Niềng răng tại nhà và những nguy cơ tiềm ẩn bạn nên biết
Niềng răng là một trong những phương pháp chỉnh nha được lựa chọn khá nhiều hiện nay. Nhiều người bị cuốn theo những lời hoa mỹ về các quảng cáo niềng răng tại nhà tiết kiệm chi phí và vô cùng tiện lợi.
Tuy nhiên, chất lượng, độ an toàn của những phương pháp này có thực sự hiệu quả? Cùng tìm hiểu dụng cụ niềng răng tại nhà được truyền tai nhau sử dụng có đem lại hiệu quả cho bạn không nhé!
Một số dụng cụ niềng răng tại nhà
1. Niềng răng tại nhà bằng dây thép tự chế
Tự niềng răng tại nhà bằng dây thép rất nguy hiểm nhưng lại được rất nhiều người ưa chuộng. Người niềng răng họ sẽ tự thiết kế dây thép và cố gắng tạo hình tương tự như phương pháp niềng răng mắc cài chuyên dụng trong nha khoa và đeo lên.
2. Bộ niềng răng tại nhà bằng mắc cài tự chế
Một số bạn tự tìm đến các cửa hàng bán dụng cụ y tế để mua dụng cụ niềng răng tại nhà hoặc mua trên các sàn thương mại điện tử sau đó thực hiện theo hướng dẫn trên mạng.
Các bộ niềng răng tại nhà được mua bán phổ biến trên thị trường chỉ với mức giá khoảng 200.000 – 300.000 VND. So với việc chỉnh nha tại nha khoa thông thường, đây là bộ niềng giá rất rẻ.
Các dụng cụ này thường là khay niềng silicon hoặc khay niềng bằng nhựa dùng được cho cả trẻ con và người lớn. Tuy nhiên chúng gần như được thiết kế với một thông số kỹ thuật chung và không có xuất xứ rõ ràng.
3. Niềng răng bằng dây thun
Dây thun là một dụng cụ niềng răng đơn giản tại nhà. Nhiều bạn thường sử dụng lực của dây chun nhằm di chuyển răng vào vị trí mong muốn để giúp các răng mọc lệch sát lại với nhau và trở nên thẳng hàng hơn.
Tự niềng răng tại nhà có hiệu quả không?
Như đã review về những dụng cụ niềng răng phía trên, chúng ta được biết có rất nhiều cách niềng răng tại nhà khác nhau. Có rất nhiều bộ dụng cụ được bán tràn lan trên mạng xã hội với vô vàn chủng loại, kích thước và màu sắc khác nhau. Tuy nhiên những dụng cụ niềng răng tại nhà này có thực sự hiệu quả như lời đồn thổi?
Rất nhiều chuyên gia trên thế giới đã lên tiếng cảnh báo về những tác hại khi dùng dụng cụ niềng răng tự chế ở nhà hay những sản phẩm được giao bán trôi nổi trên mạng xã hội. Đến nay vẫn chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh về mức độ hiệu quả mà phương pháp này đem lại.
Bạn chỉ nên niềng răng tại nhà khi có sự hướng dẫn và chỉ định của các bác sĩ. Không được tự ý mua hay chế những dụng cụ niềng gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Mối nguy tiềm ẩn khi sử dụng dụng cụ niềng răng
Khi niềng răng tại nhà thì bệnh nhân tự chẩn đoán và giám sát quá trình điều trị của chính mình. Toàn bộ quá trình này tiềm ẩn nhiều vấn đề và có khả năng vô cùng nguy hại.
Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), Hiệp hội Bác sĩ chỉnh nha Hoa Kỳ (AAO) và Hiệp hội Nha khoa Michigan đều đã đưa ra cảnh báo người tiêu dùng không nên niềng răng tại nhà.
Niềng răng tự chế tại nhà có khả năng khiến bạn phải trả giá lớn về sức khỏe tổng thể và tốn chi phí đến nha khoa chỉ để khắc phục. Dưới đây là những mối nguy tiềm ẩn nếu bạn tự sử dụng dụng cụ niềng răng tại nhà:
- Đau nhức xương, mòn răng và mất răng.
- Tổn thương hàm và nướu do không thể kiểm soát được lực tác động của mắc cài tự chế.
- Vi khuẩn từ các dụng cụ lạ như dây thép hay thun buộc có thể gây nhiễm trùng trong miệng của bạn. Chúng có thể đâm trực tiếp vào nướu, lợi gây chảy máu miệng và rất dễ viêm nhiễm.
- Tạo kẽ hở giữa các răng do không được cố định chân răng đúng cách.
- Tạo ra sự ê buốt cho răng.
- Cần đến nha khoa để khắc phục, thay thế răng đã mất.
Sở hữu nụ cười đẹp chuẩn hoa hậu khi niềng răng tại Nha khoa Quốc tế KAIYEN
Trước đây khi nhắc đến niềng răng, ai trong chúng ta cũng nghĩ ngay đến phương pháp niềng răng mắc cài. Tuy nhiên, rất nhiều người e ngại khi sử dụng biện pháp này bởi độ vướng víu và khó chịu. Hơn nữa khi niềng răng mắc cài, bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian khi vệ sinh răng miệng, bởi những mảng thức ăn cứng đầu bám xung quanh mắc cài.
Với sự phát triển của công nghệ niềng răng thế giới, đặc biệt là niềng răng công nghệ cao như Invisalign đã hoàn toàn thay đổi suy nghĩ của nhiều người. Khay niềng Invisalign có độ trong suốt cao, giúp bạn tự tin hơn khi cười mà không lo hở mắc cài như trước. Chất liệu mềm dẻo được làm từ SmartTrack rất thuận lợi khi bạn tháo ra và lắp vào dễ dàng.
Niềng răng Invisalign sẽ giúp hàm răng chuyển động nhẹ nhàng, thoải mái và đặc biệt không gây đau do tích hợp công nghệ SmartForce và SmartStage. Chính vì những ưu điểm nổi trội này mà nhiều người đã từ bỏ thói quen nguy hiểm khi tự niềng răng tại nhà và đến nha khoa nhiều hơn.
Nha khoa Quốc tế KAIYEN vinh dự khi đồng hành cùng nụ cười tỏa sáng của hoa hậu Đỗ Thị Hà. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, không ngoa khi khẳng định đây là nha khoa hàng đầu trong sự lựa chọn của không ít hoa hậu và á hậu Việt Nam.
Người trực tiếp thăm khám và theo dõi sát sao quy trình niềng răng của Hà chính là Bác sĩ/Thạc sĩ Phạm Thùy Dương – người cực kỳ giàu kinh nghiệm trong ngành chỉnh nha.
Bác sĩ Thùy Dương tốt nghiệp loại Giỏi chuyên ngành Răng – Hàm – Mặt thuộc Đại học Y Dược TP.HCM cùng tấm bằng Thạc sĩ Chỉnh nha tại trường Nha khoa London. Với thành tích học tập khủng cùng nhiều năm kinh nghiệm chỉnh nha với hơn 2000 ca và hơn 300 ca chỉnh nha Invisalign. Bác sĩ Thùy Dương cam kết sẽ giúp cho nụ cười tỏa nắng của bạn trở thành sự thật.
Thay vì tự dùng dụng cụ niềng răng tại nhà khiến sức khỏe của bạn gặp rủi ro, hãy lên lịch tư vấn với các bác sĩ từ Nha khoa quốc tế KAIYEN để thăm khám kịp thời. KAIYEN luôn không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và mang đến những giá trị bền vững cho mọi khách hàng.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các dụng cụ chỉnh nha tại nhà. Về cơ bản, phương pháp này không tốn kém chi phí, tuy nhiên nó không thực sự hiệu quả mà còn gây hại đến sức khỏe răng miệng của người bệnh. Nếu muốn sở hữu nụ cười đẹp và tự tin, bạn hãy đến trực tiếp Nha khoa Quốc tế KAIYEN để nhận được tư vấn niềng răng phù hợp.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
Hotline: 081.333.6666
Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Tham vấn: ThS.BS Phạm Thùy Dương
Đặt lịch hẹn

Các phương pháp niềng răng hiệu quả, loại nào nhanh nhất?

Niềng răng khớp cắn ngược: Quy trình, thời gian và giá bao nhiêu?

Có nên niềng răng ở người lớn không? Chi phí niềng bao nhiêu?

Chun liên hàm có tác dụng gì? Đeo giai đoạn nào? Lưu ý khi sử dụng
