Tưa miệng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Tưa miệng là bệnh lý do nấm Candida, có thể gặp ở người lớn và trẻ em. Bệnh gây cảm giác đau nhức, khó chịu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy tưa miệng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh lý này? Hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu rõ hơn.
Tưa miệng là gì?
Tưa miệng (nấm miệng) là niêm mạc miệng nhiễm nấm Candida albicans – một loại vi nấm ký sinh bình thường trong miệng và không gây hại cơ thể. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi, có thể phát triển quá mức bao trùm khoang miệng và gây ra tưa miệng.
Tưa miệng chủ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Bệnh lý này khiến cho trẻ bị đau, khó nuốt thức ăn, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lý tưa miệng
Một trong những triệu chứng phổ biến là những mảng màu trắng kem, hơi nhô cao xuất hiện trong niêm mạc miệng, nhất là ở lưỡi hoặc trong má. Đôi khi cũng có thể nhìn thấy ở trong vòm miệng, amidan, lợi.... Các mảng trắng này có thể chuyển sang màu vàng phomai, xanh hoặc đen khi bị nặng. Những dấu hiệu khác như:
Đỏ và đau ở trong khóe miệng.
Chảy máu lưỡi, nhất là khi bạn chạm vào lưỡi.
Cảm giác đau rát khi nuốt nước bọt. Nhất là khi ăn đồ cay, nóng.
Khó nuốt đồ ăn khô cứng. Nếu bị nặng, gần như không ăn uống gì được.
Có cảm giác bị khô lưỡi.
Bị mất vị giác, ăn uống không được ngon miệng.
Ở trẻ em bị tưa miệng thường có triệu chứng như:
Trẻ quấy khóc liên tục, không chịu bú hay ăn uống gì.
Đầu lưỡi loang lổ và bị đỏ lên.
Khi trẻ bị tưa miệng bú mẹ có thể làm cho mẹ bị nhiễm nấm làm cho đầu vú bị đỏ, ngứa, hay nứt ở đầu núm vú.
Nguyên nhân gây bệnh tưa miệng
Nấm Candida tồn tại một lượng nhỏ ở trong khoang miệng, đường tiêu hóa và da của mỗi người. Chúng không gây hại nhưng nếu có yếu tố thuận lợi sẽ phát triển quá mức và dẫn đến tưa miệng. Tưa miệng có thể xảy ra ở người lớn và trẻ nhỏ, nhưng phổ biến là phụ nữ đang mang thai và trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
Sau đây là một số yếu tố làm cho tưa miệng phát triển quá mức:
- Sử dụng các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai,…
- Xạ trị hay hóa trị làm chết các tế bào khỏe mạnh tạo điều kiện cho nấm miệng phát triển
- Các căn bệnh làm suy yếu hệ thống miễn dịch như như HIV/AIDS, bạch cầu,…
- Mất cân bằng độ pH tại niêm mạc miệng
- Vệ sinh răng miệng sai cách
- Không vệ sinh miệng cho trẻ em sau khi cho trẻ bú hoặc ăn uống
- Tiểu đường không kiểm soát
- Hút thuốc lá, uống rượu bia
- Mang thai
Cách điều trị bệnh tưa miệng
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán tưa miệng
Để chẩn đoán tình trạng bệnh lý tưa miệng, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng cũng như hỏi thăm người bệnh các triệu chứng xảy ra. Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm để xác định xem bạn có bị tưa miệng không. Một vài xét nghiệm là:
Sinh thiết: Bác sĩ cạo một phần mô bị sưng ở niêm mạc miệng sau đó quan sát trên kính hiển vi để tìm kiếm nấm gây bệnh.
Cấy dịch cổ họng: Tìm kiếm nấm men gây ra bệnh.
Nội soi thực quản: Nếu bác sĩ nghi ngờ nấm đã xâm nhập vào trong thực quản.
Xét nghiệm máu: Xác định xem bạn có bị bệnh gì liên quan tới tưa miệng không.
Điều này rất quan trọng để tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa tưa miệng
Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế tưa miệng
Chế độ dinh dưỡng:
Uống nhiều nước.
Bổ sung thêm chất dinh dưỡng, thực phẩm tốt cho sức khỏe như đạm, xơ, vitamin nhóm B như thịt, trứng, rau xanh, vitamin C như các loại hoa quả, rau xanh.
Chế độ sinh hoạt:
Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị.
Dùng nước muối sinh lý để súc miệng.
Duy trì một lối sống tích cực, hạn chế tình trạng căng thẳng.
Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có các bất thường.
Thăm khám định kỳ để được bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn biến của bệnh lý này và để bác sĩ tìm ra hướng điều trị thích hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa thuyên giảm.
Cách phòng ngừa tưa miệng hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh lý hiệu quả, bạn có thể tham khảo gợi ý dưới đây:
Vệ sinh răng miệng tốt. Súc miệng với nước muối sinh lý.
Hạn chế việc hút thuốc lá và rượu, bia,…
Hạn chế sử dụng chung các món đồ vệ sinh cá nhân cũng như tiếp xúc trực tiếp với người bị tưa miệng
Đối với trẻ nhỏ, phòng ngừa hiệu quả bằng các phương pháp sau:
Sau khi ăn hoặc bú thì trẻ cần được vệ sinh răng miệng và lưỡi sạch sẽ. Sử dụng gạc mềm thấm nước muối sinh lý để vệ sinh cho bé.
Bình sữa và núm vú cần được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi dùng.
Không nên dùng chung bình sữa, núm vú hoặc các vật dụng cá nhân.
Sau khi bé uống thuốc, cần vệ sinh răng miệng cho trẻ thật sạch sẽ bằng nước muối sinh lý.
Hy vọng qua các thông tin hữu ích mà bài viết trên đã chia sẻ, bạn đã biết được tưa miệng là gì, nguyên nhân gây bệnh cũng như các cách điều trị hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề răng miệng, vui lòng liên hệ với Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN qua số hotline 081 333 6666 để nhận được sự tư vấn chu đáo nhất từ đội ngũ chuyên gia của chúng tôi.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 081.333.6666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh