Cách khắc phục khi bị dắt thức ăn bên dưới phục hình Implant
Cấy ghép Implant là giải pháp thay thế răng mất hiện đại và được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. Tuy nhiên, sau một thời gian phục hình nhiều khách hàng gặp phải tình trạng bị dắt thức ăn bên dưới phục hình Implant.
Cùng nghe phân tích của bác sĩ Trần Thanh Phong – chuyên gia trong lĩnh vực trồng răng Implant tại Nha khoa Quốc tế KAIYEN để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này nhé!
Phục hình răng bằng cấy ghép Implant là gì?
Phục hình răng bằng cấy ghép Implant là một trong những kỹ thuật nha khoa tối ưu hiện nay nhằm thay thế chiếc răng thật đã mất. Về cơ bản, răng Implant có cấu tạo và chức năng tương tự như răng thật. Chân răng giả chính là trụ Implant được cấy ghép trực tiếp vào bên trong xương hàm, bên trên là mão răng sứ có hình dáng và màu sắc hài hòa với những răng thật còn lại.
Cấy ghép Implant không xâm lấn đến những răng xung quanh do không phải mài mô răng như phương pháp cầu răng sứ. Do đó, sức khỏe răng miệng của bạn cũng sẽ được đảm bảo và cải thiện chức năng ăn nhai rất tốt. Thậm chí, răng Implant còn chắc khỏe hơn cả răng thật, mang lại thẩm mỹ cao và có độ bền lâu dài.
Răng Implant có thể phục hình ngay sau khi nhổ răng (trồng răng tức thì) hoặc thực hiện sau vài tháng mất răng. Điều này phụ thuộc vào nhu cầu, khả năng tài chính và sức khỏe răng miệng tổng quát của mỗi người.
Nguyên nhân gây dắt thức ăn bên dưới phục hình Implant
Trước khi đi vào tìm hiểu các nguyên nhân gây dắt thức ăn bên dưới phục hình Implant, bạn cần phân biệt được 2 khái niệm đọng thức ăn và dắt thức ăn.
- Đọng thức ăn: Là hiện tượng đọng những mảnh vụn thức ăn xung quanh răng Implant. Chúng có thể được loại bỏ bằng cơ chế tự làm sạch sinh học như: Dòng chảy nước bọt, tần suất di chuyển lưỡi, lực khớp cắn, súc miệng,… Đọng thức ăn là tình trạng diễn ra thường ngày và không gây quá nhiều khó chịu cho bạn.
- Dắt thức ăn: Là do mất điểm tiếp xúc, sự xoay dịch của răng sứ trên Implant do kỹ thuật thực hiện của bác sĩ không chuẩn, độ nghiêng của răng hoặc trồi răng đối diện, phục hình răng mất không tạo ra nhú lợi giữa răng và trụ Implant,… Lúc này, việc bị dắt thức ăn bên dưới phục hình Implant sẽ gây cảm giác rất khó chịu, đôi khi không muốn ăn hoặc phải dừng lại để xỉa răng.
Vậy nguyên nhân nào gây nên hiện tượng dắt thức ăn bên dưới phục hình Implant? Trong trường hợp cấy ghép răng Implant tức thì cho răng hàm thì Implant sẽ được đặt ở vị trí hơi lệch so với khoảng mất răng. Đối với răng hàm lớn thì xu hướng đặt Implant vào chính huyệt ổ răng sẽ xa hơn. Chính vì vậy sẽ tạo ra một vùng nướu không đều đặn ở bên dưới phục hình Implant.
Lúc này, vấn đề thường gặp là bị dắt thức ăn bên dưới phục hình Implant. Đường viền phục hình bên dưới sẽ không thể tiếp xúc với lợi, do đó việc tồn đọng thức ăn ở vị trí này là khá nhiều, dẫn đến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn.
Bên cạnh đó, cũng có một số vấn đề răng miệng khác ảnh hưởng đến tình trạng bị dắt thức ăn như: Răng phục hình thiếu thẩm mỹ hoặc răng Implant không chạm khớp. Khi gờ bên ở vị trí bề mặt chụp răng hơi chếnh ra ngoài mà bác sĩ đặt lực cắn ở vị trí này thì khớp nối Abutment sẽ bị lỏng, cement bị phân rã hoặc tiêu xương nghiêm trọng,…
Vậy nên, bác sĩ sẽ phải lắp khớp nối Abutment và chụp tạm mão răng sứ trong quá trình điều chỉnh sau cấy trụ để đảm bảo không bị dắt thức ăn bên dưới phục hình Implant.
Tác hại khi bị dắt thức ăn dưới răng Implant khi không khắc phục sớm
Dắt thức ăn bên dưới phục hình Implant không thể tự làm sạch bằng cơ chế sinh học của dòng chảy của nước bọt, khả năng di chuyển lưỡi, lực cắn khớp hay việc súc miệng thật mạnh như tình trạng đọng thức ăn. Nếu không có cách khắc phục sớm thì sẽ khiến bạn cảm thấy vướng víu, khó chịu.
Đồng thời còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển mạnh, tấn công vào nướu lợi gây viêm nhiễm. Khi đó răng Implant sẽ không thể bền chắc trên cung hàm được nữa, thậm chí còn làm hư hỏng vĩnh viễn răng kế cận khi vi khuẩn lan rộng.
Xem thêm:
Cắm Implant bị đau nhức: Cảnh giác triệu chứng bất thường
Trồng răng Implant có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
[Cảnh giác] Trồng răng Implant bị nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm
Phải làm gì khi bị dắt thức ăn bên dưới phục hình Implant?
Để khắc phục tình trạng dắt thức ăn bên dưới phục hình Implant thì bác sĩ sẽ phải dựa vào nguyên nhân cụ thể của bệnh lý để đưa ra hướng điều trị kịp thời. Ví dụ như dắt thức ăn thông thường giữa các kẽ răng thì có thể làm sạch vụn thức ăn bằng cách dùng chỉ tơ nha khoa. Tuy nhiên, nếu bị dắt thức ăn dưới răng Implant thì sẽ khó có thể làm sạch, lúc này cần có sự can thiệp điều trị của nha khoa.
- Nếu điểm tiếp xúc giữa răng Implant và răng thật bị thay đổi theo thời gian thì nên dùng phục hình bắt vít cho răng hàm thay vì gắn cement, rất tiện cho việc khắc phục khi xuất hiện khe hở dắt thức ăn. Hoặc có thể hàn thêm tiếp xúc bên phía răng thật.
- Trường hợp bệnh nhân có kiểu hình lợi mỏng, nhú lợi không lấp đầy vùng tiếp xúc, làm xuất hiện khe hở lớn giữa hai răng thì cần cấy hơi âm xuống dưới xương, tạo hình – dựng trục và sử dụng Abutment cá nhân hóa để kiểm soát nhú lợi thay vì sử dụng Abutment làm sẵn.
- Với tình trạng tiêu xương hàm xung quanh Implant, bác sĩ sẽ tháo Implant để cấy ghép xương hàm trước khi phục hình lại.
- Nếu khớp cắn lộn xộn, bất thường thì bác sĩ cần có kế hoạch tái lập lại trước khi cấy ghép Implant. Các hướng điều trị có thể bao gồm: Dựng trục răng nghiêng đổ, đánh lún răng trồi.
- Với bệnh nhân lợi dày, bác sĩ có thể cấy ngang mức xương, nhưng nếu mô lợi mỏng (chỉ 2 – 3 mm) thì bác sĩ sẽ cấy Implant âm xương để tạo độ dày lợi khoảng 4 – 5 mm. Lúc đó sẽ dễ dàng tạo được dạng thoát dần của răng sứ và bịt kín tam giác đen.
Cấy ghép Implant ở đâu để không xảy ra tình trạng dắt thức ăn?
Nha khoa Quốc Tế KAIYEN tự hào là địa chỉ cấy ghép Implant. Mang lại hàng nghìn nụ cười thẩm mỹ cho mọi khách hàng trên toàn quốc nhờ quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn với nhiều chứng chỉ đạt được trong và ngoài nước. Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm vào tay nghề bác sĩ cũng như không cần lo bị dắt thức ăn bên dưới phục hình Implant.
Có thể kể đến là Bác sĩ Trần Thanh Phong – chuyên gia tiên phong trong lĩnh vực trồng răng Implant. Bác sĩ là người được vinh danh trên nhiều tạp chí nha khoa nổi tiếng thế giới như: Tạp chí Implant toàn cầu, Tạp chí Youtooth của thương hiệu Straumann,…
Không chỉ đội ngũ bác sĩ mà các máy móc, thiết bị nha khoa tại KAIYEN cũng rất được chú trọng. Ứng dụng máy móc cho lĩnh vực cấy ghép Implant là hệ thống thiết bị nhập khẩu từ các nước phát triển,… Các vật liệu cấy ghép Implant tại đây đều thuộc các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, đảm bảo chất lượng cao và hiệu quả tích hợp nhanh chóng.
Yếu tố vô khuẩn trong điều trị cũng là điều mà Nha khoa Quốc tế KAIYEN rất chú trọng. Chúng tôi cam kết luôn thực hiện khử trùng dụng cụ, thiết bị theo quy trình đạt chuẩn của Bộ Y tế với hệ thống máy khử trùng hiện đại cùng phòng phẫu thuật chuyên biệt, sạch sẽ.
Để đảm bảo quá trình cấy ghép Implant diễn ra an toàn và thành công, tránh tình trạng bị dắt thức ăn bên dưới phục hình Implant thì bạn nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện. Bác sĩ trực tiếp điều trị cho bạn nếu thực hiện đúng quy trình, đúng kỹ thuật và đảm bảo các điều kiện vô trùng thì răng Implant sẽ duy trì được rất lâu.
NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 081 333 6666
Email: cskh@nhakhoakaiyen.com
Tham vấn: Bác sĩ Nguyễn Hồng Huy