Tuột dây cung khi niềng răng: Nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha giúp răng dịch chuyển dần về vị trí chuẩn trên cung hàm. Quá trình này thường sẽ kéo dài từ 1 – 3 năm hoặc lâu hơn tùy vào cơ địa của từng người. Vì thời gian chỉnh nha khá dài nên bạn sẽ khó tránh khỏi một vài sự cố. Trong đó, có rất nhiều người gặp phải tình trạng tuột dây cung khi niềng răng.
Vậy đâu là nguyên nhân? Cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Nha khoa Quốc tế KAIYEN tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Tuột dây cung khi niềng răng
Các trường hợp bung tuột dây cung khi niềng răng
Niềng răng mắc cài là kỹ thuật sử dụng các khí cụ chỉnh nha bao gồm mắc cài, dây cung và dây thun để tạo thành một hệ thống tạo lực di chuyển răng về vị trí mong muốn trên cung hàm. Những khí cụ này thì được làm từ rất nhiều vật liệu đa dạng như thép không gỉ, kim loại, sứ, pha lê, sapphire,… Do đó, chúng tạo được độ vững chắc và bám chặt trên bề mặt răng.
Dây cung là một khí cụ không thể thiếu trong quá trình chỉnh nha bằng mắc cài. Chúng có chức năng tạo lực kéo, điều chỉnh các răng bị xô lệch về vị trí thẳng hàng. Dây cung có cấu tạo mảnh và nằm trong các rãnh của mắc cài. Bác sĩ sẽ theo sát quá trình niềng răng của bạn để xem xét và điều chỉnh dây cung, mắc cài sao cho chúng được sát khít với nhau và tạo lực ổn định trên răng.
Tuy nhiên, một số trường hợp chưa đến thời hạn thăm khám đã gặp phải sự cố bung tuột dây cung khi niềng răng. Những trường hợp thường gặp là:
1. Dây cung bị tuột do lực siết răng quá mạnh
Nếu bác sĩ không điều chỉnh được lực siết phù hợp sẽ vô tình tạo áp lực lớn lên dây cung và các chốt mắc cài có thể bị gãy. Ngoài ra, dây cung cố định mắc cài và dây cung bị đứt đều có thể làm bung tuột dây cung ra khỏi rãnh mắc cài.
2. Dây cung bị cong vênh
Nếu dây cung không nằm sát khít trong rãnh mắc cài thì trong quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng cũng có thể làm bung tuột dây cung khi niềng răng. Răng sẽ không thể dịch chuyển như mong muốn ban đầu nên cần điều chỉnh kịp thời, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng.
Dây cung bị cong vênh cần phải điều chỉnh kịp thời
3. Dây cung thừa bị thò ra ngoài
Trong quá trình răng dịch chuyển, dây cung có thể bị thừa ở phần cuối mắc cài và thò dài ra ngoài. Nếu không xử lý kịp thời thì phần dây cung thừa này sẽ đâm vào má, lợi gây đau đớn, chảy máu. Nguy hiểm hơn là chọc vào cơ cắn gây co khít hàm.
4. Bị đứt dây cung
Thêm một trường hợp nữa có thể làm bung tuột dây cung khi niềng răng. Những áp lực và sự biến dạng từ bên trong hoặc do chịu tác động mạnh từ bên ngoài có thể khiến dây cung bị đứt, gãy. Khi liên kết này bị đứt sẽ làm dây cung lỏng ra và có thể tuột bất cứ khi nào, cho dù mắc cài vẫn bám chắc chắn trên răng.
Nguyên nhân làm tuột dây cung khi chỉnh nha
Bên cạnh quá trình răng dịch chuyển làm dư thừa dây cung thì các trường hợp tuột dây cung khác khi niềng răng có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
1. Do chế độ ăn uống khi niềng
Cách ăn uống của bạn có thể quyết định phần nào đến tuổi thọ của răng. Trong quá trình chỉnh nha, khách hàng luôn được khuyến cáo là nên sử dụng các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt để bảo vệ các khí cụ khỏi tác động của ngoại lực. Bởi những thực phẩm cứng và dai sẽ làm ảnh hưởng lớn đến hệ thống mắc cài khi ăn nhai, có thể làm tuột dây cung khi niềng răng bất cứ khi nào.
Nhai đồ cứng là nguyên nhân khiến dây cung bị tuột
2. Vệ sinh răng miệng sai cách
Vệ sinh răng đúng cách cũng là cách để bảo vệ hệ thống mắc cài, dây cung hoạt động tốt, không bị bung tuột trong quá trình sử dụng. Nếu bạn vệ sinh răng miệng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thì hệ thống mắc cài sẽ bền vững trên răng đến thời điểm tháo niềng. Ngược lại, nếu bạn chải răng quá mạnh, dùng bàn chải cứng thì rất dễ tác động đến dây cung và mắc cài.
Thay vào đó, bạn hãy chải răng thật nhẹ nhàng theo hướng vòng tròn từ trên xuống dưới để làm sạch mảng bám. Bên cạnh đó, có thể kết hợp với chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch kẽ răng. Không nên dùng tăm xỉa răng vì đây là thói quen không tốt do răng có thể bị suy yếu và làm tuột dây cung khi niềng răng.
3. Do hoạt động quá mạnh
Khi bạn vận động với cường độ cao hoặc chơi các môn thể thao cần sức mạnh thì có thể làm bung mắc cài và tuột dây cung khi niềng răng. Có nhiều người cho rằng trường hợp này sẽ không xảy ra. Nhưng trên thực tế, đã có rất nhiều khách hàng gặp sự cố tuột dây cung do hoạt động thể chất quá mạnh.
Do đó, trong thời gian niềng răng, bạn nên hạn chế chơi các trò chơi thể thao mạo hiểm, tránh vận động nhiều vì dễ xảy ra va chạm. Vì khi dây cung bị tuột có thể đâm vào má, nướu gây chảy máu, thậm chí còn bị viêm nhiễm mô mềm.
Tuột dây cung khi niềng răng do hoạt động thể chất quá mạnh
4. Sử dụng dây cung kém chất lượng
Nếu bạn niềng răng ở nha khoa kém uy tín thì khi thực hiện, bác sĩ tại đó sẽ sử dụng các khí cụ chỉnh nha kém chất lượng. Điều này không chỉ khiến việc chỉnh nha không mang lại kết quả tốt mà còn gây ra những sự cố không mong muốn như: Bung mắc cài, tuột dây cung, đứt dây thun,…và phải đến nha khoa để điều chỉnh lại.
Hậu quả nếu không xử lý ngay khi bị tuột dây cung
Tuột dây cung khi niềng răng cần phải được điều chỉnh nhanh chóng để không gây nhiều tác hại nghiêm trọng. Cụ thể:
- Dây cung bị tuột sẽ đâm vào má: Nếu bạn không có cách xử lý kịp thời, dây cung có thể đâm vào má, gây trầy xước và làm tổn thương mô mềm. Tuột dây cung khi niềng răng có thể tự điều chỉnh và khắc phục được. Tuy nhiên, việc làm này sẽ không thể đảm bảo an toàn tuyệt đối. Vì thế, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ hỗ trợ.
Dây cung bị tuột đâm vào môi, má
- Gián đoạn quá trình chỉnh nha: Khi gặp phải tình trạng này, nhiều người thường chọn cách cố định dây cung tạm thời rồi mới đến nha khoa. Nếu để một vài ngày thì không sao, nhưng nếu để quá lâu thì sẽ làm cản trở đến quá trình niềng và thời gian cũng bị kéo dài hơn so với dự kiến ban đầu.
Cách xử lý tình trạng bung tuột dây cung
Trong quá trình niềng răng, nếu dây cung bị tuột ra khỏi rãnh mắc cài thì bạn đừng quá lo lắng. Đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và hỗ trợ chính là giải pháp hữu hiệu nhất để khắc phục tình trạng này. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành tháo dây cung cũ và thay dây cung mới. Quá trình diễn ra rất nhanh chóng và nhẹ nhàng nên bạn không cần quá lo lắng.
Nếu bạn không kịp đến nha khoa thì hãy sử dụng sáp nha khoa vo tròn lại. Sau đó, gắn tạm thời dây cung vào rãnh mắc cài để cố định. Chú ý đặt sáp đúng vị trí, tránh đặt chênh, vênh. Cuối cùng, đừng quên liên hệ với nha khoa để thông báo sự cố và đặt lịch hẹn trong thời gian sớm nhất để được bác sĩ kiểm tra cố định lại dây cung an toàn nhé!
Xem thêm:
Dây thun niềng răng bị vàng: Nguyên nhân và cách xử lý
Niềng răng mắc cài hay niềng răng Invisalign
Cần làm gì để hạn chế tình trạng tuột dây cung khi niềng răng?
Để tránh tình trạng bung tuột dây cung khi niềng răng, bạn hãy lưu ý những điều sau:
Duy trì thói quen chăm sóc răng miệng
Quá trình vệ sinh răng miệng khi niềng răng sẽ góp phần quyết định đến kết quả niềng răng có như mong đợi hay không. Quá trình này có thể gặp khó khăn bởi sự cản trở của mắc cài. Thời gian chải răng khi đeo mắc cài phải nhiều hơn gấp 3 – 4 lần so với bình thường. Tuy nhiên, để có hàm răng chắc khỏe, bạn nên duy trì thói quen chăm sóc răng miệng thường xuyên và đúng cách.
Sử dụng bàn chải lông mềm hoặc bàn chải điện để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình làm sạch răng. Đầu bàn chải thuôn giúp các sợi lông mảnh len lỏi vào sâu bên trong. Chải dọc hoặc xoay tròn hoặc cũng có thể chải ngang nhẹ ở vị trí gắn mắc cài. Tránh dùng lực quá mạnh, điều đó không chỉ khiến nướu, lợi bị chảy máu mà còn làm tăng khả năng tuột dây cung khi niềng răng.
Tránh ăn thực phẩm dai, cứng
Ăn thực phẩm cứng hoặc dai có thể làm tăng nguy cơ gây bung tuột dây cung và mắc cài. Khi lực tác động lên răng quá lớn sẽ gây áp lực cho chức năng ăn nhai toàn hàm. Điều này có thể khiến dây thun niềng răng bị đứt, bung mắc cài và tuột dây cung khi niềng răng.
Tránh nhai đồ ăn dai như kẹo cao su
Vì thế, để đảm bảo độ bền cho các khí cụ niềng, bạn nên ăn thức ăn mềm, xé nhỏ, dễ nuốt như: Trứng, sữa, phô mai, cháo, súp, thịt viên, rau củ quả,…
Vận động nhẹ nhàng để tránh va đập
Khi niềng răng, bạn vẫn có thể chơi thể thao hoặc tập thể dục nhưng với cường độ nhẹ nhàng. Để đảm bảo an toàn, bạn có thể mang theo hàm bảo vệ. Nếu bạn đang có ý định tập gym, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ. Tránh tập các bài tập có cường độ mạnh vì sẽ khiến dây cung bị tuột trong quá trình niềng răng.
Tập thể dục nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến khí cụ niềng
Trên đây, Nha khoa Quốc tế KAIYEN đã chia sẻ đến bạn đọc nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tuột dây cung khi niềng răng. Hy vọng qua những thông tin trên, có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích để quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ nhất. Và bạn có thể cân nhắc thêm phương pháp niềng răng trong suốt không sử dụng mắc cài dây cung nên hạn chế được các sự cố khi chỉnh nha.
Nếu cần tư vấn về dịch vụ niềng răng thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây.
NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Tham vấn: ThS.BS Phạm Thùy Dương
Đặt lịch hẹn

Các phương pháp niềng răng hiệu quả, loại nào nhanh nhất?

Niềng răng khớp cắn ngược: Quy trình, thời gian và giá bao nhiêu?

Có nên niềng răng ở người lớn không? Chi phí niềng bao nhiêu?

Chun liên hàm có tác dụng gì? Đeo giai đoạn nào? Lưu ý khi sử dụng
