Chân răng nhân tạo Implant: Quy trình thực hiện và giá thành
Cắm chân răng nhân tạo Implant thực chất là kỹ thuật cấy ghép Implant trong nha khoa. Tác dụng để phục hình răng mất từ 1 chiếc đơn lẻ đến toàn hàm giúp khôi phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Vậy quy trình cắm chân răng Implant như thế nào? Giá bao nhiêu tiền? Bài viết sau đây của KAIYEN sẽ giải đáp chi tiết cho bạn vấn đề này nhé!
Chân răng nhân tạo Implant: Quy trình thực hiện và giá thành
Cắm chân răng nhân tạo Implant như thế nào?
Cắm chân răng nhân tạo Implant là phương pháp phục hình chân răng đã mất bằng một loại trụ Implant có tính tương thích sinh học cao với cơ thể con người. Trụ Implant sẽ được bác sĩ đặt trực tiếp vào xương hàm của bệnh nhân, sau thời gian trụ răng tích hợp với xương sẽ cho độ ổn định cao, bền vững lâu dài.
Để hoàn tất răng Implant, bác sĩ sẽ lắp mão sứ lên trên chân răng nhân tạo thông qua khớp nối Abutment. Với cấu tạo tương tự như một chiếc răng thật, răng Implant được các chuyên gia đánh giá cao và khuyến khích khách hàng sử dụng để mang đến hiệu quả phục hình tối ưu.
Ưu nhược điểm khi trồng chân răng Implant
1. Ưu điểm của kỹ thuật cấy chân răng Implant
- Là kỹ thuật phục hình toàn diện, răng implant hoàn chỉnh như một chiếc răng thật.
- Cấu tạo răng Implant được gắn sát khít với nhau, mão sứ thiết kế với hình dáng, màu sắc hài hòa đạt thẩm mỹ cao.
- Răng Implant có khả năng chịu lực tốt, đáp ứng chức năng ăn nhai tối ưu cho người bệnh.
- Tuổi thọ lâu dài với thời gian sử dụng trung bình lên tới 25 năm, thậm chí có thể dùng được trọn đời nếu chăm sóc tốt.
- Không xâm lấn các răng kế cận như phương pháp trồng răng truyền thống, thực hiện độc lập tại vị trí mất răng.
- Chân răng nhân tạo Implant thay thế chân răng đã mất sẽ củng cố lực kích thích xương hàm, ngăn ngừa biến chứng tiêu xương, hóp má.
Chân răng Implant tạo lực kích thích xương hàm phát triển
2. Nhược điểm khi trồng răng Implant
- Chi phí cấy ghép chân răng Implant tương đối cao, là phương pháp có giá thành cao nhất trong tất cả các kỹ thuật phục hình.
- Không thực hiện được với trẻ em dưới 16 tuổi có răng và xương hàm chưa phát triển ổn định. Nếu thực hiện có thể khiến chân răng Implant bị mô nướu vùi lấp, bị lung lay, thậm chí gây biến chứng.
- Thời gian điều trị bị kéo dài vì phải chờ trụ Implant tích hợp với xương hàm, trường hợp càng phức tạp thì thời gian càng lâu.
- Cắm chân răng nhân tạo Implant không phù hợp với một số đối tượng, đặc biệt là những bệnh nhân mắc bệnh lý mãn tính.
Thời gian cấy chân răng nhân tạo Implant vào xương hàm
Bên trên chúng ta cũng đã đề cập đến thời gian cấy chân răng Implant. Mặc dù mất nhiều thời gian nhưng vì những lợi ích đạt được về mặt sức khỏe nên cấy Implant vẫn được ưu tiên thực hiện.
Quá trình thực hiện cắm chân răng Implant thì không quá lâu, chỉ mất khoảng 15 – 45 phút. Tuy nhiên, thời gian chờ trụ Implant tích hợp với xương hàm thì lâu hơn, trung bình là khoảng 2 – 6 tháng tùy từng trường hợp cụ thể. Đặc điểm của Titanium chế tạo lên trụ Implant là an toàn, lành tính với cơ thể con người, đặc biệt Titanium tương thích sinh học trong Implant nên đảm bảo độ bền vững sau một thời gian đặt trong xương hàm.
Với những trường hợp thiếu hụt xương hàm do mất răng lâu năm, xương hàm yếu, không đủ mật độ, thể tích xương sẽ phải thực hiện ghép xương hàm, nâng xoang. Lúc này, người bệnh sẽ cần thêm thời gian để lành thương, ổn định xương hàm nên quá trình cấy ghép Implant cũng sẽ kéo dài hơn.
Trường hợp ghép xương hàm mất nhiều thời gian điều trị
Quy trình thực hiện cấy ghép chân răng Implant
Để cắm chân răng nhân tạo Implant an toàn, đạt hiệu quả cao thì yêu cầu thực hiện với quy trình phục hình đạt chuẩn bộ Y Tế. Quá trình cấy ghép với bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cùng với trang thiết bị hiện đại sẽ giúp bạn yên tâm điều trị và mang đến nụ cười trọn vẹn.
- Bước 1: Thăm khám và lên kế hoạch điều trị
Khách hàng kiểm tra tổng quát răng miệng, chụp X-quang để chẩn đoán tình trạng bệnh lý và mức độ tiêu xương hàm. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân giải pháp trồng răng phù hợp, xác định số lượng chân răng nhân tạo cần thiết và chỉ định ghép xương hoặc không.
- Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm theo chỉ định
Cấy Implant trực tiếp vào xương hàm yêu cầu bệnh nhân có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh mãn tính khó kiểm soát. Do đó, trước khi tiến hành trồng răng người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đảm bảo có sức khỏe ổn định đáp ứng điều kiện phẫu thuật Implant.
- Bước 3: Phẫu thuật đặt chân răng nhân tạo Implant
Bác sĩ sử dụng gây tê tại chỗ để bệnh nhân không cảm thấy đau khi trồng răng. Tiếp đó, bác sĩ bộc lộ lợi và nhẹ nhàng đặt chân răng nhân tạo Implant vào trong xương hàm, có thể là mini Implant hoặc trụ Implant thông thường. Sau cùng, mô lợi sẽ được khâu kín lại để hoàn tất kỹ thuật đặt trụ răng.
Bác sĩ đặt trụ Implant vào trong xương hàm
- Bước 4: Tái khám, kiểm tra độ tích hợp của trụ Implant với xương hàm
Sau phẫu thuật khoảng 2 tuần, bệnh nhân đến nha khoa để kiểm tra tình trạng hồi phục, đánh giá khả năng lành thương ở vị trí cấy ghép trụ Implant. Sau đó bác sĩ sẽ đặt lịch hẹn để lấy dấu làm phục hình răng sứ trên Implant.
- Bước 5: Lấy dấu mẫu hàm
Thực hiện lấy dấu răng bằng thạch cao hoặc máy Scan hiện đại tùy vào nha khoa bạn điều trị. Lấy dấu răng nhằm mục đích làm phục hình trên chân răng Implant sau khi trụ răng tương thích với xương hàm khoảng 2-6 tháng.
- Bước 6: Lắp răng sứ cố định trên Implant
Bước cuối cùng trong quy trình cấy ghép Implant là gắn răng sứ trên Implant, hoàn tất phục hình với chức năng ăn nhai ổn định và tính thẩm mỹ cao.
Chi phí 1 chân răng nhân tạo Implant
Chi phí cấy 1 chân răng nhân tạo Implant sẽ khác nhau ở mỗi ca điều trị bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể là các tiêu chí về số lượng răng Implant, loại trụ Implant, nha khoa bạn điều trị.
Mức giá trồng răng Implant sẽ bao gồm giá trụ răng, giá mão răng sứ và khớp nối Abutment. Đối với các trường hợp bị tiêu xương hàm thì sẽ mất thêm chi phí ghép xương, nâng xoang và mức giá này tùy thuộc vào mức độ thiếu hụt nhiều hay ít của xương hàm.
Xem thêm: Abutment Implant là gì? Sử dụng như thế nào? Giá bao nhiêu?
Giá trồng răng Implant bao gồm trụ răng, mão sứ, Abutment
Thông thường, chi phí trọn gói khi cấy ghép răng Implant sẽ dao động trong khoảng 15 – 35 triệu đồng 1 răng. Tùy thuộc vào khả năng kinh tế và nhu cầu của bản thân mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn phục hình với loại trụ Implant có mức giá phù hợp.
Các loại trụ Implant phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo với giá thành khác nhau bao gồm: Implant Nobel Biocare (Mỹ, Implant Straumann (Thụy Sỹ), Implant Dentium (Hàn Quốc), Dentium Superline (Mỹ), Osstem (Hàn Quốc),…
Chân răng nhân tạo Implant mang đến hiệu quả phục hình tối ưu, thay thế được phần chân răng đã mất chứ không chỉ thân răng trên bề mặt như cầu sứ hay hàm tháo lắp. Hơn hết, Implant phù hợp với mọi tình trạng mất răng từ đơn lẻ 1 chiếc, nhiều chiếc đến toàn hàm. Do đó, bạn có thể cân nhắc phương pháp này để khôi phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho hàm răng, bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài.
Nếu bạn cần thăm khám hoặc tư vấn trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa thì bạn vui lòng liên hệ với Nha khoa Quốc Tế KAIYEN theo địa chỉ dưới đây:
NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Tham vấn: Bác sĩ Nguyễn Hồng Huy