Lợi trùm khi niềng răng phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục
Trong quá trình niềng răng không chỉ răng mà lợi cũng có những chuyển biến nhất định. Nhiều người sẽ gặp phải tình trạng lợi trùm. Vậy lợi trùm khi niềng răng phải làm sao? Nguyên nhân gây ra và cách khắc phục như thế nào?. Bạn hãy tìm hiểu ngay vấn đề này ở bài viết dưới đây nhé.
Lợi trùm là gì?
Lợi trùm là phần lợi bao phủ lên trên bề mặt răng, thường xuyên bị tác động từ bên ngoài như thức ăn, nước hoặc từ răng khôn mọc lên.
Khi bị lợi trùm, bạn sẽ cảm thấy đau và khó chịu vì lúc này các vụn thức ăn tích tụ trong kẽ răng làm khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng. Lâu này không được làm sạch thì vi khuẩn phát triển gây nên viêm nhiễm khiến lợi bị sưng phồng, nặng hơn có thể ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
Lợi trùm thường xuất hiện trong độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi bởi đây là giai đoạn răng khôn mọc và phát triển ở người bình thường.
Dấu hiệu của lợi trùm khi niềng răng tương tự như khi mọc răng khôn. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là vùng lợi trong cùng của hàm bị sưng tấy và đau nhức, thậm chí xuất hiện mủ khi dùng tay ấn vào.
Biểu hiện nhận biết lợi trùm
Bằng mắt thường, bạn có thể dễ dàng nhận thấy phần lợi bị sưng phồng lên ở vị trí mọc răng khôn và thường xuất hiện ở răng khôn hàm dưới. Khi ấn vào một số trường hợp nghiêm trọng sẽ bị áp xe chảy mủ ở lợi, gây khó khăn cho việc ăn uống, bởi khi ăn hai hàm răng trên và dưới không trực tiếp chạm vào nhau mà bị cản lại bởi lợi trùm, dẫn đến việc mở hàm và miệng cũng khó khăn.
Khi viêm lợi trùm kéo dài bạn sẽ có nguy cơ bị sốt cao trên 38 độ, kèm theo sưng hạch ở cổ, gây chán ăn, ăn không ngon, cơ thể mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ gặp những biến chứng cao. Vì vậy, khi gặp các dấu hiệu bất thường, bạn nên tới các cơ sở nha khoa để được khám và xử lý.
Nguyên nhân bị lợi trùm khi niềng răng
1. Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Khi niềng răng, răng bạn có gắn mắc cài, dây cung, thun… sẽ gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng. Nếu không cẩn thận, thức ăn dễ dàng bám dính trên răng, lâu ngày không được làm sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, chúng sẽ tấn công vào mô nướu gây viêm nhiễm.
2. Bác sĩ niềng răng sai kỹ thuật
Nếu bạn niềng răng ở nha khoa không uy tín, bác sĩ không có chuyên môn, tay nghề, cơ sở vật chất kém cũng là một trong những nguyên nhân gây ra lợi trùm. Trường hợp bác sĩ gắn khâu không cẩn thận hoặc siết răng với lực quá mạnh sẽ gây biến chứng sưng lợi, đau nhức.
3. Không cung cấp đủ dinh dưỡng
Khi niềng răng, nhiều bạn cảm thấy đau và vướng xíu với mắc cài mà hạn chế việc ăn uống. Điều này khiến cho cơ thể không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin C hay Canxi. Khi đó răng, lợi sẽ yếu hơn bình thường, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây nên những bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu…
4. Răng khôn mọc lệch
Một vài trường hợp khi đang trong quá trình niềng răng, răng khôn mọc lệch nhưng không tiến hành nhổ kịp khiến răng đâm vào phần lợi xung quanh gây viêm nhiễm.
Hậu quả của viêm lợi trùm trong quá trình niềng răng
Tình trạng lợi trùm khi niềng răng không chỉ gây ra cảm giác đau nhức trong thời gian dài mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha như:
Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai
Với sự tấn công của vi khuẩn và lực tác động của hệ thống khí cụ khiến cho bạn bị đau nhức kéo dài, từ đó khiến việc ăn uống và sinh hoạt bị ảnh hưởng.
Tạo tiền đề cho các bệnh lý về răng miệng
Lợi trùm sưng to và bị răng đẩy lên tạo ra các khoảng trống lớn làm cho thức ăn thừa bám dính. Điều này khiến cho việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng gặp khó khăn. Khi cặn thức ăn thừa không được làm sạch sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn tấn công gây ra sâu răng, viêm nha chu… thậm chí là có thể phá hủy cấu trúc răng gây chết tủy.
Ngoài ra, viêm lợi trùm còn là nguyên nhân gây ra chảy máu chân răng. Lý do là bởi máu được dồn tụ về khu vực lợi bị sưng, từ đó khả năng bảo vệ răng và mạch máu của lợi bị giảm. Khi này, chỉ cần lực tác động nhẹ từ dụng cụ vệ sinh cũng có thể làm cho chân răng bị chảy máu.
Làm giảm hiệu quả chỉnh nha
Trường hợp bị viêm lợi trùm, bác sĩ cần tiến hành cắt lợi trùm hoặc nhổ răng khôn khiến cho thời gian niềng răng bị kéo dài. Khi này chi phí chỉnh nha sẽ phát sinh thêm khoản điều trị viêm lợi trùm. Nếu việc điều trị gặp rủi ro sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm; thậm chí cần phải tháo niềng không đúng lộ trình.
Bị lợi trùm khi niềng răng phải làm sao?
Khi bị lợi trùm, thức ăn có nhiều khả năng dính vào giữa nướu và răng nên việc làm sạch răng và nướu là rất khó khăn. Nếu những mảnh vụn này bị mắc trên răng quá lâu, chúng có thể kết hợp với axit trong nước bọt để hình thành vi khuẩn, gây nhiễm trùng và khiến lợi bị sưng tấy. Vì vậy, việc điều trị lợi trùm kịp thời rất quan trọng: vừa tránh để lợi viêm và vừa tránh ảnh hưởng đến tiến độ niềng răng.
Khi phát hiện các dấu hiệu bị trùm lợi bạn cần đến phòng khám nha khoa bạn đang niềng răng để kiểm tra. Càng được điều trị sớm bao nhiêu thì càng tốt vì bạn sẽ không phải bị đau và việc ăn uống cũng dễ dàng hơn.
Nếu chỉ bị nhẹ, bạn có thể điều trị tại nhà, tuy nhiên không nên tự ý dùng thuốc mà phải có sự hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn. Bạn cũng có thể súc miệng bằng nước muối loãng để giảm viêm. Thường xuyên uống nước ấm cũng làm dịu đi khó chịu ở lợi.
Còn trong trường hợp lợi bị viêm nặng hơn thì cần có phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Sau khi tiến hành thăm khám, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang để xác định vị trí của răng khôn sau đó tư vấn và đưa ra giải pháp tốt nhất để điều trị. Hiện nay, việc điều trị lợi trùm không còn khó khăn vì lợi trùm cũng không phải bệnh lý nguy hiểm. Để khắc phục tình trạng này cắt lợi trùm là giải pháp tối ưu nhất, tuy nhiên sẽ có có 2 trường hợp sau:
– Theo kết quả X-quang, nếu răng khôn không mọc lệch và thẳng hàng cùng với những răng khác thì có thể dễ dàng cắt bỏ phần lợi trùm.
– Trường hợp 2 đó răng khôn mọc lệch, gây đau và ảnh hưởng đến các răng khác thì không nên dùng biện pháp cắt lợi trùm. Với trường hợp này, phương pháp tốt nhất là nhổ răng khôn để giải quyết triệt để vấn đề.
Nên làm gì để ngăn chặn lợi trùm khi niềng răng?
Để khắc phục lợi trùm khi niềng răng, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
Có chế độ ăn uống đủ chất
Việc ăn uống không đủ chất là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm lợi. Bạn nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cùng các loại vitamin cần thiết để cơ thể có sức đề kháng chống lại vi khuẩn.
Các chuyên gia khuyến cáo người bị lợi trùm nên duy trì thói quen ăn 1 đến 2 hũ sữa chua mỗi ngày để giúp bổ sung lợi khuẩn và Acid Lactic. Thói quen này không chỉ giúp cân bằng hệ vi đường ruột mà còn giúp ức chế vi khuẩn gây hại cho khoang miệng, giúp ngăn ngừa hôi miệng và giảm triệu chứng sưng đau trong quá trình niềng răng.
Các loại nước ép từ hoa quả giúp ngăn chặn tình trạng viêm lợi trùm. Các loại vitamin có trong hoa quả giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và ngăn chặn vi khuẩn tấn công vào mô lợi.
Ngoài ra để ngăn chặn tình trạng lợi trùm khi niềng răng, bạn nên hạn chế các thực phẩm độc hại sau:
- Đồ ngọt và các thực phẩm nhiều đường tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công.
- Thực phẩm chức nhiều tinh bột có thể hình thành các mảng bám ở chân răng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào lợi.
- Bạn cũng nên hạn chế đồ chua, cay, nóng hoặc thực phẩm chứa nhiều axit gây cảm giác sót khi tiếp xúc với bề mặt lợi.
- Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê… trong quá trình chỉnh nha.
Chăm sóc răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng niềng đúng cách là một biện pháp hàng đầu giúp khắc phục lợi trùm khi niềng răng. Để hạn chế tình trạng viêm nhiễm lợi, bạn nên lưu ý các vấn đề sau:
- Sử dụng bàn chải lông mềm, mảnh để tránh gây tổn thương lợi.
- Vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày nhằm loại bỏ cặn thức ăn thừa trong khoang miệng.
- Kết hợp súc miệng bằng nước muối loãng 2 lần/ngày giúp hạn chế sự hôi miệng và ngăn ngừa không cho vi khuẩn tấn công vào lợi.
- Sử dụng thêm máy tăm nước, chỉ nha khoa… giúp lấy sạch cặn thức ăn thừa trong kẽ răng và mắc cài.
Lựa chọn cơ sở chỉnh nha được cấp phép hoạt động
Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín là điều kiện tiên quyết, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và kết quả thực hiện chỉnh nha. Bạn nên chọn niềng răng tại các cơ sở nha khoa được cấp phép để đảm bảo các yếu tố sau:
- Yếu tố vô trùng: Yếu tố vô trùng được ưu tiên hàng đầu. Nếu các thiết bị chỉnh nha không được tiệt trùng cẩn thận có thể tạo môi trường thuân lợi để vi khuẩn tấn công lợi gây lợi trùm khi niềng răng.
- Yếu tố con người: Tại các cơ sở nha khoa uy tín đều có đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề cao. Chính vì vậy, trong quá trình gắn khí cụ sẽ hạn chế được sai sót và rủi ro xảy ra gây tác động lớn đến lợi khiến lợi bị tổn thương, sưng tấy…
- Yếu tố trang thiết bị: Các cơ sở nha khoa được cấp phép hoạt động đều sở hữu trang bị máy móc và công nghệ hiện đại hỗ trợ cho khâu thăm khám và xét nghiệm ban đầu. Điều này giúp bác sĩ xác định được vị trí răng khôn từ đó đưa ra kế hoạch nhổ bỏ trước khi tiến hành niềng răng, giúp ngăn chặn viêm lợi trùm khi niềng răng.
Trên đây là những chia sẻ của Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN về vấn đề lợi trùm khi niềng răng. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn biết được cách khắc phục và phòng tránh niềng răng bị lợi trùm.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Đặt lịch hẹn

Lợi trùm khi niềng răng phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục

Tưa miệng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Có nên cạo vôi răng cho trẻ em không?

Tụt lợi có chữa được không? Cách phòng ngừa tụt lợi
