[Tư vấn] Bệnh loãng xương có trồng Implant được không?
Đánh giá mức độ loãng xương trước khi trồng răng Implant là một trong những bước quan trọng nhằm xác định kết quả của ca điều trị đó có thành công hay không. Vậy loãng xương có trồng Implant được không? Điều kiện cấy ghép Implant thành công cho người loãng xương là gì? Hãy cùng Nha khoa Quốc tế KAIYEN tìm hiểu ngay nhé!
Bệnh loãng xương là gì?
Trước khi giải đáp câu hỏi “bệnh loãng xương có trồng Implant được không?” thì bạn nên nắm được những thông tin cơ bản liên quan đến căn bệnh này. Điều này giúp bạn tìm ra được phương pháp chữa trị răng mất hiệu quả hơn.
Loãng xương (xương xốp, xương giòn) là bệnh lý rối loạn chuyển hóa khung xương hàm, khiến mật độ xương giảm dần theo thời gian. Biểu hiện rõ ràng chính là hiện tượng xương liên tục mỏng đi, giòn và dễ bị gãy, thậm chí là chấn thương nhẹ.
Xương bị gãy là tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ khung xương nào bên trong cơ thể. Thường gặp là gãy xương cột sống, xương đùi và xương cẳng tay. Một số xương không thể tự lành mà cần phải có sự can thiệp của y khoa như xương cột sống và xương đùi. Các triệu chứng thường gặp là cảm giác đau mỏi, chiều cao giảm dần, cột sống gù vẹo.
Càng lớn tuổi thì tình trạng loãng xương càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì đây là độ tuổi mà quá trình chuyển hóa xương có nhiều biến đổi, gây rối loạn quá trình tạo và phân hủy xương, từ đó làm giảm mật độ xương nhanh chóng.
Cấy ghép Implant được thực hiện như thế nào?
Cấy ghép Implant là kỹ thuật phục hình răng đã mất tân tiến hiện nay. Kỹ thuật này sẽ cấy trụ Implant trực tiếp vào xương hàm vùng mất răng để thay thế chân răng bị mất. Sau một thời gian khi trụ răng đã tích hợp hoàn toàn vào xương hàm, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mão răng sứ lên trên bằng khớp nối Abutment nhằm mang đến một chiếc răng Implant bền vững, sử dụng lâu dài.
Những trường hợp mất 1 răng, mất nhiều răng hay thậm chí là mất răng toàn hàm cũng đều có thể thực hiện bằng phương pháp cấy ghép Implant để cải thiện khả năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Loãng xương ảnh hưởng đến kết quả trồng răng Implant như thế nào?
Trước khi đến với lời giải đáp “bệnh loãng xương có trồng Implant được không?” thì hãy cùng tìm hiểu qua ảnh hưởng của căn bệnh này đến kết quả trồng răng Implant như nào nhé!
Những người mắc bệnh loãng xương thì mật độ xương hàm cũng sẽ giảm đi đáng kể. Khi đó, sức khỏe toàn thân cũng bị suy giảm, nếu tình trạng loãng xương nặng có thể dẫn đến các vấn đề răng miệng như: Răng lung lay, rụng răng hàng loạt. Do đó, những bệnh nhân bị loãng xương cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và Canxi theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đặc biệt, nếu bạn bị mất răng và đang trong tình trạng loãng xương thì tốc độ tiêu xương hàm sẽ diễn ra nhanh chóng hơn. Mất 1 răng hay mất nhiều răng cũng đều không thể ngăn chặn sự thoái hóa xương hàm do lực nhai không được tác động đều lên cung hàm.
Mối liên hệ mật thiết giữa bệnh loãng xương, mật độ xương hàm và răng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả cấy ghép Implant. Bệnh loãng xương có trồng Implant được không cần phải hết sức cẩn thận, bác sĩ phải là người kiểm tra kỹ lưỡng để lên kế hoạch điều trị phù hợp. Nếu không thì nguy cơ ca cấy ghép thất bại là rất lớn, bởi xương rất khó để tích hợp lâu dài với trụ.
Các vấn đề cản trở cấy ghép Implant ở người loãng xương có thể kể đến như:
- Xương hàm bị tiêu biến, dẫn đến việc không còn đủ chỗ để đặt trụ Implant.
- Xương giòn, xốp không đủ mật độ, thể tích hay kích thước để nâng đỡ trụ Titanium.
- Thời gian tích hợp trụ Implant với xương hàm có thể mất tới 6 – 8 tháng, thậm chí là lâu hơn.
- Làm tăng nguy cơ rơi trụ Implant ra ngoài nếu bạn không chăm sóc răng miệng cẩn thận.
Người bị loãng xương có trồng Implant được không?
Với các trường hợp mất răng thông thường thì cấy ghép Implant chính là giải pháp phục hình răng toàn diện. Không chỉ được đánh giá cao về hiệu quả thẩm mỹ, khả năng ăn nhai, tuổi thọ lâu bền mà trồng răng Implant còn có khả năng ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm do mất răng gây ra như: Hàm bị xô lệch, tiêu xương, lệch mặt,…
Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh loãng xương thì sao, loãng xương có trồng Implant được không? Theo các chuyên gia nha khoa, loãng xương khiến tỷ lệ tích hợp của trụ Implant với xương hàm có khả năng bị thất bại, dựa trên giả thuyết làm giảm khả năng chuyển hóa xương.
Theo các nghiên cứu, quá trình cấu trúc và tái cấu trúc trong điều trị trồng răng Implant giữa những bệnh nhân bị loãng xương với những người bình thường sẽ có sự khác nhau. Chính vì thế, tỷ lệ thành công khi trồng răng Implant đối với những người bị bệnh loãng xương cũng bị giảm đi phần nào.
Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc người bị bệnh loãng xương không thể thực hiện trồng răng Implant. Loãng xương có trồng Implant được không thì câu trả lời là vẫn có thể, nhưng phải kiểm tra để xác định tình trạng loãng xương ngay từ đầu thì bác sĩ mới có thể lên kế hoạch điều trị phù hợp.
Với những người mất răng đồng thời mắc cả bệnh loãng xương mà muốn trồng răng Implant thì cần lưu ý những vấn đề sau:
- Lựa chọn nha khoa chuyên sâu, có về trồng răng Implant: Cấy ghép Implant là một kỹ thuật phức tạp, đặc biệt là khi thực hiện cho những đối tượng mắc bệnh loãng xương. Do đó, để đảm bảo an toàn thì người bệnh cần chọn những nha khoa chuyên sâu về Implant để thăm khám và điều trị.
- Xác định tình trạng loãng xương: Bệnh nhân cần thực hiện các cuộc kiểm tra về xương khớp để xác định tình trạng loãng xương có trồng Implant được không. Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả bệnh lý để đưa ra giải pháp bổ sung và giúp xương chắc khỏe hơn trước khi tiến hành cấy ghép Implant cho người bệnh.
Xem thêm:
Bệnh tim mạch có trồng răng implant được không?
Bệnh tiểu đường có trồng răng implant được không?
Cấy Implant và chất kích thích cần loại bỏ
Điều kiện cấy ghép Implant thành công cho người bị loãng xương
Bác sĩ sẽ thông qua các chỉ số HU (Hounsfield) – chỉ số đánh giá độ cứng, chắc của xương để lên kế hoạch tư vấn và điều trị phù hợp cho người bệnh. Điều kiện để cấy ghép Implant thành công cho người bị loãng xương là chất lượng xương phải có chỉ số HU trong khoảng 350 HU – 1250 HU. Tuy nhiên, người loãng xương thường sẽ có chỉ số HU chênh lệch so với mức độ cho phép.
Do đó, bác sĩ cần có những giải pháp để giúp người bệnh khắc phục tình trạng này trước khi tiến hành cấy ghép Implant. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ phải tiến hành nâng xoang, ghép xương để bổ sung lượng xương bị thiếu hụt.
Người loãng xương nên thăm khám và điều trị phục hình răng ở đâu?
Với đội ngũ y bác sĩ được đào tạo chuyên sâu tại nước ngoài và đã thực hiện hơn 10.000 nghìn ca cấy ghép Implant. Nha khoa Quốc tế KAIYEN là một lựa chọn hoàn hảo cho bệnh nhân, giúp người bệnh cảm thấy an tâm hơn vì không cần phải lo lắng xem liệu loãng xương có trồng Implant được không?
Lý do khiến Nha khoa Quốc tế KAIYEN trở thành nơi lý tưởng dành cho những người mắc phải căn bệnh loãng xương chính là:
- Được thực hiện kiểm tra xương khớp để xác định mức độ loãng xương trước khi thực hiện cấy ghép Implant.
- Nguyên vật liệu cấy ghép được nhập khẩu trực tiếp tại nước ngoài, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng và xương được ổn định lâu dài.
- Hệ thống máy cấy ghép cùng phòng cắm Implant riêng biệt, máy chụp 3D CT ConeBeam hiện đại giúp mang lại kết quả giám định chính xác cho từng bệnh nhân.
- Cam kết vô trùng, vô khuẩn nhờ phòng tiệt trùng riêng biệt với 3 bước tiệt trùng đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
- Hệ thống ghế khám riêng biệt đảm bảo sự riêng tư, sạch sẽ và thoải mái cho từng khách hàng.
Lời khuyên dành cho những người mắc bệnh loãng xương nhưng vẫn muốn cấy ghép Implant là hãy thăm khám trực tiếp tại các bệnh viện lớn hoặc nha khoa uy tín. Điều này sẽ mang đến cho bạn cơ hội trồng răng Implant an toàn, hiệu quả và không cần lo lắng về vấn đề loãng xương có trồng Implant được không nữa.
Tham vấn: Bác sĩ Nguyễn Hồng Huy