Niềng răng bị ê buốt có sao không? Cách xử lý tốt nhất
Khi mới niềng răng, người niềng thường không tránh được một số vấn đề gây khó chịu. Chẳng hạn như: Cảm giác cộm, vướng bận, việc ăn nhai khó khăn hơn, hàm đau nhức, hôi miệng,… Ngoài ra, một số người còn bị ê buốt răng sau khi đeo niềng. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng ê buốt răng sau niềng là gì? Có nguy hiểm không? Cách làm răng hết ê buốt như thế nào? Bạn hãy cùng Nha khoa Kaiyen tìm hiểu ngay nhé!
Niềng răng bị ê buốt phải làm sao?
Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt khi niềng
Ê buốt răng là một tình trạng bệnh lý về răng cho thấy răng đang gặp tổn thương. Khi tình trạng răng yếu đi thì răng sẽ nhạy cảm hơn. Bệnh nhân có thể nhận thấy sự ê buốt rõ ràng bất chợt xuất hiện hoặc khi có các thực phẩm gây xúc tác.
Tình trạng ê buốt răng có thể gặp phải ở tất cả mọi người. Tuy nhiên, người niềng răng thường gặp bệnh lý này nhiều hơn do răng luôn trong trạng thái dịch chuyển từng chút, nhạy cảm hơn nhiều. Niềng răng bị ê buốt có thể do một số nguyên nhân dưới đây:
Lớp men răng bị tổn thương
Men răng là một lớp chất cứng chứa nhiều khoáng chất trong cơ thể con người. Men răng nằm trên bề mặt ngoài cùng của răng, có tác dụng giống như vỏ trứng bảo vệ những phần mềm có thể bị tổn thương phía trong răng. Lớp men răng có thể bị hư tổn và một khi đã bị hư tổn sẽ không có khả năng phục hồi.
Khi lớp men răng bị mòn, răng sẽ trở nên nhạy cảm với một số thức ăn nhất định như đồ ngọt, các loại nước uống quá nóng hoặc lạnh. Đây là lúc tình trạng ê buốt răng xuất hiện
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Những thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể làm mòn men răng. Chẳng hạn như:
- Lực chải răng quá mạnh
- Đánh răng ngay sau khi ăn
- Sử dụng bàn chải lông quá cứng
- Chải răng theo chiều ngang
Những thói quen xấu này có thể làm mòn men răng và gây tổn thương chân răng. Từ đó khiến răng nhạy cảm, dễ bị ê buốt.
Sử dụng nhiều thực phẩm không tốt cho răng
Bên cạnh thói quen vệ sinh răng miệng thì thực phẩm cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của răng. Đặc biệt là những thực phẩm có chứa nhiều axit như chanh, xoài, các nước uống soda,… Acid có trong những thực phẩm này sẽ làm mòn men răng, lộ ngà răng. Bên cạnh đó, những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh tác động đột ngột sẽ khiến cơn ê buốt kéo đến rõ rệt hơn.
Thực phẩm nhiều axit, quá nóng, quá lạnh không tốt cho men răng
Niềng răng bị ê buốt do nền răng yếu
Nền răng yếu cũng là một trong những nguyên nhân gặp phải ở nhiều người khiến răng ê buốt khi niềng. Các khí cụ niềng răng tác động lực kéo lên răng và xương hàm khiến răng ê đau 1-2 tuần.
Niềng răng sai kỹ thuật
Dù thực hiện niềng răng trong suốt hay mắc cài thì tay nghề bác sĩ đều là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến mức độ thành công của ca niềng răng. Tay nghề bác sĩ không tốt hay quy trình niềng răng bị đốt cháy giai đoạn, tác động lực kéo lớn lên răng sai cách có thể gây ra nhiều biến chứng như: ê buốt răng, đau nhức răng kéo dài, thậm chí hàm răng có thể bị xô lệch.
Cách cải thiện tình trạng răng bị ê buốt khi niềng
Nếu bạn đang lo lắng vì răng ê buốt khi niềng thì đừng quá lo lắng. Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn cải thiện tình trạng niềng răng bị ê buốt:
Sử dụng nước muối
Đây là cách cải thiện tình trạng răng ê buốt đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả đáng ngờ. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý chuyên dụng hoặc tự pha nước muối loãng súc miệng. Nên sử dụng ít nhất ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Nếu cơn đau ê buốt nặng hãy thoa thêm sáp nha khoa nhẹ lên các vị trí có mắc cài.
Dùng kem đánh răng giảm ê buốt
Hiện nay trên thị trường có những loại kem đánh răng đặc biệt được sản xuất riêng cho răng nhạy cảm. Chẳng hạn như: Sensodyne, Colgate’s Sensitive Pro-Relief, Crest,… Những loại kem đánh răng này cũng giúp cải thiện răng ê buốt khá hiệu quả. Bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn để lựa chọn được loại kem đánh răng phù hợp.
Thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ chỉnh nha
Làm sạch răng sâu hơn
Khi niềng răng, các mảng bám thức ăn sẽ nhiều và khó vệ sinh hơn. Vậy nên người niềng cần sử dụng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn bám ở kẽ răng. Sử dụng bàn chải lông mềm mại và vệ sinh răng 3-4 lần/ngày. Thói quen vệ sinh răng tốt giúp đảm bảo các mảng bám đồ ăn không bị giữ lại trên mắc cài. Đồng thời hạn chế được các bệnh lý về răng miệng như viêm lợi khi niềng răng, sâu răng,… đảm bảo thời gian niềng đúng kế hoạch.
Xem thêm:
Nong hàm có thay đổi khuôn mặt?
Bắt vít niềng răng là gì? Trường hợp nào phải cắm minivis?
Cẩn trọng trong vấn đề ăn uống
Như đã chia sẻ ở trên, thực phẩm là một trong những nguyên nhân khiến răng ê buốt. Bên cạnh việc tránh những thực phẩm không tốt trên thì bạn cũng cần ưu tiên chọn những đồ ăn mềm, dễ nuốt, không quá nóng cũng không quá lạnh. Hạn chế cử động hay hoạt động mạnh để giảm tác động lên cung hàm.
Chỉ dùng thuốc giảm đau khi thực sự cần thiết
Thuốc giảm đau chỉ sử dụng nếu cơn đau của bạn vượt quá sức chịu đựng. Advin hay Aleve là hai loại thuốc giảm cơn ê đau được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên trước khi uống thuốc giảm đau bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cách dùng và liều lượng chính xác.
Tuân thủ chỉ định của bác sĩ chỉnh nha
Tái khám định kỳ đúng hẹn và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bạn có hàm răng đẹp mà hạn chế được nhiều vấn đề không mong muốn về răng miệng.
Trên đây là một số chia sẻ về nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề niềng răng bị ê buốt. Sức khỏe răng miệng luôn cần được quan tâm thường xuyên để có thể can thiệp kịp thời nếu có vấn đề xảy ra. Vậy nên, bạn hãy thăm khám răng định kỳ và tìm cho mình địa chỉ khoa uy tín để bảo vệ hàm răng luôn chắc khỏe nhé!
NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Tham vấn: ThS.BS Phạm Thùy Dương