Vì sao không nên dùng tăm xỉa răng? Nên dùng gì để thay thế
Việc dùng tăm xỉa răng hằng ngày đã trở nên quá quen thuộc với mỗi người. Nhưng vì sao không nên dùng tăm xỉa răng?. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết được câu trả lời.
Mục đích của dùng tăm xỉa răng
Tăm xỉa răng được thiết kế với nhiều chất liệu khác nhau, có thể làm bằng tre hay bằng nhựa,... Tuy nhiên, chúng đều được chế tạo có đầu nhọn ở một hoặc hai đầu. Đầu nhọn của tăm với mục đích giúp lấy đi mảng bám, thức ăn vụn, nhất là bị giắt vào kẽ răng.
Vì sao không nên dùng tăm xỉa răng?
Vì sao không nên dùng tăm xỉa răng? Là thắc mắc của nhiều người có thói quen sử dụng tăm xỉa răng sau khi ăn. Xỉa răng là một thói quen không tốt. Kết cấu của răng vốn được sắp hàng ngay ngắn, kẽ hở giữa các chân răng đều được lợi và chân răng lấp đầy.
Người có hàm răng đều đẹp thì giữa các răng sẽ không có khe hở. Một số người thường dùng tăm để xỉa răng, khiến cho kẽ răng dần rộng ra, thức ăn nhét vào kẽ răng.
Thói quen xỉa răng bằng tăm có thể giúp lấy được thức ăn dư thừa từ trong kẽ răng nhưng ảnh hưởng đến răng và nướu. Khi xỉa răng sẽ vô tình dùng lực khiến cho chân răng dần lỏng ra, không những khiến cho thức ăn dễ dắt vào mà còn dễ gây ra sâu răng.
Tác hại của việc dùng tăm xỉa răng
Xỉa răng bằng tăm gây mòn răng
Cố gắng dùng tăm để lấy thức ăn giắt vào răng dẫn đến mài mòn men răng và gây chảy máu nướu. Tình trạng chân răng bị mài mòn sẽ không biểu hiện liền và khó nhận biết nên hầu như không nhận ra, tuy nhiên lâu dài thì răng âm thầm bị mài mòn. Nguyên nhân là do tăm cọ xát quá nhiều vào chân răng, tăm cứng và thô nên làm cho chân răng bị tổn thương.
Khi răng bị mài mòn, sẽ gây ra ê buốt và đau nhức khi ăn uống, nhất là thực phẩm nóng, lạnh gây ra kích ứng đến răng. Nếu không có cách xử lý sớm sẽ làm cho răng ngày càng yếu đi, dễ dàng lung lay và dễ gãy.
Xỉa răng gây viêm lợi
Tăm xỉa răng khá to và nhọn nên nếu dùng thì không thể làm sạch hoàn toàn. Phần nhọn của tăm có thể đâm vào nướu, nếu càng cố gắng dùng lực lấy thức ăn mắc kẹt sẽ càng làm cho nướu bị tổn thương. Khi nướu bị tổn thương, càng gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, vi khuẩn tấn công vào nướu gây ra bệnh lý về nướu hơn.
Nếu dùng tăm thường xuyên sẽ càng làm gia tăng áp lực lên nướu, khiến cho khe răng ngày càng rộng hơn. Điều này càng dễ làm cho thức ăn mắc kẹt nhiều hơn, tạo thành các mảng bám vi khuẩn gây nên các bệnh lý về răng miệng khác.
Xỉa răng gây tụt nướu, tụt lợi
Thói quen dùng tăm xỉa răng mỗi ngày là nguyên nhân gây tụt nướu và tụt lợi. Vì khi tăm cọ xát vào răng và lợi gây nên tình trạng viêm nhiễm và mòn cổ chân răng, từ đó, dẫn đến tụt lợi.
Thưa răng
Vì sao không nên dùng tăm xỉa răng? Dùng tăm xỉa răng trong thời gian dài với lực mạnh sẽ không tránh khỏi tình trạng kẽ răng ngày càng thưa đi, tạo nên các lỗ hỏng giữa chân răng. Những khe răng thưa này không chỉ gây ra mất thẩm mỹ mà còn khiến cho việc nhồi nhét thức ăn nhiều hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe của răng miệng.
Dùng tăm xỉa răng gây hôi miệng
Hôi miệng là tác hại của việc dùng tăm xỉa răng. Vì dùng tăm không chỉ không loại bỏ được thức ăn thừa mà còn dẫn đến nhiễm trùng, gây ra hôi miệng.
Ngoài ra, nếu như chất liệu làm tăm xỉa răng không đảm bảo là nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe chung. Vì có thể thành phần có chứa chất độc hại, không được sạch sẽ,...
Nên dùng chỉ nha khoa thay thế cho tăm xỉa răng
Sau khi đa biết được tác hại của việc dùng tăm xỉa răng để trả lời câu hỏi vì sao không nên dùng tăm xỉa răng, thì cách loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa như thế nào. Theo bác sĩ, thay vì dùng tăm xỉa răng, bạn nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn bị nhét vào kẽ răng.
Chỉ nha khoa là dụng cụ vệ sinh răng chuyên dụng. Chỉ nha khoa được thiết kế là sợi chỉ tơ mảnh được chế tác từ sợi nilong giúp bạn dễ dàng lấy vụn thức ăn ở kẽ răng. Chỉ nha khoa rất mỏng, mảnh nhưng lại có độ đàn hồi tốt và chắc chắn.
Dùng chỉ nha khoa thay thế tăm xỉa răng hằng ngày sẽ giúp ngăn ngừa được các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Từ đó, hạn chế hình thành cao răng gây ra viêm lợi, giúp răng lợi luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, để chỉ nha khoa phát huy được tối đa công dụng, mọi người nên lưu ý thực hiện đúng cách.
Các bước chăm sóc răng miệng đúng cách
Dưới đây là các chăm sóc răng miệng đúng cách:
- Sử dụng chỉ nha khoa: Loại bỏ thức ăn thừa bị nhét ở kẽ răng mà không gây ra tổn thương nướu và răng.
- Đánh răng đúng cách và thường xuyên: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, lựa chọn bàn chải lông mềm và thay bàn chải mỗi 3 tháng. Đánh răng đúng kỹ thuật để không gây ra tổn thương nướu và răng.
- Vệ sinh lưỡi: Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để thực hiện vệ sinh lưỡi mỗi ngày, nhất là sau khi ăn.
- Dùng nước súc miệng: Có thể là dùng nước muối hay nước súc miệng để làm sạch khoang miệng, bảo vệ răng nướu khỏi sự tấn công của vi khuẩn, ngăn ngừa mảng bám hình thành,...
- Kiểm tra răng định kỳ tại nha khoa: Nên từ 3 - 6 tháng đến nha khoa để kiểm tra tình trạng răng, cạo vôi răng cũng như phát hiện kịp thời những vấn đề về răng miệng.
Hy vọng những thông tin chia sẻ về vấn đề vì sao không nên dùng tăm xỉa răng đã được giải đáp. Từ đó, giúp bạn thay đổi thói quen xấu này để bảo vệ răng miệng khỏe hơn.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Đặt lịch hẹn

Mỗi lần đánh răng bao lâu là đủ? Lời khuyên từ chuyên gia

Răng ngắn phải làm sao? Cách khắc phục hiệu quả

Sâu chân răng: Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả

Khi nào cần cắt kẽ răng trong chỉnh nha? Quy trình thực hiện
