Ghép xương hàm nhân tạo và tự thân trong cấy ghép Implant
Phục hình răng đã mất bằng Implant nhưng đã có tình trạng tiêu xương hàm xảy ra thì phẫu thuật cấy ghép xương là điều cần thiết, bắt buộc phải thực hiện. Hiện nay, ghép xương hàm nhân tạo và tự thân là 2 kỹ thuật được sử dụng phổ biến. Nếu bạn còn phân vân không biết nên chọn loại ghép xương hàm nào thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Nha khoa Quốc tế KAIYEN.
Khi nào cần ghép xương để cấy ghép Implant?
Trồng răng Implant là phương pháp trồng răng giả tiên tiến trong y khoa hiện đại, giúp phục hình răng hiệu quả cho hầu hết các trường hợp mất răng.
Khi cấy Implant, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật đặt các trụ Implant (chân răng nhân tạo) vào xương hàm để thay thế cho chân răng cũ đã mất. Và ghép xương hàm là một kỹ thuật được sử dụng khá phổ biến trong nha khoa, nó được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Khi mất răng, vùng xương phía dưới bị tiêu theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang.
- Những vùng xương hàm bị tiêu do mất răng trong thời gian dài, đặc biệt là khi đeo hàm giả tháo lắp.
- Phần xương còn lại không đủ để thực hiện cấy ghép Implant do mất răng khi bị viêm nha chu hay nhiễm trùng lớn.
Việc cấy ghép xương hàm là điều cần thiết để có thể cấy ghép Implant thành công trong điều kiện xương hàm đã bị mỏng hoặc bị tiêu, một số trường hợp còn được chỉ định nâng xoang ghép xương. Hiện nay, có 2 loại ghép xương phổ biến đó là ghép xương hàm nhân tạo và tự thân. Chọn loại xương nào sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng miệng hiện tại của bạn cũng như khả năng tài chính của mỗi khách hàng.
Tìm hiểu chung về ghép xương hàm nhân tạo và tự thân
Ghép xương hàm nhân tạo và tự thân là 2 kỹ thuật được sử dụng phổ biến hiện nay. Để có một quyết định đúng đắn giữa việc lựa chọn ghép xương hàm nhân tạo và tự thân, hãy tìm hiểu kỹ càng qua các ưu và nhược điểm mà nó mang lại.
1. Xương hàm tự thân
Xương tự thân là phần xương được lấy từ chính cơ thể bệnh nhân tại các vùng như phía trước cằm, góc hàm. Trong một số trường hợp xương bị tiêu nhiều, cần lượng xương ghép lớn thì phần xương tự thân có thể lấy từ xương chậu hoặc xương mác ở cẳng chân, thậm chí là xương sọ.
Ưu điểm:
- Không xảy ra hiện tượng thải trừ mô ghép, tỷ lệ tích hợp gần như 100%.
- Xương tự thân là vật liệu có khả năng tạo xương. Mảnh ghép đó sẽ tham gia cùng cơ thể trong quá trình hình thành xương mới, giúp đẩy nhanh quá trình cấy Implant.
Nhược điểm:
- Xương tự thân hạn chế về số lượng do thể tích xương ở các vùng là hữu hạn.
- Việc phẫu thuật lấy xương tự thân khá phức tạp và gây nhiều sang chấn. Đã có một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc lấy xương ở vùng cằm gây mất thẩm mỹ hay tê bì dị cảm răng cửa dưới.
Vì vậy, việc ghép xương tự thân hiện nay thường chỉ áp dụng cho phẫu thuật ghép đoạn xương hàm.
2. Xương hàm nhân tạo
Để khắc phục hạn chế của xương hàm tự thân, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra vật liệu xương ghép nhân tạo và phân ra thành 3 loại gồm: Xương đồng chủng (xương ghép cùng loài), xương dị chủng (xương khác loài) và xương tổng hợp tạo nên từ các hợp chất gần giống khung xương.
Ưu điểm:
- Không phải trải qua quá trình phẫu thuật phức tạp để thu thập xương, tránh được các sang chấn cũng như tai biến có thể xảy ra.
- Số lượng xương nhân tạo không bị giới hạn như xương tự thân.
Nhược điểm:
- Xương nhân tạo không có khả năng tạo xương như xương tự thân. Vì vậy, thời gian tích hợp của xương cũng như Implant thường lâu hơn.
- Có nguy cơ không tích hợp và bị đào thải. Nhưng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay thì tỷ lệ thành công khi ghép xương nhân tạo ngày càng tăng, lên đến 90%.
- Phải trả thêm chi phí cho việc ghép xương.
Mặc dù ghép xương hàm nhân tạo và tự thân đều an toàn, nhưng điều kiện để cấy ghép Implant tốt vẫn là khi thể tích xương hàm đủ và không cần ghép xương. Vì thế nếu bị mất răng, bạn nên đến nha khoa thăm khám và quyết định cấy Implant càng sớm càng tốt. Khi đó xương hàm chưa bị tiêu quá nhiều, đảm bảo chắc chắn, ổn định khi cấy Implant.
Nên ghép xương hàm nhân tạo hay tự thân?
Ghép xương hàm nhân tạo và tự thân nên chọn loại nào luôn là thắc mắc của rất nhiều khách hàng. Bởi mỗi loại xương đều có những ưu và nhược điểm riêng.
Vì vậy, để chọn được loại xương ghép hàm phù hợp, bạn nên đến nha khoa thăm khám và nghe tư vấn của bác sĩ. Sau khi kiểm tra, đánh giá sơ bộ về tình trạng tiêu xương hàm hiện tại, bác sĩ sẽ nhận định mức độ nặng hay nhẹ, cần bổ sung lượng xương ít hay nhiều,…
Nếu bạn sợ đau đớn nhiều lần, sợ sang chấn tâm lý hoặc có tình trạng tiêu xương hàm nặng, cần bổ sung lượng xương nhiều thì đừng ngần ngại, hãy chọn ngay ghép xương hàm nhân tạo nhé. Ngược lại, nếu cơ thể bạn đã từng đào thải xương nhân tạo hoặc bạn cần đẩy nhanh quá trình phục hình bằng Implant thì hãy chọn xương hàm tự thân.
Dù chọn ghép loại nào thì cũng đừng quá lo lắng bởi ghép xương hàm nhân tạo và tự thân là 2 loại tốt, phổ biến hiện nay.
Xem thêm:
Nâng xoang trong cấy ghép implant
Nâng xoang kín và nâng xoang hở: Đặc điểm, quy trình, đối tượng thực hiện
Những lưu ý sau khi ghép xương hàm nhân tạo và tự thân
Ghép xương hàm nhân tạo và tự thân, dù là ghép loại nào thì để đảm bảo an toàn và giúp vết thương mau lành, bạn cần lưu ý:
- Ngay sau khi phẫu thuật xong, cắn gạc cầm máu ít nhất 30–60 phút, đảm bảo vô trùng cho khoang miệng, tránh các bệnh lý răng miệng bùng phát.
- Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý đổi thuốc bên ngoài.
- Dùng túi chườm đá giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Sau 2–3 ngày ghép xương răng, có thể sử dụng thức ăn lỏng.
- Nên sử dụng loại gối cao hơn bình thường khi ngủ.
- Kiêng vận động trong khoảng 24–48h đầu.
Địa chỉ ghép xương hàm nhân tạo và tự thân uy tín, chất lượng, an toàn
Kỹ thuật cấy ghép xương hàm nhân tạo và tự thân đều khá phức tạp, đòi hỏi chuyên môn, trình độ cao của bác sĩ thực hiện và trang thiết bị máy móc nha khoa hiện đại. Để đảm bảo an toàn và nâng tỷ lệ thành công cao, bạn nên tìm đến những địa chỉ nha khoa uy tín, đáng tin cậy.
Sở hữu đội ngũ bác sĩ tài giỏi đã có nhiều năm kinh nghiệm và thành công trong nhiều ca cấy ghép xương hàm, Nha khoa KAIYEN tự tin khẳng định sẽ mang tới ca tiểu phẫu thành công và ít đau. Đến với KAIYEN, bạn sẽ được tư vấn nên chọn loại ghép xương hàm nào là phù hợp và tốt.
Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của máy móc trang thiết bị hiện đại tại KAIYEN sẽ giúp giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng sau khi cấy ghép xương hàm.
Bài viết trên, Nha khoa KAIYEN đã cung cấp toàn bộ thông tin về ghép xương hàm nhân tạo và tự thân. Có thể thấy, tùy từng trường hợp tiêu xương mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng loại xương phù hợp và tốt. Điều quan trọng hơn cả đó là bạn nên tìm địa chỉ nha khoa uy tín như để thực hiện cấy ghép an toàn, hạn chế tối đa những rủi ro, biến chứng xảy ra. Nếu còn thắc mắc, liên hệ KAIYEN ngay theo hotline 081.333.6666 để được giải đáp nhanh nhé.
Tham vấn: Bác sĩ Nguyễn Hồng Huy