Dấu hiệu nhận biết sâu răng vào tủy: Tác hại và cách điều trị
Sâu răng vào tủy không chỉ khiến cho bạn mất ăn mất ngủ do đau nhức mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, việc nhận biết dấu hiệu sâu răng vào tủy là điều cực kỳ quan trọng để có cách điều trị kịp thời, hiệu quả.
Thế nào là sâu răng vào tủy?
Có nhiều dấu hiệu sâu răng vào tủy khác nhau, nhưng trước tiên, hãy cùng tìm hiểu như thế nào là răng sâu vào tủy. Đây là tình trạng sâu răng nặng, vi khuẩn, axit từ vi khuẩn không chỉ làm hư cấu trúc răng, gây tổn thương mô răng mà còn “tàn phá” nặng nề đến tủy răng.
Khi bị sâu răng vào tủy, bạn sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu. Còn trên bề mặt răng sẽ xuất hiện các vết sâu răng là những lỗ màu xám đen. Ngoài ra là hàng loạt các dấu hiệu sâu răng vào tủy khác, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn ở phần bên dưới.
Dấu hiệu sâu răng vào tủy
Sau đây là cách nhận biết sâu răng vào tuỷ qua từng giai đoạn tiến triển:
Giai đoạn đầu
Biểu hiện sâu răng vào tủy giai đoạn đầu là răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh hoặc khi trời trở lạnh. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp các cơn đau nhức răng thoáng qua.
Giai đoạn tiếp theo
Ở giai đoạn này, bệnh nhân cảm thấy đau răng dữ dội, thậm chí các cơn đau còn lan đến vùng đầu nhưng không xác định rõ bắt nguồn từ răng nào. Tình trạng này kéo dài khiến bạn không ăn nhai được, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Giai đoạn sau
Đây là giai đoạn có các dấu hiệu sâu răng vào tủy nghiêm trọng, dẫn đến hôi miệng, răng sâu và răng xung quanh bị viêm lợi, nướu có nốt trắng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy xuất hiện ổ mủ hoặc mủ chảy ra từ khu vực nướu ngang chân răng, mặt sưng, răng bị lung lay, gãy vỡ,…
Có nguy hiểm không khi sâu răng vào tủy? Các biến chứng thường gặp
Câu trả lời là có. Nếu sâu răng vào tủy không được điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng dưới đây:
- Gây hôi miệng: Răng bị sâu tạo thành hốc và bị vỡ nứt khiến cho thức ăn dễ dàng mắc vào, giúp vi khuẩn phát triển và gây ra mùi hôi trong khoang miệng. Ngoài ra, hoạt động ăn nhai cũng có thể khiến cho phần lợi bị viêm và gây ra hôi miệng.
- Vỡ thân răng: Răng bị sâu nặng sẽ trở nên yếu ớt và dễ vỡ. Khi thân răng vỡ thì sẽ ảnh hưởng đến chân răng và chóp răng.
- Nguy cơ mất răng: Tình trạng sâu răng nặng dẫn đến tủy răng bị chết, đồng thời phá hủy hoàn toàn thân răng và chân răng, từ đó làm tăng nguy cơ bị mất răng.
- Dễ mắc bệnh lý răng miệng: Bệnh nhân bị sâu răng vào tủy lâu ngày có thể mắc các bệnh lý về nha khoa như viêm nhiễm vùng chóp, viêm chân răng,…
- Sưng nướu: Khi bị viêm nhiễm, vùng chóp có thể hình thành ổ mủ khiến cho mặt bị sưng đau, răng lung lay, áp xe răng, thậm chí phải nhổ bỏ răng.
Bị sâu răng vào tủy thì điều trị thế nào?
Tùy vào tình trạng hiện tại của răng và các biến chứng do răng gây ra, bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị khác nhau:
Trường hợp răng sâu vào tủy ở giai đoạn đầu
Nhiều người thắc mắc trong giai đoạn đầu, sâu răng vào tủy có hàn được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Để thực hiện, bác sĩ sẽ gây tê mở buồng tủy, bơm rửa và làm sạch tủy nhiễm khuẩn. Sau đó, bác sĩ sẽ hàn trám bít ống tủy bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng nhằm ngăn ngừa vi khuẩn gây ra viêm nhiễm.
Trường hợp nhiễm trùng chóp răng do sâu răng vào tủy
Bác sĩ có thể chữa sâu răng vào tủy bằng cách thực hiện tiểu phẫu cắt cuống răng. Bác sĩ sẽ gây tê và tiến hành mở lợi, loại bỏ xương để lộ ra phần chóp bị nhiễm trùng và ổ viêm ở chân răng. Tiếp đến, bác sĩ sẽ hàn kín phần chân răng, lấp đầy lỗ chân răng và tiến hành khâu kín niêm mạc đã mở ra ban đầu.
Trường hợp răng sâu chết tủy
Với trường hợp răng sâu chết tủy, bác sĩ phải nhổ răng để tránh tình trạng nhiễm trùng toàn bộ tủy răng và ngăn chặn lây lan sang những răng bên cạnh. Để thực hiện, bác sĩ sẽ gây mê và nhổ răng nhẹ nhàng. Lưu ý, sau khi nhổ răng sâu, bạn nên phục hình răng càng sớm càng tốt.
Dù điều trị sâu răng ở giai đoạn nào, bạn cần lưu ý điều quan trọng nhất là nên thực hiện ở địa chỉ nha khoa uy tín, có bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại để bảo tồn răng thật tối đa.
Cách phòng ngừa tình trạng răng sâu ăn vào tủy
Thực tế thì các vấn đề về răng miệng, trong đó có sâu răng vào tủy có thể được phòng ngừa bằng các biện pháp sau.
- Chăm sóc răng miệng vào mỗi sáng và tối cũng như sau mỗi bữa ăn. Sử dụng bàn chải và kem đánh răng rồi chải răng theo chiều lên xuống để loại bỏ tối đa các mảng bám thức ăn và vi khuẩn.
- Với các trường hợp răng thưa, răng niềng thì bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa, tăm nước và nước súc miệng để gia tăng hiệu quả làm sạch.
- Khám răng và cạo vôi răng mỗi 3 đến 6 tháng/lần để kiểm soát các bệnh lý răng miệng. Nếu có vấn đề thì cũng kịp thời phát hiện và điều trị.
- Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, hạn chế ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh; cứng, dai, nhiều đường, nhiều dầu,…
- Ngay khi phát hiện các bất thường về sức khỏe răng miệng, bạn cần nên đi khám càng sớm càng tốt để được điều trị, phòng tránh các biến chứng.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://kaiyennhakhoa.com/
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh