Bị nhiễm trùng khi bọc răng sứ phải làm sao?
Bị nhiễm trùng khi bọc răng sứ để lại hậu quả nghiêm trọng như răng đau buốt, sưng tấy,… Nguyên nhân có thể xuất phát từ cả yếu tố chủ quan lẫn yếu tố khách quan. Vậy tình trạng này phải làm sao, xử lý như thế nào cho hiệu quả thì hãy tìm hiểu thông tin dưới đây nhé.
Dấu hiệu bị nhiễm trùng khi bọc răng sứ
Bọc răng sứ là phương án phổ biến và rất nhiều người ưa chuộng. Bởi khả năng khắc phục hiệu quả tình trạng răng khuyết điểm về mặt chức năng và thẩm mỹ. Mang đến cho bạn hàm răng đều đẹp và trắng sáng hơn.
Tuy nhiên, không phải ca bọc răng sứ nào cũng thực hiện thành công. Không ít người đã gặp phải biến chứng nhiễm trùng sau khi làm răng sứ, với những biểu hiện như sau:
- Nướu có biểu hiện sưng và tấy đỏ.
- Vùng tiếp xúc giữa răng sứ với nướu và chân răng bị đau nhức, khó chịu.
- Chân răng chảy máu dù tác động nhẹ.
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Một số triệu chứng nghiêm trọng khác như:
- Có mủ tích tụ ở chân răng.
- Sốt, sưng hạch bạch huyết.
- Răng sứ bị lung lay, không còn chắc chắn.
- Cứng hàm, khó há miệng hoặc khi ăn uống.
Bị nhiễm trùng khi bọc răng sứ nguyên nhân do đâu
Trước khi tìm cách khắc phục tình trạng bị nhiễm trùng khi bọc răng sứ, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân vì sao xảy ra tình trạng trên. Có nhiều yếu tố tác động làm cho răng sứ của bạn không đạt hiệu quả như mong muốn.
Do mão sứ sai kích thước
Nếu sử dụng mão sứ có kích thước không phù hợp hoặc không đúng cách sẽ tạo ra áp lực lên chân răng và dây thần kinh. Lâu dần sẽ gây ra tình trạng bị viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng.
Do kỹ thuật không chính xác
Kỹ thuật mài răng đòi hỏi phải cực kỳ chuẩn xác mới có thể giúp cho mão sứ khớp với thân răng. Tuy nhiên khi gặp vấn đề sau, răng sứ bị nhiễm trùng rất dễ xảy ra:
– Mài răng không đúng với tỷ lệ có thể làm tổn thương cả ngà răng lẫn ống tủy. Điều này sẽ tăng thêm độ nhạy cảm và dẫn tới tình trạng xấu hơn.
– Khi bọc răng sứ, mão răng sứ không được khít với răng thật, bị thừa viền, lộ khoảng trống giữa răng thật và chân răng sứ. Thức ăn dễ bị mắc kẹt vào khoảng trống đó, khó làm sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây ra sâu răng, viêm tủy răng,…
Do mài răng sứ vào khoảng sinh học
Khoảng sinh học nay barier quanh răng có tác dụng chống lại vi khuẩn, ngăn ngừa sinh sôi, di chuyển xuống chân răng. Trong khi bọc sứ, barier quanh răng bị tác động quá mức ảnh hưởng đến sự phát triển của một barier khác. Nó đi kèm với các tình trạng tiêu xương và tụt lợi. Từ đó vi khuẩn sẽ phát triển mạnh gây ra viêm nướu và nhiễm trùng.
Do bệnh lý răng miệng
Hầu như bản thân chúng ta đều đang gặp các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,… Do vậy trước khi bọc răng sứ, điều kiện tiên quyết là phải trị tận gốc các bệnh lý này. Khi bệnh chưa khỏi, việc chụp mão sứ sẽ làm cho vi khuẩn phát triển bên trong. Từ đó dẫn tới bị nhiễm trùng, sưng đau.
Ngoài ra, ổ sâu mới cũng có thể hình thành giữa ranh giới của răng thật và răng sứ. Việc này làm cho răng bọc sứ bị đau nhức dai dẳng hơn. Nếu ổ sâu răng phát triển quá mạnh, tủy răng bị nhiễm trùng là điều khó tránh.
Do hở nướu
Một số người đánh răng quá mạnh dẫn tới bị hở nướu. Phần nướu răng bị tụt xuống, một phần chân răng bị lộ ra ngoài. Sau đó là cảm giác ê buốt, đau nhức kéo dài do răng sứ không còn sát với răng thật nữa.
Do bị dị ứng với mão răng
Mão răng sứ được chế tác từ các vật liệu khác nhau. Đều đã được kiểm định về tính an toàn và chất lượng trước khi sử dụng. Tuy nhiên một vài trường hợp có thể gây kích ứng, không phù hợp dẫn tới bị viêm.
Do dụng cụ thực hiện bọc răng sứ không đảm bảo
Trong quá trình bọc răng sứ, bác sĩ phải sử dụng nhiều dụng cụ khác nhau. Chỉ cần một dụng cụ không được đảm bảo tính vô trùng sạch sẽ cũng dẫn tới vi khuẩn lây lan dẫn đến viêm răng.
Do chăm sóc răng miệng của bạn sai cách
Không chỉ yếu tố bên ngoài từ đội ngũ bác sĩ, mão răng sứ mà đôi khi cách chăm sóc răng miệng của bạn cũng đang gặp vấn đề. Đánh răng không cẩn thận dễ làm cho các vụn thức ăn bị sót lại tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hôi miệng, sâu răng, viêm lợi. Sau một thời gian dài, vi khuẩn có thể xâm nhập và khiến cho răng bọc sứ bị nhiễm trùng.
Răng bọc sứ bị nhiễm trùng có tự khỏi được không?
Răng bọc sứ bị nhiễm trùng có tự khỏi được hay không là băn khoăn của rất nhiều người. Theo các chuyên gia, trường hợp này không thể tự khỏi được. Bạn cần phải đến địa chỉ nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị ngay. Nếu còn chủ quan sẽ làm cho tình trạng này nghiêm trọng hơn.
Các cách khắc phục bị nhiễm trùng khi bọc răng sứ
Khi có dấu hiệu nhiễm trùng khi bọc răng sứ, bạn cần phải đến nha khoa thăm khám càng sớm càng tốt, mới có thể ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm hơn.
Tại nha khoa, các bác sĩ có chuyên môn sẽ kiểm tra và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng răng của mỗi khách hàng:
- Cắt lợi, làm sạch ổ viêm nhiễm:
Trường hợp nhiễm trùng do phần khung răng sứ nằm sâu bên trong lợi và làm tổn thương đến lợi thì bác sĩ sẽ chỉ định cắt lợi để thực hiện nạo sạch ổ viêm. Bởi nếu không cắt lợi, viêm nhiễm có thể lan rộng gây ra tiêu xương ổ răng và kéo theo tình trạng mất răng.
- Cấy ghép lợi:
Cấy ghép lợi được chỉ định trong trường hợp răng sứ bị nhiễm trùng nghiêm trọng do bị xâm phạm quá nhiều đến khoảng sinh học. Đồng thời răng sứ không thể sử dụng được nữa.
Bác sĩ sẽ tiến hành ghép mô nướu nhằm giúp tái tạo lại hình dạng cho nướu răng, ngăn tụt nướu, tiêu xương và phục hồi khoảng sinh học quanh răng. Thông thường, bạn sẽ được ghép lợi kết hợp với bọc lại răng sứ để điều trị dứt điểm nhiễm trùng.
- Bọc lại răng sứ mới:
Nếu bọc răng sứ bị nhiễm trùng do nguyên nhân từ bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, thì phải tháo răng sứ đó ra để điều trị nhiễm trùng. Sau đó bọc lại mão sứ mới.
Bị nhiễm trùng khi bọc răng sứ chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân đã nêu ở trên đây. Tình trạng này dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, thậm chí là mất răng. Vì vậy, bạn cần đến nha khoa ngay khi răng miệng có những biểu hiện bất thường.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh