Niềng răng có làm răng yếu đi không? Cách bảo vệ hàm răng khi niềng
Hiện nay, niềng răng đang trở thành một phương pháp nha khoa được ưa chuộng bởi những tác dụng thực sự mà nó đem lại. Dưới sự tác động của mắc cài, khay niềng sẽ giúp răng di chuyển về đúng vị trí chuẩn, sự tác động này khiến nhiều khách hàng lo lắng liệu việc niềng răng có làm răng yếu đi không. Vậy sự thật là gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Niềng răng có làm răng yếu đi không?
Tìm hiểu về phương pháp niềng răng
Niềng răng là phương pháp dùng các khí cụ nha khoa chuyên dụng như mắc cài, dây thun, khay niềng trong suốt hoặc hàm giả tháo lắp nhằm dịch chuyển, điều chỉnh phương hướng của răng về đúng vị trí chuẩn. Hiện đây là một trào lưu thẩm mỹ nha khoa rất phổ biến và được xem là “cứu cánh” cho những ai có vấn đề về răng miệng như: răng vẩu, thưa, khấp khểnh,...
Phương pháp này phù hợp và an toàn với hầu hết mọi người. Đặc biệt đối với những khách hàng có nhu cầu khắc phục các nhược điểm trên hàm răng, cần giao tiếp nhiều hoặc thường xuyên đi du lịch. Với sự phát triển hiện đại của công nghệ nha khoa, hiện có nhiều phương pháp niềng khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu, chi phí và tình trạng răng của mỗi người.
Tác dụng khi niềng răng chỉnh nha có thể kể đến như:
- Tăng tính thẩm mỹ cho toàn bộ hàm răng, từ đó cải thiện sự tự tin.
- Hỗ trợ khớp cắn cân đối, hài hòa. Nhờ đó mà khả năng nhai trở nên tốt hơn.
- Ngăn ngừa các tác động xấu đến cung hàm và khớp thái dương.
Niềng răng giúp hỗ trợ khớp cắn cân đối, hài hòa
Tuy an toàn và mang lại nhiều tác dụng lớn đối với cung hàm, nhưng phương pháp niềng răng lại có nhiều vấn đề khiến người dùng băn khoăn. Đặc biệt là vấn đề “niềng răng có làm răng yếu đi không” là nỗi lo lắng của rất nhiều khách hàng trước khi đưa ra quyết định có nên thực hiện chỉnh nha hay không. Cùng tìm hiểu chi tiết trong phần tiếp theo nhé!
Niềng răng có làm răng yếu đi không?
Sự tác động của mắc cài, khay niềng trên răng khiến nhiều người có cảm giác răng đang bị lung lay và họ lo ngại rằng niềng răng xong răng có yếu đi không. Đặc biệt, đối với những trường hợp có hàm răng phức tạp thì niềng răng cần phải đi đôi với việc nhổ răng để đạt kết quả chỉnh nha tối ưu.
Với câu hỏi niềng răng có làm răng yếu đi không thì trên thực tế, phương pháp này không làm răng yếu đi, không gây ảnh hưởng xấu đến cấu trúc, hình dạng và không xâm lấn men răng. Trừ khi bạn được thực hiện bởi tay nghề bác sĩ không cao, kỹ thuật chưa tốt, vật liệu không đạt chuẩn thì răng có thể bị yếu đi.
Do vậy, để đưa ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Niềng răng có làm răng yếu đi không?” thì còn phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề bác sĩ cũng như vật liệu sử dụng. Ngoài ra, để kết quả niềng răng đạt hiệu quả cao thì những kỹ năng thực tế của bác sĩ khi điều chỉnh lực kéo là vô cùng quan trọng.
Răng có yếu đi sau niềng không phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ
Nếu bác sĩ thực hiện đúng quy trình, người bệnh tuân thủ theo đúng chỉ dẫn thì răng không những trở nên đều đặn hơn mà còn chắc khỏe như lúc ban đầu. Bởi chỉnh nha chỉ phát huy tác dụng tối đa nếu được thực hiện bởi bác sĩ giỏi, tay nghề cao và có kinh nghiệm lâu năm.
Như vậy, có thể kết luận rằng để quá trình niềng răng đạt hiệu quả và không gây ra những tác dụng phụ như răng yếu đi thì bạn nên chọn những phòng khám nha khoa uy tín, chất lượng. Khi răng dịch chuyển và dần ổn định thì xương quanh răng sẽ được tái cấu trúc lại, do đó không làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng sau này.
Những nguyên nhân khiến răng bị yếu đi khi niềng
Như đã giải thích ở phần trên, niềng răng là quá trình bác sĩ tác động lực vừa đủ để răng dịch chuyển theo đúng phác đồ điều trị ban đầu. Dưới đây là 2 nguyên nhân chính khiến răng có thể bị yếu đi khi niềng:
1. Niềng răng có làm răng yếu đi do phía bác sĩ
- Bác sĩ tính toán sai lực tác động: Nếu tác động lực quá mạnh sẽ làm cho răng bị lung lay, gãy rụng. Còn nếu tác động lực quá yếu thì thời gian niềng răng bị kéo dài, khiến cho răng dịch chuyển không đúng.
- Gắn mắc cài không chuẩn, dây thun không tạo ra đủ lực kéo khiến răng di chuyển lệch lạc. Ở vị trí lệch lạc cùng với tác động của lực kéo chưa phù hợp làm cho răng bị yếu đi.
- Tăng lực kéo và dây thun sớm khi răng mới dịch chuyển mà chưa ổn định lại, việc làm này có thể gây tổn thương đến xương hàm và dẫn tới tiêu xương.
- Người bệnh gặp các bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu nhưng bác sĩ không tiến hành điều trị trước khi niềng hoặc điều trị không triệt để cũng là nguyên nhân khiến niềng răng có làm răng yếu đi. Lúc này nướu và lợi bám vào chân răng yếu nên bạn có thể cảm thấy răng đang lung lay.
Lực siết không phù hợp khiến răng bị yếu đi
2. Nguyên nhân từ phía khách hàng
Do khách hàng không chú ý chăm sóc răng miệng trong thời gian niềng, không kiêng đồ ăn dai, cứng,… dẫn đến răng bị tổn thương trong thời gian dịch chuyển.
Cách xử lý răng bị yếu đi sau khi niềng
Mặc dù tỷ lệ trường hợp niềng răng có làm răng yếu đi là rất thấp nhưng không có nghĩa điều đó không xảy ra. Nếu không may rơi vào trường hợp này, tốt nhất bạn nên:
1. Tới gặp bác sĩ nha khoa sớm
Bạn nên liên hệ sớm với bác sĩ chỉnh nha của mình bởi bác sĩ là người điều trị trực tiếp cho bạn nên sẽ nắm rõ được nguyên nhân cũng như tình trạng răng của bạn. Ngoài ra, để xác định chính xác nguyên nhân tại sao niềng răng có làm răng yếu đi thì cần phải chụp X-quang để xem xét tình trạng xương và chân răng mới có thể đưa ra biện pháp xử lý phù hợp.
Nếu đơn thuần chỉ là răng yếu đi do bệnh nướu răng, bác sĩ sẽ thực hiện vài thủ thuật điều trị tại nha khoa hoặc kê đơn thuốc cho người bệnh sử dụng tại nhà. Trường hợp răng yếu do mật độ xương hàm kém, chân răng bị ngắn thì bác sĩ sẽ phải tiến hành ghép thêm xương cho răng.
2. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Khi thực hiện chỉnh nha, do xương hàm xung quanh được tái tạo lại nên sẽ xảy ra tình trạng chân răng dịch chuyển và trở nên yếu hơn trước. Tuy nhiên, về lâu dài, nó không phải lý do khiến bạn phải lo lắng niềng răng có làm răng yếu đi không. Do đó, tốt nhất trong những ngày đầu sau khi siết răng, bạn nên thận trọng trong vấn đề ăn uống.
Ăn thực phẩm mềm trong và sau quá trình niềng
Để tránh làm cho răng yếu đi, bạn cần hạn chế ăn các loại thực phẩm có thể tạo nhiều áp lực lên răng như các món dai, cứng, giòn,… Thay vào đó, bạn nên ăn đồ ăn mềm, được cắt nhỏ sẽ giúp hạn chế lực tác động quá mạnh lên răng.
3. Vệ sinh răng miệng thường xuyên
Trong suốt thời gian chỉnh nha, bạn cần phải duy trì vệ sinh răng miệng sạch sẽ để ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng. Việc làm này sẽ giúp sức khỏe răng lợi được bảo vệ tốt hơn, từ đó tránh được tình trạng răng sau niềng bị yếu đi do gặp phải các vấn đề về bệnh lý nha khoa.
Nếu những chia sẻ trên đây vẫn còn khiến bạn băn khoăn niềng răng có làm răng yếu đi thì đừng ngần ngại liên hệ tổng đài 081.333.6666 để được chuyên viên y tế của Nha khoa Quốc tế KAIYEN giải đáp chi tiết. Từ đó sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định có nên niềng răng thẩm mỹ hay không.
Tham vấn: ThS.BS Phạm Thùy Dương