6 Trường hợp chống chỉ định trồng răng Implant bạn cần biết
Phương pháp trồng răng trên Implant hiện nay đã không còn quá xa lạ đối với những người có nhu cầu phục hình răng. Đây là phương pháp tối ưu và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ điều kiện để cấy ghép Implant. Vậy những trường hợp nào chống chỉ định trồng răng Implant? Để giải đáp thắc mắc, hãy cùng Nha khoa KAIYEN tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Trồng răng Implant là gì?
Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng ra đời từ sớm, xuất thân ban đầu là trồng răng Implant xi măng. Sau này, khi thị trường cũng như ngành nha khoa ngày càng phát triển, phương pháp này cũng có thêm nhiều kỹ thuật tân tiến hơn.
Thông thường, một chiếc răng Implant được cấu tạo gồm 3 phần:
- Trụ Implant: Là vật thay thế cho chân răng thật được chế tác từ Platinum. Trụ Implant được gắn vào xương hàm và có khả năng đồng nhất về lẫn độ chân thật và cả chức năng.
- Abutment: Là khớp nối, có chức năng kết nối chân trụ Implant với răng sứ.
- Răng giả: Thường là các loại răng sứ. Răng này sẽ thay thế cho răng thật đã mất, đảm nhiệm chức năng ăn nhai như răng thật.
Sau khi thực hiện xong, quá trình hồi phục chức năng răng sẽ còn phụ thuộc vào từng bệnh nhân. Khi hoàn thiện, răng của bạn sẽ có độ giống hơn 90% so với răng thật, độ thẩm mỹ cao và chắc khỏe hơn.
Vì sao trồng răng Implant được nhiều người tin dùng?
Trồng răng trên Implant là một kỹ thuật phục hình răng đã mất có độ tối ưu và hiệu quả cao. Không những thế, nó còn có khả năng khôi phục chức năng ăn nhai thức ăn và tính thẩm mỹ cao, thậm chí còn tốt hơn răng cũ.
Vậy lý do tại sao trồng răng Implant lại được nhiều người lựa chọn như thế?
- Đây là một phương pháp nha khoa có mức độ thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe con người ở mức tối đa. Bởi vì trụ Implant được làm hoàn toàn bằng Platinum - một chất liệu sinh học được sử dụng rộng rãi trong y tế và khả năng thích ứng cao.
- Khả năng khôi phục chức năng ăn nhai như răng thật.
- Đạt tính thẩm mỹ cao.
- Triệt tiêu tình trạng tiêu xương, mất lợi của bệnh nhân. Đồng thời hạn chế được vấn đề viêm nhiễm chân răng, đau nhức xương hàm và nhiễm khuẩn quanh trụ Implant.
- Tạo sự ổn định, không gây tác động đến những răng thật xung quanh nhờ vào khả năng tương tác thích ứng giữa những bộ phận.
- Có độ bền cao, tuổi thọ lâu dài hoặc trọn đời nếu như có quy trình chăm sóc kỹ càng.
Mặc dù phương pháp này có nhiều ưu thế, đem đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân nhưng không phải bất cứ ai cũng có thể làm răng Implant. Sẽ có một vài điều lưu ý khi cấy ghép Implant và các trường hợp bị chống chỉ định trồng răng Implant.
6 trường hợp chống chỉ định trồng răng Implant
Trước khi bước vào giai đoạn thực hiện các kỹ thuật chỉnh hình răng miệng thì việc rà soát sức khỏe tổng quan là điều vô cùng cần thiết. Đánh giá chẩn đoán y khoa sẽ cho ta biết tình trạng sức khỏe hiện tại của ta có phù hợp để thực hiện Implant hay không để tránh những trường hợp xấu xảy ra.
Có những tình huống đặc biệt, bất khả kháng hay phức tạp cần chú trọng khi trồng răng Implant, nha sĩ sẽ lập phác đồ điều trị phù hợp dựa vào tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.
1. Chống chỉ định trồng răng Implant với bệnh nhân chưa đủ 18 tuổi
Bao nhiêu tuổi thì cấy Implant được cũng cần đặc biệt lưu ý. Đối với giai đoạn dưới 18 tuổi, tuyệt đối chống chỉ định trồng răng Implant. Bởi vì khi trẻ chưa trưởng thành, bộ xương hàm và kết cấu xương chưa có sự phát triển toàn diện. Nếu như ta thực hiện kỹ thuật này sẽ gây đau nhức mạnh, xấu hơn là trụ Implant có thể di chuyển vì lúc này xương còn rất yếu.
2. Phụ nữ đang mang thai
Khi thực hiện kỹ thuật này bệnh nhân sẽ phải chụp X-quang rất nhiều để kiểm tra tính ổn định của hàm. Đó cũng là lý do những bệnh nhân đang mang thai cũng nằm rong 6 trường hợp chống chỉ định trồng răng Implant. Không những vậy, khi thực hiện xong phải uống thuốc kháng sinh, chống viêm nên rất hại cho thai nhi.
3. Người bị rối loạn tâm thần
Những trường hợp bệnh nhân có tâm lý không ổn định, dễ rơi vào trạng thái hoảng hốt thì không nên trồng răng Implant. Khi hồi hộp, lo lắng họ sẽ luôn trong tình trạng căng thẳng vậy nên việc hợp tác cùng nha sĩ sẽ khó khăn, cản trở rất nhiều. Vì thế, đây cũng là trường hợp cần chú ý và bị chống chỉ định trồng răng Implant.
4. Người mắc các bệnh mãn tính không nên trồng răng Implant
Nếu như bệnh nhân có tiền sử mắc các loại bệnh như tiểu đường, huyết áp cao hay các vấn đề về tim mạch cũng không nên trồng răng Implant. Lượng máu của những người mang bệnh này thường sẽ lưu thông không ổn định. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thời gian xương hàm và trụ Implant tích và thời gian lành vết thương cũng rất lâu.
5. Xương hàm không đủ điều kiện thực hiện
Sẽ có một vài khách hàng gặp phải tình trạng xương hàm bị thiếu hụt hoặc bị viêm. Do đó, quá trình kết nối xương hàm với chân Implant để tạo sự vững chắc là rất khó. Nếu như thực hiện thì sau một thời gian sẽ phải nhổ bỏ vì răng sẽ bị lung lay. Vậy nên trường hợp này cũng chống chỉ định trồng răng Implant.
6. Người có bệnh lý răng miệng
Trong các trường hợp chống chỉ định trồng răng Implant thì đây là trường hợp cần phải cân nhắc nhiều. Nếu như bạn muốn trồng Implant những đang gặp vấn đề về răng miệng như viêm nha chu, viêm lợi, viêm chân răng thì hãy tiến hành điều trị dứt điểm trước khi thực hiện cấy ghép Implant để có kết quả như mong đợi.
Xem thêm: Trồng răng Implant cho trẻ em có được không? Độ tuổi nào thích hợp?
Những trường hợp chống chỉ định trồng răng Implant tương đối
Ngoài 6 trường hợp chống chỉ định trồng răng Implant ở trên thì còn có một số trường hợp chống chỉ định tương đối. Cụ thể như:
- Những người đang điều trị hóa trị hoặc xạ trị, hoặc mới điều trị xong: Trong quá trình hóa trị và xạ trị, các tia X sẽ gây tổn hại trầm trọng đến các dòng tế bào non, trong đó có các tế bào cấu tạo thành xương. Nếu ta gắn Implant cho những bệnh nhân đang thực hiện xạ trị thì chúng sẽ không thể tích hợp và dẫn đến thất bại. Do đó, trường hợp này không nên trồng răng Implant để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
- Thói nghiến răng hoặc bị tật về cắn khớp: Những thói quen này sẽ tác dụng một lực lên lên bề mặt răng sẽ khiến cho răng giả có thể bị nứt, vỡ.
- Hút thuốc lá: Những người có thói quen hút thuốc lá trên 10 điếu 1 ngày bắt buộc phải bỏ thuốc ít nhất trước 1-2 tuần khi có ý định cấy ghép Implant. Chất độc trong Nicotin của thuốc lá sẽ làm giảm tốc độ lành thương, đông máu kém và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Nghiện rượu, bia, các chất kích thích: Người thường xuyên sử dụng các chất kích thích ảnh hưởng rất nặng đến sức khỏe nói chung mà răng miệng nói riêng. Do vậy nếu có ý định trồng Implant, bạn cần kiểm tra các chỉ số sức khỏe cơ thể cũng như sức khỏe răng miệng.
Khi tham khảo xong bài viết này, chắc hẳn bạn đã giải đáp hết tất tần tật những thắc mắc về các trường hợp chống chỉ định trồng răng Implant. Để tìm hiểu chi tiết hơn về trồng Implant cũng như sức khỏe răng miệng, đừng quên liên hệ với Nha khoa KAIYEN theo hotline 081.333.6666 để được tư vấn và thăm khám nhanh.
Tham vấn: Bs Trần Thanh Phong