[Giải đáp] Bệnh tiểu đường có cấy ghép Implant được không?
Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng mất mang lại hiệu quả tối ưu hiện nay. Tuy nhiên, vẫn có một số bệnh lý được xem là chống chỉ định khi thực hiện kỹ thuật này. Vậy người bị bệnh tiểu đường có cấy ghép Implant được không? Hãy cùng đi tìm câu trả lời chính xác trong bài viết dưới đây!
Bệnh tiểu đường có trồng răng Implant được không?
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường còn được biết đến với tên gọi khác là đái tháo đường. Đây là tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, khiến cho lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do nồng độ Insulin trong cơ thể không ổn định và người bị tiểu đường thì luôn có lượng đường trong máu cao hơn so với bình thường.
Theo thống kê của hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF): Mỗi năm có đến 132.600 trẻ em mắc bệnh tiểu đường, 21 triệu phụ nữ mang thai bị tăng đường huyết, ⅔ trong số bệnh nhân mắc chứng bệnh này là người cao tuổi.
Bệnh nhân tiểu đường khi bị nhiễm trùng hay có vết thương hở sẽ lâu lành hơn so với người bình thường, bởi lượng đường huyết cao sẽ khiến cho chức năng của bạch cầu suy giảm. Thậm chí, còn có nguy cơ lở loét nặng gây nhiễm trùng máu. Từ đó làm ảnh hưởng xấu đến các bộ phận khác như tim mạch, gan, mắt,...
Do vậy, rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường khi gặp vấn đề về răng miệng có mong muốn phục hình răng đều băn khoăn rằng liệu bệnh tiểu đường có cấy ghép Implant được không? Cùng theo dõi thông tin bên dưới để có câu trả lời chính xác cho thắc mắc của bạn nhé!
Người mắc bệnh tiểu đường có trồng răng Implant được không?
1. Điều kiện cấy ghép Implant cho người mắc bệnh tiểu đường
Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng đã mất tối ưu hiện nay, giúp khôi phục khả năng ăn nhai và cải thiện nét thẩm mỹ cho toàn bộ hàm răng. Để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ cấy trụ Implant được làm từ Titanium nguyên chất vào bên trong xương hàm, sau đó lắp mão sứ giả lên trên thông qua khớp nối Abutment.
Phương pháp cấy ghép Implant - phục hình từ chân răng
Trong quá trình cấy ghép, nướu của người bệnh sẽ được rạch và khoan xương nên máu có thể chảy ra ít nhiều. Do đó, với người bình thường, việc cấy ghép Implant không hề gây ảnh hưởng xấu, tuy nhiên với người bị bệnh tiểu đường có trồng răng Implant được không là một câu hỏi cần được giải đáp. Bởi việc máu chảy ra quá nhiều sẽ khiến cơ thể bạn dễ bị nhiễm trùng.
Hơn nữa, người bị tiểu đường thường hay gặp các bệnh lý về răng miệng nhiều hơn so với người khỏe mạnh nên việc cấy ghép chắc chắn sẽ gặp khó khăn. Vậy, người mắc bệnh tiểu đường có trồng răng Implant được không? Câu trả lời là bạn vẫn có thể cấy ghép Implant được nếu đáp ứng được một số yêu cầu sau:
- Trước khi phẫu thuật cấy ghép trụ, bạn cần phải thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng, chụp X-quang hoặc CT ConeBeam để đánh giá chính xác mật độ xương cũng như vị trí cần cấy ghép.
- Thực hiện xét nghiệm các chỉ tiêu sinh hóa để đánh giá chính xác tình trạng đái tháo đường ở thời điểm cấy ghép.
- Chỉ số đường huyết nằm ở mức 7 – 10 mmol/l. Nếu trên hoặc dưới khoảng này, bạn sẽ không đủ điều kiện để thực hiện trồng răng Implant.
7 – 10 mmol/l là khoảng chỉ số đường huyết nằm ở mức an toàn
2. Bệnh tiểu đường có cấy ghép Implant được không nếu lượng đường cao?
Bệnh tiểu đường vốn là bệnh lý nằm trong nhóm chống chỉ định khi cấy ghép Implant, bởi quy trình làm có các thao tác rạch mổ nướu, làm chảy máu và tổn thương mô mềm. Để vết thương mau lành thì điều quan trọng là lượng máu phải được lưu thông ổn định. Tuy nhiên, người mắc căn bệnh này lại có lượng máu nhiễm đường cao, tình trạng máu lưu thông thất thường.
Ngoài ra, người bị tiểu đường thường hay bị khô miệng và gặp các bệnh lý về răng, dẫn đến quá trình cấy trụ gặp nhiều khó khăn, thậm chí còn gây nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng.
3. Bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng gì khi cấy ghép Implant?
Tiểu đường được xem là một bệnh lý mãn tính nằm trong nhóm các bệnh chống chỉ định khi thực hiện cấy ghép Implant. Bởi đặc điểm của người mắc căn bệnh này là máu khó đông, lượng đường huyết tăng cao nên vết thương rất khó lành và dễ bị nhiễm trùng.
Hơn nữa, chức năng xử lý mô của bạch cầu cũng bị suy giảm nghiêm trọng. Nếu thực hiện các thao tác bóc tách, rạch mổ nướu, khoan xương hàm thì thời gian lành thương sẽ lâu hơn so với người bình thường. Hậu quả này có thể kéo theo nhiều biến chứng như: Trụ Implant không thể tích hợp với xương hàm, răng giả không chắc chắn, dễ gãy,…
Xem thêm:
Cấy implant và chất kích thích
Rượu bia ảnh hưởng đến trồng răng Implant
[Giải đáp] Hút thuốc lá có trồng răng Implant được không?
Kỹ thuật khoan xương hàm
Ngoài ra, một số người tiểu đường còn phải đối mặt với tình trạng rỉ máu kéo dài, viêm nướu, viêm nha chu, vết thương bị nhiễm trùng có thể phá hủy toàn bộ các răng lân cận và hệ thống xương hàm. Tình trạng này nếu để lâu sẽ khiến bạn ăn nhai khó khăn và cảm thấy đau nhức mỗi ngày.
Vì vậy, để chẩn đoán chính xác căn bệnh tiểu đường có cấy ghép Implant được không thì người bệnh nên đi khám bác sĩ để xác định việc thực hiện cấy ghép có gây hại cho sức khỏe hay không.
4. Bệnh tiểu đường có trồng răng Implant được nếu đường huyết phù hợp
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ ADA đã chỉ ra các chỉ số phù hợp đủ điều kiện can thiệp cấy ghép răng:
- Đường huyết lúc đói dao động khoảng 5.0 mmol/l – 7.2 mmol/l (tức là từ 90 – 130 mg/dl).
- Đường huyết sau ăn 2 giờ là 10 mmol/l (tức dưới 180 mg/dl).
- Đường huyết trước khi đi ngủ từ 6.0 mmol/l - 8.3 mmol/l (110mg/dl).
Một số lưu ý trước và sau cấy ghép răng ở người tiểu đường
Như vậy, thắc mắc về vấn đề bệnh tiểu đường có cấy ghép Implant được không đã được giải đáp chi tiết bên trên. Sau khi lượng đường huyết trong máu được kiểm soát tốt thì bác sĩ sẽ cho phép bạn thực hiện cấy ghép Implant. Lúc này, bạn cần lưu ý cách chăm sóc răng miệng trước và sau cấy ghép để không gây biến chứng nguy hiểm về sau.
Trước khi trồng răng
- Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm và đã từng điều trị các ca khó, phức tạp. Đặc biệt, là có hệ thống máy móc và các thiết bị chuyên dụng hỗ trợ nhằm kiểm soát rủi ro. Đây là 2 yếu tố quyết định rất lớn đến sự thành công của ca cấy ghép Implant ở người mắc bệnh tiểu đường.
Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện
- Kiên trì điều trị bệnh tiểu đường mỗi ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể và chuẩn bị tâm lý để cấy ghép răng.
- Khi đến nha khoa thăm khám, hãy chia sẻ với bác sĩ kỹ hơn về triệu chứng và các bệnh lý khác hoặc đang sử dụng thuốc dị ứng (nếu có).
Sau khi trồng răng
- Tránh vận động hàm mạnh để giúp vết thương mau hồi phục, tránh bị nhiễm trùng. Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa Flour. Không được chải răng quá mạnh vì có thể gây tổn thương cho mô nướu.
- Ăn thực phẩm mềm, nhão như: Cháo, súp, sinh tố, nước ép,… Đặc biệt tránh ăn thịt bò, rau muống, đồ nếp trong tuần đầu. Đây là thực phẩm cần tuyệt đối loại bỏ vì rất dễ làm vết thương hở thêm mưng mủ.
- Duy trì chườm đá, chườm ấm để giảm sưng đau và kết hợp uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc kháng sinh bên ngoài khi chưa được sự cho phép.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung nhiều hoa quả, rau xanh để cân bằng chất dinh dưỡng.
- Không hút thuốc lá, hạn chế chất béo, đồ dầu mỡ và tinh bột.
- Kiểm tra và chăm sóc răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần tại nha khoa, giúp bác sĩ kịp thời xử lý các biến chứng không mong muốn khi cần thiết.
Do vậy, với người tiểu đường muốn trồng răng Implant thì ngoài các chỉ số cơ thể tốt còn cần biết cách kiêng cữ, nhất là giai đoạn đầu sau cấy trụ 1 tuần. Chỉ cần vết khâu nướu không rỉ máu là đã thành công được một nửa. Mọi thắc mắc về phục hình răng giả hoặc bệnh tiểu đường có trồng răng Implant được không, bạn có thể liên hệ với Nha khoa KAIYEN để được thăm khám và tư vấn miễn phí.
NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Tham vấn: Bs Trần Thanh Phong