chưa ảnh hưởng đến tủy răng.
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng bằng vật liệu sứ nhằm giúp phục hồi màu sắc và chức năng của răng như ban đầu. Đây là cách làm sạch vết ố đen trên răng áp dụng cho các trường hợp răng bị đốm đen ở kẽ răng, sâu hỏng nặng và trám răng không đảm bảo hiệu quả dài lâu.
Cách phòng ngừa răng bị đen
Đánh răng đúng cách hằng ngày
Để giảm nguy cơ tình trạng răng bị đen trên bề mặt, việc duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách là điều quan trọng nhất. Cần đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm, thay đổi bàn chải định kỳ sau ba tháng sử dụng hoặc khi lông bàn chải mòn, gãy.
Chú ý đến cách đánh răng, nên thực hiện theo chiều dọc của răng để loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn trên răng. Sử dụng kem đánh răng có chứa Fluoride để bảo vệ men răng và ngăn chặn sâu răng.
Thêm vào đó, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn dính ở kẽ răng. Điều này giúp giảm thiểu đi nguy cơ răng bị đen và cải thiện sức khỏe răng miệng.
Chế độ ăn uống khoa học
Để tránh tình trạng răng bị đen trên bề mặt, hạn chế ăn đồ ăn chứa đường và acid, vì có thể làm yếu men răng và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ra nguy cơ sâu răng. Thường xuyên uống nước và vệ sinh răng miệng sau khi ăn là cách hiệu quả để giữ cho răng luôn sạch sẽ và khỏe mạnh.
Lên lịch trình khám răng định kỳ tại nha khoa
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng nên duy trì vệ sinh răng miệng hàng ngày và khám răng định kỳ mỗi 6 tháng. Việc kiểm tra định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề răng miệng như sâu răng, lở loét miệng, vôi răng và nhiều vấn đề khác. Bác sĩ nha khoa sẽ đưa ra những lời khuyên và liệu pháp phù hợp, giúp bạn chủ động bảo vệ răng miệng và tránh tình trạng răng bị đen trên bề mặt cũng như các vấn đề khác về răng miệng.
Các nguyên nhân và cách khắc phục răng bị đen trên bề mặt đã được giải đáp trong bài viết này. Nếu bạn đang phải đối mặt với vấn đề này và cảm thấy mất tự tin, hãy đến nha khoa KAIYEN để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và các phương pháp điều trị hiện đại.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh