Niềng răng bị bật chân răng đâu là nguyên nhân gây nên?
Nhiều người nói rằng niềng răng có thể làm bật chân răng gây ra nguy hiểm, vậy thực tế có xảy ra tình trạng niềng răng bị bật chân răng không? Nguyên nhân nào gây nên?. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn về vấn đề này.
Dấu hiệu nhận biết niềng răng bị bật chân răng
Niềng răng bị bật chân răng thông thường có biểu hiện răng cụp vào trong chân răng bị lệch ra ngoài đối với hàm dưới. Hoặc cũng có thể là toàn bộ răng chìa ra ngoài quá mức, cả chóp chân răng và thân răng đều bị lộ ra ngoài.
Việc phát hiện sớm thông qua các dấu hiệu báo trước giúp bạn kịp thời thông báo cho bác sĩ điều trị là điều hết sức cần thiết. Dưới đây là một số dấu hiệu mà bạn có thể nhận biết bật chân răng:
Tụt nướu
Nướu răng bị tụt xuống là biểu hiện khi xương ổ răng che phủ mặt ngoài răng bị tiêu dần, đây là dấu hiệu khá thường gặp. Tụt nướu chân răng có thể đơn lẻ ở một răng hay nhiều răng thậm chí là hàng loạt răng.
Tụt nướu thường sẽ kèm theo ê buốt răng khi ăn uống các đồ lạnh, nướu dễ bị viêm, chảy máu. Tuy nhiên, một số người chỉ tụt nướu mà không bị ê buốt, viêm hay chảy máu.
Việc thường xuyên vệ sinh răng miệng và tự kiểm tra răng trong quá trình niềng là việc rất nên làm. Điều này giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để tránh nguy cơ gây ra biến chứng niềng răng hỏng về sau.
Lồi xương chân răng
Xương vùng chân răng lồi lên nhìn thấy rõ gờ uốn lượn ở mặt ngoài vùng răng là dấu hiệu thường gặp ở đa số người niềng răng.
Để nhận biết chân răng có bật ra ngoài hay không thì cần phải chuẩn đoán trên phim CT Scan 3D, tuy nhiên bạn cũng có thể tự kiểm tra một cách tương đối bằng cách vén môi ra nhìn xương vùng chân răng, hoặc dùng ngón tay sờ lên vùng chân răng để cảm nhận độ lộ, gồ lên của chân răng.
Tuy nhiên ở một số người có xương ổ răng mỏng thì vẫn có thể sờ thấy được những vùng lồi lõm nhưng chân răng vẫn chưa bật ra khỏi xương.
Lồi xương gồ ghề ở mặt ngoài các răng cửa hàm dưới và các răng nanh khá phổ biến ở nhiều người, có thể có trước khi niềng răng hoặc sau khi niềng răng một thời gian.
Cộm ở môi
Một số chân răng bật ra khỏi xương có thể làm bạn cảm thấy bị cộm, vướng ở môi. Nhưng đây là giai đoạn khá muộn, cũng nhiều người không hề cảm thấy bất kỳ dấu hiệu nào, cho đến khi bác sĩ tái khám thì tình trạng này đã tiến triển khá tiêu cực.
Răng lung lay nhiều
Răng khi bật ra khỏi xương thường lung lay nhiều. Lưu ý cần phải phân biệt với tình trạng răng lung lay nhẹ do quá trình niềng răng, răng cần có độ lung lay nhẹ để di chuyển đến vị trí mong muốn.
Tuy nhiên, khi phát hiện răng lung lay ở mức độ nhiều thì hãy thông báo ngay cho bác sĩ để kiểm tra tránh chân răng ngày càng bật ra ngoài xương nhiều hơn.
Chuẩn đoán xác định niềng răng bị bật chân răng
Để chuẩn đoán xác định niềng răng bị bật chân răng có bật ra ngoài hay không, mức độ nhiều hay ít. Các bác sĩ thường xem trên phim CT Scan 3D (Conebeam CT) để đánh giá.
Vì thực tế chỉ nhìn bằng mắt thường hoặc kiểm tra thông qua sờ thì cũng không thể kết luận chính xác chân răng có bật ra hay chưa, bởi một số trường hợp vẫn tồn tại một lớp xương mỏng che phủ chân răng bên dưới nướu.
Một số sai lầm khi nhận biết niềng răng bị bật chân răng
- Sờ hay nhìn thấy chân răng bị lồi ra thì kết luận là chân răng bật khỏi xương hàm. Đây là kết luận chưa chính xác, vì đôi khi vẫn còn tồn tại một lớp xương mỏng ở bên ngoài chân răng.
- Răng lung lay khi niềng răng là dấu hiệu niềng răng hỏng. Thực tế thì trong quá trình niềng răng, răng di chuyển luôn có mức độ lung lay nhất định, tùy vào tình trạng xương và lực tác dụng nên không phải răng bị lung lay là biến chứng của niềng răng sai cách.
- Bật chân răng là do niềng răng sai cách. Với quan niệm này chỉ đúng một phần, rất nhiều người chưa niềng răng đã có lồi xương chân răng sẵn có, xương che phủ chân răng mỏng hoặc thậm chí đã bị tiêu đi một phần, việc niềng răng làm bạn chú ý hơn và vô tình phát hiện ra.
- Răng bị bật ra ngoài là phải nhổ bỏ đi. Đây cũng là suy nghĩ của nhiều người, trên thực tế thì bác sĩ có thể có nhiều phương pháp giúp cho răng di chuyển lại vào bên trong xương hoặc vẫn bảo tồn răng bằng cách ghép thêm xương ở vùng chân răng bị lộ.
Việc chuẩn đoán niềng răng bị bật chân răng cần nhiều yếu tố, chứ không phải dựa trên phương pháp nhìn và sờ mà cảm nhận được.
Nguyên nhân khiến niềng răng bị bật chân răng
Chỉnh nha sai phương pháp
Không phải trường hợp sai lệch răng, sai lệch khớp cắn nào cũng có thể can thiệp bằng niềng răng. Nếu răng hô, móm, khấp khểnh do răng mọc không đúng vị trí thì niềng răng là một giải pháp tối ưu.
Nhưng trong trường hợp khiếm khuyết do xương hàm phát triển bị sai lệch thì niềng răng sẽ không hiệu quả, thậm chí nó còn làm khiếm khuyết này nghiêm trọng hơn.
Khi răng hô móm do xương hàm và thực hiện niềng răng thì lực kéo của khí cụ sẽ tác động làm cho răng dịch chuyển nhưng hàm thì không. Việc này sẽ dẫn đến tình trạng các răng bị cụp dần vào trong và có nguy cơ niềng răng bị bật chân răng.
Niềng răng sai kỹ thuật
Hầu hết các nha khoa hiện nay đều có dịch vụ niềng răng. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật tương đối khó và đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao nên việc niềng răng cần phải thận trọng.
Niềng răng cần thực hiện đúng quy trình, đúng kỹ thuật bởi bác sĩ có tay nghề cao và giàu kinh nghiệm. Như vậy bác sĩ sẽ kiểm soát tốt được mọi diễn biến trong suốt thời gian dài niềng răng.
Ngược lại, nếu bác sĩ thiếu kinh nghiệm chuyên môn thì niềng răng sẽ bị sai lệch như sử dụng lực kéo không phù hợp, đánh giá sai tình trạng răng và sẽ dẫn đến nhiều rủi ro.
Lực kéo quá mạnh khiến cho răng dịch chuyển sai hướng, mất kiểm soát và gây ra các biến chứng như răng lung lay, niềng răng bị rụng răng sớm làm mất răng vĩnh viễn,…
Chăm sóc răng niềng sai cách
Khi niềng răng bạn sẽ phải đeo khí cụ thường xuyên, đặc biệt là với các loại mắc cài phải đeo cố định trên cung hàm. Khi đó, việc ăn uống và vệ sinh răng miệng cũng sẽ khó khăn hơn và bạn cần phải có phương pháp chăm sóc hợp lý để niềng răng đạt được hiệu quả cao nhất.
Nếu việc vệ sinh răng miệng không tốt sẽ khiến cho thức ăn bị mắc kẹt trong kẽ răng hay mắc cài và không được làm sạch thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
Ngay cả việc đánh răng sai cách, dùng lực quá mạnh cũng sẽ gây tổn thương răng lợi đang nhạy cảm và biến chứng mòn men răng, bật chân răng.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Quá trình niềng răng sẽ khiến cho răng nhạy cảm và đôi khi là đau nhức gây khó khăn khi ăn nhai. Lúc này cần phải chú trọng hơn đến chế độ ăn uống để đảm bảo cho răng dịch chuyển ổn định, không chịu tác động mạnh từ bên ngoài.
Người niềng răng thường xuyên ăn đồ quá cứng, quá dai sẽ khiến cho răng và nướu bị tổn thương. Từ đó sẽ gây ra nhiều vấn đề về răng miệng và cả nguy cơ niềng răng bị bật chân răng gây nguy hiểm.
Niềng răng bị bật chân răng có nguy hiểm không?
Niềng răng bị bật chân răng là một biến chứng khá nguy hiểm. Tùy vào mỗi trường hợp, mà mức độ khác nhau của các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp khắc phục phù hợp với mỗi khách hàng. Việc chân răng bị bật ra có thể gây ra cảm giác không thoải mái và gây đau cho người niềng răng.
Nếu trường hợp chân răng bị bật ở mức độ nhẹ và chưa bị bật hoàn toàn ra khỏi xương ổ răng thì bác sĩ có thể xem xét, điều chỉnh và có thể tiếp tục quá trình niềng răng. Còn nếu tệ hơn, điều này có thể gây mất răng và lúc này bác sĩ cần phải xem xét phương pháp mới để thay thế cho răng đã mất.
Giải pháp khi niềng răng bị bật chân răng
Khi phát hiện hoặc nghi ngờ mình có dấu hiệu bị bật chân răng ra ngoài thì hãy thông báo ngay cho bác sĩ để có phương án xử lý thích hợp.
- Chụp phim chuẩn đoán mức độ lồi chân răng ra ngoài ít hay nhiều
- Ngưng lực kéo
- Điều chỉnh lại lực nghiêng của răng
- Có thể ép cho chân răng vào lại xương bằng kỹ thuật như thay mắc cài, bẻ dây cung…
- Có thể ghép xương vào phần chân răng bị lộ
- Theo dõi tủy răng và tái khám định kỳ
Chân răng bị bật khỏi xương hàm đặc biệt là vùng chóp răng khi đã tách khỏi xương hàm thì thông thường tủy răng sẽ bị tổn thương, có thể phải thực hiện lấy tủy sau điều trị ép chân răng vào. Những trường hợp quá nặng răng rơi ra ngoài hoặc xương hàm bị tiêu trầm trọng thì không thể giữ răng lại được.
Cách phòng tránh các biến chứng bật chân răng khi niềng
Tái khám đúng hẹn
Bạn nên tái khám theo đúng lịch hẹn để bác sĩ có thể kiểm tra và điều chỉnh lại răng di chuyển đến vị trí phù hợp. Thông báo ngay cho bác sĩ biết khi phát hiện có các dấu hiệu bật chân răng đã nên ở trên.
Chụp X-Quang định kỳ sau một khoảng thời gian điều trị
Bác sĩ nên chụp x quang thường xuyên sau mỗi 6 đến 8 tháng điều trị nhằm kiểm tra tổng quát các vấn đề về trục răng, vị trí của răng, kiểm soát tiêu chân răng, tiêu xương ổ răng… Khi phát hiện sớm thì việc điều chỉnh sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.
Sử dụng lực nhẹ, có kiểm soát
Sử dụng lực kéo nhẹ và liên tục luôn được các chuyên gia niềng răng khuyến khích. Tránh kéo răng quá mạnh, điều này không giúp răng di chuyển nhanh hơn mà còn gây ra tác dụng xấu cho xương hàm của khách hàng.
Lựa chọn nha khoa uy tín để thực hiện
Khi niềng răng bạn nên tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để niềng răng. Phòng khám nha khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ chuyên sâu về niềng răng, nhiều kinh nghiệm, lên kế hoạch và áp dụng kỹ thuật di chuyển răng chính xác và kỹ lưỡng.
Hiện nay đa số các nha khoa uy tín đều có sẵn máy chụp x quang, bạn có thể được chỉ định chụp ngay tại phòng khám. Trường hợp nghi ngờ hay khó đánh giá thì nên được chụp thêm phim CT Scan 3D (conebeam CT) để kiểm tra khi cần thiết.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Đặt lịch hẹn

Niềng răng bị bật chân răng đâu là nguyên nhân gây nên?

Xương hàm mỏng có niềng răng được không?

Niềng 1 răng có được không? Có hiệu quả không?

Niềng răng có làm mũi cao lên không? Gương mặt thay đổi như thế nào?
