Một khớp cắn chuẩn mang đến rất lợi lợi ích cho con người cả về thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng. Đây cũng là điều mà bác sĩ luôn hướng tới trong các giải pháp nha khoa thẩm mỹ, giúp khách hàng có được hàm răng cân đối và nụ cười tự tin. Để hiểu rõ khớp cắn chuẩn là gì và làm như thế nào để có răng cắn chuẩn thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Nha khoa KAIYEN. Khớp cắn chuẩn là gì?Khớp cắn là sự tương quan giữa hàm trên và hàm dưới, cụ thể là độ cân cứng răng, xương hàm và diện tích tiếp xúc các răng hai hàm ở trạng thái nghỉ. Với một khớp cắn chuẩn thì cần đáp ứng sự cân đối, hài hòa với các bộ phận trên khuôn mặt như mắt, mũi, cằm, trán,… ở cả góc nghiêng và chính diện. Cùng với đó, khớp cắn đảm bảo các tiêu chí cân xứng về vòm hàm, cung răng và tỷ lệ, kích cỡ, vị trí và hướng mọc các răng trên hai hàm.Quan sát khớp cắn chuẩn theo góc nhìnThông thường, việc quan sát khớp cắn không dễ nhận dạng khớp cắn chuẩn cũng như các trường hợp sai khớp cắn khác. Khi đó sẽ phải tiến hành chụp X-quang cho phim chụp 3D sắc nét thì bác sĩ mới đánh giá chính xác được các tiêu chí chuẩn khớp cắn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thông qua một số dấu hiệu bên ngoài để hình dung khớp cắn chuẩn là như thế nào? Một số biểu hiện khi nhìn góc nghiêng, nhìn thẳng, nhìn từ trên xuống có thể giúp bạn đánh giá cơ bản về khớp cắn tại nhà. 1. Răng chuẩn khi nhìn thẳngQuan sát chính diện thì hàm răng chuẩn khớp cắn khi nhìn vào sẽ thấy đường nối khe hở giữa 2 răng cửa hàm trên và hàm dưới thẳng nhau. Cung hàm trên rộng hơn cung hàm dưới, ở trạng thái nghỉ hàm trên bao phủ hàm dưới và che lấp không quá 25%. 2. Khớp cắn chuẩn khi nhìn nghiêngTrường hợp khớp cắn chuẩn khi nhìn nghiêng sẽ khó quan sát hơn. Nhưng nhìn chung sẽ có biểu hiện mặt trong của răng cửa hàm trên chạm nhẹ vào mặt ngoài răng cửa hàm dưới. Răng cửa hàm trên luôn nằm ngoài răng cửa hàm dưới, nhưng không cách quá xa. Xét đến phía răng hàm thì rìa cắn phía trước của răng hàm trên sẽ nằm giữa mặt cắn của răng hàm dưới. Khớp cắn như thế nào nếu quan sát góc nghiêng sẽ không thể thấy rõ được, tốt nhất nên chụp X-quang và có sự chẩn đoán chính xác từ bác sĩ. 3. Khớp chuẩn khi nhìn từ trên xuốngNếu nhìn từ trên xuống dưới theo hoặc ngược lại thì sẽ thấy răng cắn chuẩn với một hàm răng thẳng đều trên một đường cong (đường cung hàm). Chúng không có khe hở giữa các răng, không chen chúc mà được sắp xếp ngay ngắn. Tiêu chí đánh giá hàm răng chuẩn khớp cắnTrong nha khoa, để đánh giá một khớp cắn chuẩn cần đáp ứng những tiêu chí sau đây:1. Hàm răng và khuôn mặt có tương quan hài hòaKhớp cắn phải tạo được sự hài hòa, cân xứng trên khuôn mặt. Cụ thể khớp cắn tương quan hài hòa với mắt – mũi – trán, khoảng cách giữa các phần này phải có tỷ lệ cân đối nhất định, giúp khuôn mặt trở nên ưa nhìn đạt thẩm mỹ cao. 2. Hàm trên và hàm dưới cân xứngHàm trên và hàm dưới của một khớp cắn chuẩn cũng cần có sự tương xứng hài hòa. Khi đó, các nhóm răng cửa, răng nanh phủ bên ngoài nhóm răng tương ứng ở hàm dưới. Đồng thời giữa các răng này phải có sự tiếp xúc ở trạng thái nghỉ ở vị trí khoảng 2/3 thân răng. 3. Trục đối xứng chuẩnThêm một yếu tố quyết định đến khớp cắn của hàm răng là dựa trên trục đối xứng khuôn mặt. Đường thẳng chạy dọc theo sống mũi chia khuôn mặt thành 2 phần chính là trục đối xứng. Nếu là khớp cắn chuẩn thì trục đối xứng sẽ chia đều trán, mũi, miệng, hàm răng, cằm thành 2 phần bằng nhau. 4. Tỷ lệ vàng của khuôn mặtTỷ vệ vàng của khuôn mặt được đánh giá dựa trên 3 phần diện tích bao gồm: Vị trí từ chân tóc đến đầu mũi, từ đầu mũi đến gốc mũi, từ gốc mũi đến hết cằm. Khi 3 phần này của khuôn mặt cân đối, hài hòa, không bị lệch kể cả khi cười nói thì chính là 1 biểu hiện của răng cắn chuẩn. Đồng thời, khuôn mặt khi đó sẽ thon dần về phía cằm, xương hàm nhọn và không bị thô kệch. Khớp cắn chuẩn mang đến những lợi ích gì?Có thể nhận thấy rõ ràng lợi ích của khớp cắn chuẩn về mặt thẩm mỹ, một hàm răng thẳng đều, khuôn mặt hài hòa chắc chắn sẽ giúp nụ cười của bạn trở nên rạng rỡ hơn. Khuôn mặt xinh đẹp cùng thần thái tự tin sẽ gây ấn tượng lớn cho người đối diện, tạo thiện cảm trong lần đầu gặp gỡ.Răng cắn chuẩn giúp bạn duy trì chức năng ăn nhai tốt, hàm nhai ổn định và hoạt động hiệu quả. Từ đó không gây áp lực quá lớn lên khớp cắn, tránh được tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm. Các vấn đề nói ngọng, nói không rõ chữ do sai khớp cắn cũng được ngăn ngừa hiệu quả. Với một hàm răng thẳng đều không chen chúc thì việc chải răng, làm sạch mảng bám sẽ dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng giắt thức ăn vào kẽ răng gây hôi miệng, viêm nướu, sâu răng. Còn nếu người bị sai khớp cắn thì có thể gặp phải một số tình trạng khó thở, nghiến răng,… gây tổn hại đến sức khỏe. Các dạng lệch khớp cắn thường gặpKhớp cắn ngượcKhớp cắn ngược hay răng móm là dạng sai khớp cắn khá phổ biến và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Biểu hiện của răng cắn ngược là hàm răng trên bị che phủ bởi hàm răng dưới, trái ngược với hàm răng có khớp cắn chuẩn. Khi đó, khuôn mặt bị gãy ở nhiều mức độ khác nhau, hàm răng dưới sẽ gây cản trở phía trước các răng hàm trên, xương hàm cũng sẽ bị ảnh hưởng là ỏ giai đoạn trẻ em còn đang tăng trưởng. Khớp cắn sâuKhớp cắn sâu được xác định bằng tỉ lệ răng cửa hàm trên phủ lên răng cửa hàm dưới theo chiều đứng. Nếu độ cắn sâu vượt mức 2-3 mm sẽ được đánh giá là khớp cắn sâu, tình trạng này tạo nên sự bất thường ở khớp cắn và thường gặp ở những người có răng chen chúc, khấp khểnh, có sự bất tương xứng giữa xương hàm và răng. Khớp cắn chéoĐây là dạng khớp cắn xảy ra khi các nhóm răng trên cung hàm không đều nhau, hàm trên và hàm dưới có cái thò ra thụt vào làm mất đối xứng hai hàm. Mức độ mất cân xứng hai hàm của khớp cắn chéo không có biểu hiện rõ ràng ra ngoài, thường thì khi quan sát khuôn mặt sẽ khó nhận ra. Nhưng thường những ai có khớp cắn chéo sẽ thấy họ cười không tự nhiên, nụ cười kém thẩm mỹ. Khớp cắn hởRăng cắn hở khi răng hàm trên và hàm dưới không chạm nhau ở nhóm răng trước (răng cửa, răng nanh) hoặc nhóm răng sau (răng hàm) khi đóng miệng hoàn toàn. Cấu trúc răng hai hàm có khe hở, có thể nhìn thấy lưỡi ở trạng thái nghỉ. Trường hợp này sẽ gặp khá nhiều vấn đề về phát âm, ăn nhai khó khăn, nụ cười kém duyên. Khớp cắn đối đầuKhớp cắn đối đầu hay khớp cắn đối đỉnh có đặc điểm là nhóm răng cửa hàm trên và nhóm răng cửa hàm dưới sẽ tiếp xúc với nhau ở rìa răng hai hàm khi ngậm miệng. Một số trường hợp răng cửa hàm dưới sẽ thụt vào trong một ít so với hàm trên, điều này dễ nhầm lẫn với khớp cắn chuẩn. Nếu không điều trị mà kéo dài tình trạng này thì khi ăn nhai dễ bị cứng, mỏi hàm, răng dễ bị bào mòn và mắc bệnh răng miệng như viêm tủy, sâu răng. Làm thế nào để có khớp cắn chuẩn?Nếu bạn gặp phải một trong những dạng sai khớp cắn ở trên thì hoàn toàn có thể khắc phục bằng các biện pháp nha khoa. Tùy vào mức độ lệch khớp cắn mà bác sĩ sẽ chỉ định một trong 3 phương pháp dưới đây để giúp bạn nhanh chóng sở hữu răng cắn chuẩn. 1. Niềng răng lệch khớp cắnNiềng răng thẩm mỹ là giải pháp được ưu tiên trong điều trị sai khớp cắn, nắn chỉnh răng đưa hai hàm về khớp cắn chuẩn và giúp các răng thẳng đều tăm tắp. Để niềng răng sẽ cần sử dụng các khí cụ nha khoa như mắc cài, dây cung, máng trong suốt hoặc một số khí cụ hỗ trợ khác như nong hàm, minivis, thun tách kẽ, chun chuỗi,… để cân đối khớp cắn. Dựa trên nhu cầu và khả năng tài chính cá nhân mà bạn có thể lựa chọn cho mình một kỹ thuật chỉnh nha phù hợp là niềng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài tự buộc hay niềng răng trong suốt. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc niềng răng mất bao lâu và thông thường sẽ cần từ 18 – 24 tháng chỉnh nha. 2. Bọc răng sứ thẩm mỹKỹ thuật bọc răng sứ áp dụng trong một số trường hợp sai khớp cắn nhẹ, các răng không quá chen chúc hay xô lệch. Để có khớp cắn chuẩn, bác sĩ sẽ tiến hành mài răng gốc với một tỷ lệ an toàn rồi chụp mão sứ bên ngoài răng thật. Quá trình này diễn ra khá nhanh chóng, chỉ mất khoảng 3 – 5 ngày là hoàn tất. 3. Phẫu thuật hàm hô, mómCác trường hợp sai khớp cắn xuất phát từ sự phát triển lệch lạc của xương hàm thì bọc răng sứ hay niềng răng sẽ không có hiệu quả. Lúc này cần tiến hành phẫu thuật xương hàm mới có thể điều chỉnh khớp cắn, cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Đây là thủ thuật nha khoa phức tạp can thiệp trực tiếp vào xương hàm, do đó bạn không nên chủ quan mà hãy cân nhắc kỹ lưỡng nha khoa điều trị, đảm bảo bác sĩ tay nghề cao và thiết bị nha khoa hiện đại.Thực tế, không nhiều người sở hữu hàm răng khớp cắn nếu không can thiệp các biện pháp điều trị. Tuy nhiên, sẽ có các mức độ sai lệch nhẹ không có biểu hiện rõ ràng, không ảnh hưởng quá lớn đến thẩm mỹ, chức năng ăn nhai hay sức khỏe răng miệng. Ngược lại với các trường hợp sai khớp cắn phức tạp thì sẽ là mối nguy hiểm tiềm ẩn mà bạn nên giải quyết càng sớm càng tốt.Để được thăm khám và tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, bạn có thể liên hệ với Nha khoa Quốc Tế KAIYEN – Nha khoa cấy ghép implant TP.HCM.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: https://kaiyennhakhoa.com/Hotline: 0813336666Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm