Sưng nướu răng bao lâu thì khỏi? Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả
Sưng nướu răng là bệnh về nướu thể nhẹ, dễ mắc, gây kích ứng, đỏ và sưng (viêm) phần nướu quanh chân răng. Vậy sưng nướu răng bao lâu thì khỏi? Cách điều trị và phòng ngừa sưng nướu răng sao cho hiệu quả.
Sưng nướu răng là gì?
Sưng nướu răng hay viêm nướu là tình trạng mô nướu bị tổn thương do vi khuẩn trong các mảng bám còn sót lại do quá trình vệ sinh không sạch gây ra. Sưng nướu là bệnh lý phổ biến ở mọi lứa tuổi và không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.
Tuy nhiên, nếu sưng nướu răng có mủ là tình trạng viêm nướu ở giai đoạn khá nặng và không thể tự chữa khỏi tại nhà. Bạn cần đến phòng khám để bác sĩ kiểm tra và điều trị để tránh lan sang các răng xung quanh, tránh làm ảnh hưởng đến toàn bộ khoang miệng.
Nguyên nhân gây sưng nướu răng
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sưng nướu răng có mủ, thường gặp là các nguyên nhân sau:
Vệ sinh răng miệng kém
Đánh răng không đều hay đánh răng quá mạnh theo chiều ngang là nguyên nhân gây ra các mảng bám giúp vi khuẩn sinh sôi một cách mạnh mẽ.
Ăn uống không lành mạnh
Khi nạp quá nhiều thực phẩm có hàm lượng đường cao cùng nhiều chất tạo màu, chất bảo quản vào cơ thể sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn chuyển hóa và sinh trưởng làm ảnh hưởng đến men răng và tăng nguy cơ gây sâu răng.
Thay đổi nội tiết tố khi đang mang thai
Hai nội tiết tố Estrogen và Progestin gia tăng bất thường khiến cho mao mạch ở nướu phình to ra dẫn đến tình trạng huyết dịch ứ trệ và làm tăng tính thẩm thấu của thành mao mạch khiến cho nướu bị viêm. Nếu không được chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách, tình trạng viêm nướu sẽ ngày càng trầm trọng gây sưng phồng, dễ bị chảy máu và hình thành túi mủ.
Mọc răng khôn
Răng khôn mọc không chỉ gây đau buốt và khó chịu cho bạn trong quá trình mọc mà răng khôn còn mọc ngầm, mọc lệch và tác động sang cả các răng khác gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của răng miệng, trong đó có sưng nướu răng.
Các bệnh lý liên quan đến răng
Các trường hợp khiến tủy răng có thể bị lộ ra ngoài như bị mẻ, nứt, gãy do nhai cắn hay va chạm với lực quá mạnh có thể gây ra viêm nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm sẽ ngày càng nặng hơn và bắt đầu hình thành ổ mủ ở giữa răng và nướu hoặc gây áp xe chân răng. Bệnh sâu răng nếu không được điều trị triệt để cũng có thể gây ra tình trạng này.
Các thói quen xấu liên quan đến răng miệng
Các thói quen như dùng răng mở nắp chai, bao bì thực phẩm, cắn móng tay, thường xuyên nhai các thực phẩm cứng hay dùng tăm xỉa răng có thể làm cho nướu bị tổn thương.
Bệnh nha chu
Thông thường bệnh lý này phát triển qua hai giai đoạn là viêm nướu và viêm nha chu. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng khá mờ nhạt nên bạn thường có tâm lý chủ quan, không đến thăm khám tại nha khoa. Vì thế, khi bệnh tiến vào giai đoạn nhất định, nướu sẽ bị sưng phồng và gây ra chảy mủ ở giữa răng, nướu, thậm chí là áp xe răng.
Các bệnh lý khác
Những người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường và một số bệnh tự miễn khác sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý sưng nướu răng cao hơn.
Các nguyên nhân khác
Tác dụng phụ của một số loại thuốc, sử dụng xạ trị và thuốc điều trị ung thư và biến chứng của một số bệnh lý toàn thân,…
Sưng nướu răng bao lâu thì khỏi?
Sưng nướu răng bao lâu thì hỏi sẽ tùy thuộc vào mức độ bị viêm nhiễm cũng như nguyên nhân gây ra bệnh. Trong trường hợp sưng nướu nhẹ thì có thể điều trị khỏi trong khoảng 5 đến 7 ngày bằng các biện pháp như: vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày và đúng cách, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cạo vôi răng tại nha khoa,…
Tuy nhiên, những trường hợp sưng nướu đã phát triển mạnh với các biểu hiện như: tụt nướu, chảy máu chân răng và kéo dài, hơi thở có mùi hôi,… thì có thể cần mất vài tuần hoặc thậm chí vài tháng để hoàn toàn hồi phục.
Sưng nướu răng có nguy hiểm không?
Sưng nướu răng không chỉ gây đau nhức và khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Sưng nướu răng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng không chỉ là sức khỏe răng miệng mà còn lên toàn thân.
- Về sức khỏe răng miệng: Khi bị sưng nướu răng có mủ, túi mủ sẽ làm sưng một bên má, điều này sẽ ảnh hưởng đến các tổ chức xung quanh răng và làm các mô xung quanh răng như nướu, dây chằng và xương ổ răng tiêu dần. Khi đó, răng sẽ bị lung lay, thậm chí là nguy cơ mất răng.
- Về sức khỏe toàn thân: Sự gia tăng không ngừng của vi khuẩn sẽ làm vi khuẩn trong khoang miệng luôn ở mức cao. Chúng sẽ có cơ hội xâm nhập vào máu thông qua các vùng hở, viêm hoặc các điểm chảy máu trong răng để gây hại cho cơ quan trong cơ thể như hệ tuần hoàn, hệ hô hấp,…
Cách phòng ngừa viêm nướu răng
- Vệ sinh răng miệng tốt: Đánh răng trong 2 phút ít nhất 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần mỗi ngày. Hãy đánh răng sau mỗi bữa ăn chính hoặc các bữa ăn nhẹ theo lời khuyên của nha sĩ.
- Khám răng định kỳ: Thường xuyên thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/1 lần. Nếu bạn có các dấu hiệu tăng nguy cơ làm mắc bệnh lý viêm nha chu như bị khô miệng, dùng các loại thuốc hoặc hút thuốc, bạn cần được chăm sóc chuyên biệt và thường xuyên hơn. Chụp X-quang nha khoa hàng năm có thể giúp xác định các bệnh lý mà khám răng trực quan không phát hiện được và theo dõi những thay đổi về răng miệng.
- Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh: Ăn uống lành mạnh và kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Nếu bạn bị tiểu đường, khả năng sưng nướu cũng sẽ cao hơn và trầm trọng hơn.
Trên đây là toàn bộ các thông tin về vấn đề sưng nướu bao lâu thì khỏi. Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn sẽ hiểu và biết mình cần phải làm gì khi gặp các vấn đề này cũng như tự chăm sóc sức khỏe răng miệng thật tốt để phòng ngừa bệnh.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh