[Hỏi đáp] Viêm lợi có niềng răng được không?
Viêm lợi là bệnh lý răng miệng phổ biến có thể dễ dàng gặp phải ở nhiều bệnh nhân. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị viêm lợi nhẹ có thể tự khỏi được. Thế nhưng nếu chủ quan để tình trạng viêm lợi ngày càng nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng. Cũng bởi bệnh lý này đã khiến không ít khách hàng phải lăn tăn rằng viêm lợi có niềng răng được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này!
Bị viêm lợi có niềng răng được không?
Viêm lợi là gì?
Viêm lợi (viêm nướu) là bệnh lý răng miệng bị nhiễm trùng do vi khuẩn có hại trong khoang miệng tác động đến nướu. Tác nhân chính gây viêm lợi là do các mảng bám tích tụ trên răng không được vệ sinh sạch sẽ. Các mảng bám này là môi trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của các vi khuẩn.
Các triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân bị viêm lợi là nướu bị sưng đỏ, bị chảy máu chân răng khi đánh răng, răng dễ nhạy cảm hơn với đồ ăn nóng, lạnh, cay,….
Bị viêm lợi có niềng răng được không?
Khi sức khỏe răng miệng tốt, sự tác động của bộ khí cụ làm dịch chuyển răng sẽ diễn ra bình thường, không lo ngại vấn đề ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, nếu viêm lợi nặng không được điều trị kịp thời có thể sẽ gây ra tụt nướu. Thậm chí bệnh có thể tiến triển thành viêm nha chu, lâu dài sẽ có nguy cơ mất răng, tiêu xương hàm.
Chính vì vậy, theo quy trình niềng răng tiêu chuẩn, các bệnh lý về răng miệng phải được điều trị trước khi bắt đầu niềng răng. Vậy bị viêm lợi có niềng răng được không? Chắc chắn là không, dù viêm lợi nặng hay nhẹ cũng đều cần được điều trị khỏi hoàn toàn trước khi tiến hành niềng.
Các bệnh lý răng miệng cần điều trị khỏi hoàn toàn trước khi niềng răng chỉnh nha
Các trường hợp chống chỉ định niềng răng
Để đảm bảo quá trình niềng răng an toàn, tránh bị bật chân răng gây nhiều biến chứng nguy hiểm thì những trường hợp dưới đây được khuyến cáo không nên niềng răng chỉnh nha:
- Bệnh nhân bị viêm lợi, viêm nha chu chưa được kiểm soát và điều trị khỏi hoàn toàn.
- Bệnh nhân bị viêm lợi nặng đã tiến triển thành viêm nha chu. Tình trạng viêm nha chu đã ở mức nặng, có nguy cơ làm tiêu xương hàm, mất răng vĩnh viễn.
- Bệnh nhân cùng lúc bị viêm nha chu và bệnh lý toàn thân khác như: Rối loạn đông máu, tiểu đường, ung thư,…
- Khách hàng đã trồng răng Implant không niềng răng vào răng đã cấy ghép.
- Trên hàm đã có nhiều răng bọc răng sứ.
Để xác định được chính xác nhất tình trạng sức khỏe răng miệng hay khả năng niềng răng, tốt nhất bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.
Xem thêm:
Bọc răng sứ có niềng răng được không?
Niềng răng hô hàm nhẹ có được không?
[Tư vấn] Tiêu xương hàm có niềng răng được không?
Quy trình răng an toàn và hiệu quả
Dù đã biết viêm lợi có niềng răng được không, bạn nên biết thêm về quy trình niềng răng an toàn để đánh giá và đảm bảo nha khoa thực hiện uy tín không tối giản bất cứ bước thực hiện nào. Tùy vào nhu cầu, tình trạng răng miệng của từng bệnh nhân mà chi phí và thời gian niềng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, quy trình niềng tiêu chuẩn đều phải có các bước sau:
Đảm bảo thực hiện quy trình niềng răng tiêu chuẩn sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám, chụp X-quang, lấy mẫu răng hàm để xác định các bệnh lý cũng như mức độ lệch lạc của răng. Dựa trên các thông tin thu thập được bác sĩ sẽ tư vấn về lộ trình và chi phí niềng răng bao nhiêu tiền.
Bước 2: Lên phác đồ điều trị
Với sự hỗ trợ của thiết bị hiện đại cùng kinh nghiệm điều trị, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị và dự đoán kết quả niềng răng theo từng giai đoạn. Nếu khách hàng đang gặp bất cứ vấn đề răng miệng nào như: Viêm lợi, sâu răng,… sẽ cần điều trị trước rồi mới có thể tiếp tục quy trình niềng răng.
Bước 3: Vệ sinh răng miệng và lấy dấu hàm
Để thiết kế bộ khí cụ niềng phù hợp với tình trạng răng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ lấy dấu hàm. Dựa trên các dữ liệu thu thập được, khay niềng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với bệnh nhân. Trước khi lấy dấu hàm, việc vệ sinh răng miệng không thể bỏ qua để loại bỏ vi khuẩn có hại có thể xâm nhập trong quá trình lấy dấu hàm.
Bộ khí cụ, khay niềng được thiết kế riêng phù hợp với tình trạng răng của bệnh nhân
Bước 4: Gắn khí cụ chỉnh nha/khay niềng
Tùy vào phương pháp niềng mà bệnh nhân lựa chọn, bác sĩ sẽ thực hiện gắn bộ khí cụ chỉnh nha hay lắp khay niềng vào răng. Trong quá trình đeo khay niềng, bệnh nhân cần đến thăm khám đúng lịch hẹn hoặc liên hệ ngay với bác sẽ nếu có các dấu hiệu bất thường để được tư vấn và kịp thời xử lý.
Bước 5: Gỡ khí cụ chỉnh nha và đeo hàm duy trì
Sau khi răng đã về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm, hai bên khớp cắn cân đối, bác sĩ sẽ tiến hành tháo bộ khí cụ chỉnh nha để kết thúc quá trình niềng răng. Tuy nhiên, để duy trì được kết quả bác sĩ sẽ tư vấn đeo hàm duy trì thêm khoảng 6 tháng.
Trên đây là những thông tin giải đáp về “viêm lợi có niềng răng được không”. Hy vọng rằng bài viết đã mang đến cho bạn những chia sẻ hữu ích để niềng răng an toàn. Nếu bạn cần tư vấn thêm bất cứ vấn đề nào về các bệnh lý răng miệng, phương pháp niềng răng,… từ một nha khoa uy tín, đừng ngại ngần liên hệ ngay với Nha khoa Quốc tế Kaiyen theo địa chỉ dưới đây:
NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh