Trồng răng Implant cho người già có được không? Chi phí răng giả bao nhiêu?

Cấy ghép Implant là giải pháp phục hình hiện đại được ưu tiên lựa chọn trong nha khoa. Tuy nhiên, việc trồng răng Implant cho người già lại khiến nhiều người lo ngại gây nguy hiểm cho sức khỏe. 
Vậy đâu là giải pháp phục hình tốt cho người lớn tuổi? Chi phí là bao nhiêu? Hãy cùng Nha khoa Quốc Tế KAIYEN đi tìm hiểu ngay nhé!

Trồng răng Implant cho người già có được không? Chi phí răng giả bao nhiêu?

Nguyên nhân gây mất răng ở người già

Người lớn tuổi rất dễ gặp tình trạng mất răng, thậm chí là mất nhiều răng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân chủ yếu của việc mất răng ở độ tuổi này là do cơ thể đã bước sang giai đoạn lão hóa, sức khỏe suy giảm và mắc một số bệnh lý khác. 

Thời điểm này, sức khỏe răng miệng cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Các bệnh lý răng miệng có nguy cơ gây mất răng dễ xảy ra bao gồm: Viêm nướu, viêm nha chu, tụt lợi, răng nhạy cảm,… 

Nếu không chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng thì tiến triển của các bệnh lý này còn diễn ra nhanh chóng hơn. Dẫn đến các tình trạng mất răng, ban đầu có thể chỉ là 1 chiếc răng cửa hay răng hàm, nhưng về lâu dài có thể gây mất răng toàn hàm ở người già. 

Đã có nhiều nghiến cứu cho thấy, tỷ lệ mất răng ở người cao tuổi vào khoảng trên 50%. Nếu tuổi càng cao thì tỷ lệ này càng cao. Vì vậy, người già cần đặc biệt quan tâm đến chế độ chăm sóc răng miệng cho mình, hạn chế nguy cơ mất răng và mắc các bệnh lý răng miệng khác. 

Mất răng ở người già gây ra nhiều vấn đề răng miệng

Tại sao cần trồng răng giả cho người lớn tuổi?

Thực tế, dù là mất răng ở người già hay người lớn tuổi thì đều được khuyến cáo trồng răng phục hình sớm có thể. Làm răng giả hay trồng răng Implant cho người già đúng thời điểm sẽ giúp phòng ngừa khá nhiều các vấn đề về sức khỏe sau này, bao gồm cả sức khỏe răng miệng và toàn thân. 

1. Cải thiện chức năng ăn nhai

Người mất răng, đặc biệt là mất răng hàm lớn – răng ăn nhai chính trên cung hàm sẽ làm suy giảm chức năng ăn nhai nghiêm trọng. Việc ăn nhai gặp khó khăn, khó nghiền nát thức ăn mà trực tiếp đi xuống dạ dày.

Khi đó, cơ thể sẽ không hấp thu được chất dinh dưỡng và các vấn đề dạ dày cũng bắt đầu phát sinh. Ở người lớn tuổi thì cơ dễ suy yếu hơn và gây ra nhiều bệnh lý. 

Nếu phục hình răng sớm, hàm răng sẽ được hoàn thiện về chức năng ăn nhai. Với việc ăn uống thoải mái chắc chắn người bệnh sẽ cảm thấy ngon miệng hơn, cơ thể khỏe mạnh hơn rất nhiều. 

2. Ngăn ngừa tiêu xương hàm

Tiêu xương hàm là diễn biến tất yếu của quá trình mất răng kéo dài hay mất răng lâu năm. Nếu không trồng răng Implant cho người già hay các giải pháp phục hình khác thì biến chứng không chỉ có thể mà còn dẫn đến mất thêm răng, hóp má, lệch mặt, da mặt chảy xệ và khuôn mặt già hơn so với tuổi thật. 

Nếu đã bị tiêu xương hàm thì quá trình điều trị về sau cũng sẽ phức tạp hơn. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định can thiệp ghép xương hàm, một ca phẫu thuật khá nguy hiểm đối với người lớn tuổi. 

Mất răng gây tiêu xương, lão hóa sớm

3. Tránh ảnh hưởng đến phát âm

Mất răng ảnh hưởng trực tiếp đến giọng nói và phát âm, bạn sẽ nhận thấy rõ ràng là khi mất răng cửa. Khi đó, người già có thể nói ngọng, nói không rõ chữ gây cản trở quá trình giao tiếp hàng ngày. 

4. Hạn chế các bệnh lý cơ thể

Ở người già sức khỏe yếu thì nguy cơ mắc bệnh lý toàn thân cao hơn bình thường. Trường hợp mất răng còn làm tăng khả năng bị bệnh, cụ thể là các bệnh lý đường ruột, tim mạch, huyết áp,…

Các cách trồng răng giả cho người già

Không chỉ có giải pháp cấy ghép Implant cho người lớn tuổi mà trong nha khoa có tới 3 giải pháp phục hình mất răng cho người già. Bao gồm: Hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và trồng răng Implant. 

1. Hàm giả tháo lắp cho người lớn tuổi

Làm hàm giả tháo lắp cho người già cũng không phải là giải pháp xa lạ gì. Hàm răng giả này được cấu thành từ 1 khung hàm, bên trên là răng giả gắn liền với nhau. Chất liệu hàm và răng giả có thể tùy chọn, nền hàm bằng nhựa hoặc kim loại và răng giả bằng nhựa hoặc sứ. 

Hiện nay có 2 dạng hàm giả tháo lắp, hàm giả toàn phần cho người mất răng toàn hàm và hàm giả bán phần khắc phục tình trạng mất một vài răng liền kề. Đối tượng được chỉ định làm răng giả tháo lắp thường là người cao tuổi có sức khỏe không tốt, không thể thực hiện trồng răng Implant hay làm cầu răng sứ. 

Đeo hàm răng giả tháo lắp cho người già

2. Trồng cầu răng sứ

Tiếp đến là giải pháp bắc cầu răng sứ ứng dụng khá phổ biến trong nha khoa hiện nay. Kỹ thuật trồng răng sứ được tiến hành dựa trên cơ chế sử dụng 2 chiếc răng kế cận răng mất để làm điểm tựa nâng đỡ dải cầu răng bên trên. 

Khi đó sẽ phải thực hiện mài 2 răng thật kế bên với một tỷ lệ an toàn để làm trụ răng, giúp lắp răng sứ được sát khít. Những trường hợp mất răng nhưng 2 răng bên cạnh khỏe mạnh mới đủ điều kiện để làm cầu răng sứ, nếu không thì dù phục hình cũng không bền và còn có nguy cơ mất thêm răng.

 3. Trồng răng/cấy ghép Implant cho người già

Trồng răng Implant cho người già có lẽ là kỹ thuật mà nhiều người quan tâm hiện nay. Bởi đây là giải pháp phục hình hiện đại, giải pháp có khả năng phục hình từ chân răng với một chiếc răng giả tương tự như răng thật. 

Để cấy Implant, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật mở xương hàm và đặt 1 trụ Titanium thay thế chân răng vào bên trong. Khi trụ này tích hợp hoàn toàn với xương hàm thì người bệnh sẽ có 1 chân vững chắc, bền bỉ, sử dụng lâu dài. 

Trồng răng Implant có thể được chỉ định trong hầu hết các trường hợp mất răng. Từ mất 1 chiếc răng, mất nhiều chiếc hoặc thậm chí là mất răng toàn hàm với các kỹ thuật chuyên biệt. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân giải pháp trồng răng Implant cho người già thích hợp. 

Trồng răng Implant cho người lớn tuổi

Trồng răng Implant cho người già có phải là giải pháp tốt?

Nếu bạn đã tìm hiểu về các giải pháp trồng răng trong nha khoa thì có thể thấy, trồng răng Implant là kỹ thuật được tin dùng hiện nay. Điều này được lý giải pháp bởi 6 nguyên nhân dưới đây:

  • Cấy Implant không xâm lấn răng thật, hạn chế nguy cơ mất thêm răng.
  • Ăn nhai thoải mái như răng thật, không bị hạn chế như răng giả tháo lắp hay cầu răng sứ.
  • Thẩm mỹ cao, khó phân biệt răng Implant với răng thật.
  • Bảo tồn răng xương hàm nhờ vào kỹ thuật khôi phục chân răng.
  • Không xảy ra tình trạng lỏng hàm giả, tụt lợi lỏng răng sứ như 2 kỹ thuật còn lại. 
  • Tuổi thọ cao, trung bình lên tới 25 năm và có trường hợp sử dụng được suốt đời. 

Với những ưu điểm vượt trội ở trên thì chắc chắn đây cũng sẽ là giải pháp phục hình tốt cho người lớn tuổi. Tuy nhiên, trồng răng Implant cho người già thì cần đặc biệt lưu ý đến điều kiện răng miệng và sức khỏe toàn thân. 

Nếu người già có sức khỏe tốt và được điều trị bởi bác sĩ chuyên môn cao, thiết bị hiện đại thì cấy ghép Implant sẽ diễn ra thuận lợi. Ngược lại, với các trường hợp mắc bệnh lý toàn thân như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao,… thì cần thay thế bằng một giải pháp khác. 

Trường hợp người lớn tuổi có xương hàm hỏng, sức khỏe yếu,… nhưng vẫn trong mức độ có thể kiểm soát thì việc cắm Implant vẫn có thể được tiến hành. Nhưng kỹ thuật trồng răng Implant cho người già lúc này sẽ phải thay thế thành trụ Mini Implant có kích thước nhỏ hơn ½ so với Implant thông thường. 

Cấy ghép Implant an toàn cho người lớn tuổi

Trồng răng Implant có giới hạn độ tuổi không?

Xét về độ tuổi thì những bệnh nhân phải từ 18 tuổi trở nên mới đủ điều kiện để trồng răng Implant. Nguyên nhân là bởi khi đó xương hàm mới phát triển ổn định và vững chắc, việc can thiệp không gây ảnh hưởng gì. 

Còn đối với người cao tuổi thì dù ở độ tuổi nào vẫn có thể trồng răng Implant nhưng phải đáp ứng đủ điều kiện về sức khỏe và chất lượng xương hàm. Người 50 tuổi, 60 tuổi cấy ghép Implant vẫn đảm bảo an toàn nếu có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh mãn tính. 

Điều kiện cần đáp ứng khi trồng răng Implant cho người cao tuổi

Quá trình cấy ghép Implant cần tác động trực tiếp vào xương hàm để đặt chân răng nhân tạo. Kỹ thuật này khá phức tạp nên cần người bệnh đáp ứng các điều kiện dưới đây.

1. Chất lượng xương hàm tốt

Khi thăm khám, bác sĩ chỉ định chụp phim CT ConeBeam để đánh giá tình trạng xương hàm, cụ thể là về số lượng, diện tích, chiều cao và chiều rộng của xương hàm. Nếu xương hàm còn tốt thì sẽ tiến hành cấy ghép Implant. Trường hợp xương hàm đã bị tiêu biến thì cần thực hiện cấy ghép xương trước khi phục hình. 

2. Sức khỏe toàn thân ổn định

Chống chỉ định trồng răng Implant sẽ bao gồm các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, huyết áp, loãng xương,... chưa được kiểm soát. 

Để cấy Implant an toàn, người lớn tuổi cần phục hình phải có sức khỏe tốt, nếu mắc bệnh mãn tính thì cần được kiểm soát tốt hoặc có ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Cấy răng Implant cho người huyết áp cao hay các trường hợp mắc bệnh lý khác sẽ phức tạp và khó khăn hơn so với người khỏe mạnh thông thường. 

Cùng với đó, người bệnh cần điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng trước khi cấy ghép Implant. Các bệnh lý thường gặp như sâu răng, viêm nha chu, viêm quanh răng,...

Xem thêm: [Tư vấn] Bệnh loãng xương có trồng Implant được không?

3. Không sử dụng thuốc lá

Bác sĩ khuyến cáo, người bệnh cần bỏ thuốc lá trước khi cấy ghép Implant tối thiểu 2 - 4 tuần. Và sau cấy ghép Implant là 4 - 6 tuần. Bởi trong thuốc lá có chứa các thành phần làm ảnh hưởng đến quá trình lành thương sau cấy ghép Implant. 

Chi phí trồng răng giả cho người già là bao nhiêu?

Chi phí trồng răng giả cho người già mà chúng ta đề cập đến ở đây là giá cấy ghép Implant. Chi phí này phụ thuộc vào loại trụ răng và chất liệu răng sứ mà khách hàng lựa chọn. Các loại trụ Implant chính hãng được tin dùng hiện nay phải kể đến như Nobel Biocare, Dentium, MIS, Tekka, Hi-Tec,… Và một số dòng răng sứ chất lượng bao gồm: Cercon, Katana, Emax, Lava Plus 3M,…

Cùng với đó, chi phí trồng răng Implant cho người già còn chênh lệch ít nhiều giữa các nha khoa. Điều này được quyết định dựa trên các điều trị trong điều trị nha khoa. Cụ thể là về tay nghề bác sĩ phẫu thuật, thiết bị nha khoa và vật liệu ứng dụng. 

Vì vậy, song hành với mức giá trồng răng sẽ luôn luôn là chất lượng dịch vụ tại chính nha khoa đó. Hãy lựa chọn nha khoa một cách thông minh với điều kiện điều trị tốt và có mức giá hợp lý cho các khách hàng.

 Trồng răng Implant an toàn, nhanh hồi phục tại Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN

Dù cấy ghép Implant cho người già hay người trẻ tuổi thì Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN cũng luôn được lòng khách hàng trong từng khâu điều trị của mình. Bác sĩ Trần Thanh Phong -  bác sĩ tiên phong về kỹ thuật cấy ghép Implant tại Việt Nam sẽ đồng hành cùng với các khách hàng, lên kế hoạch tối ưu và thực hiện phẫu thuật an toàn, tránh những sai sót trong cấy ghép Implant. 

Bác sĩ Phong có kiến thức chuyên sâu về cấy ghép Implant và có hơn 16 kinh nghiệm điều trị Implant trong nha khoa. Bác sĩ thường xuyên xuất hiện trên các trang tạp chí Nha Khoa như: Tạp chí Implant toàn cầu, Tạp chí Youtooth của thương hiệu Straumann,...

Bác sĩ Trần Thanh Phong -  chuyên gia cấy ghép Implant hàng đầu

Song song với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN cũng đặc biệt chú trọng đến trang thiết bị, máy móc ứng dụng. Trong phẫu thuật Implant nha khoa sử dụng máy CT Scan cắt lớp 3 chiều Sirona Orthophos XG 3D của Đức. Kết hợp với phần mềm cấy ghép Implant chuyên nghiệp thế giới Nobel Clinician Hoa Kỳ. Từ đó hỗ trợ tốt cho các bác sĩ trong quá trình thăm khám, chẩn đoán và điều trị.  

Máy móc thiết bị hiện đại tại nha khoa Quốc Tế KAIYEN

Đặc biệt: Nha khoa Kaiyen luôn ứng dụng các vật liệu (răng sứ, trụ Implant) có xuất xứ rõ ràng, nhập khẩu chính hãng từ các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Thụy Sĩ,… Đồng thời nha khoa có kế hoạch điều trị toàn diện để tiết kiệm chi phí & thời gian mọi khách hàng. 

Liên hệ đăng ký thăm khám và tư vấn miễn phí bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm tại Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN. Bạn sẽ được giải đáp chi tiết các thắc mắc về Implant, tình trạng răng miệng của mình với kế hoạch điều trị cụ thể. 

THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN

Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic 

Hotline: 0813336666

Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

 

Tác giả:

Tham vấn: Bác sĩ Nguyễn Hồng Huy

Đặt lịch hẹn

THÔNG TIN CỦA QUÝ KHÁCH SẼ ĐƯỢC BẢO MẬT
Bài trước Bài sau

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Healing Abutment là gì? Vai trò của Healing trong Implant

Healing Abutment là gì? Vai trò của Healing trong Implant

Trong lĩnh vực nha khoa hiện nay, Healing Abutment được biết đến là một trong hai loại khớp nối cơ bản của Abutment. Nó được ứng dụng rộng rãi trong giai đoạn lành thương khi trồng răng bằng phương pháp cấy ghép Implant. Vậy hãy cùng Nha khoa KAIYEN cùng tìm hiểu chi tiết những thông tin cơ bản về Healing Cap và vai trò của Healing trong Implant nhé!Healing Abutment trong trồng răng ImplantTìm hiểu về Healing Abutment 1. Healing Abutment là gì?Răng Implant cấu tạo gồm 3 phần là: Trụ Implant (còn gọi là trụ Titan), khớp nối Abutment và mão răng sứ. Trong đó, Abutment bao gồm hai dòng là Healing Abutment và Abutment Implant.Abutment Implant hay còn gọi là vít hoặc khớp nối, là mối nối sử dụng để kết nối trụ Titan và mão răng sứ, giúp nâng đỡ mão răng cứng cáp. Healing Abutment hay còn gọi là Healing Cap là trụ lành thương, được dùng như 1 trang bị trung gian kết nối chân răng với môi trường miệng. 2. Phân loại Healing Abutment Phân loại Healing Abutment dựa trên hình dạng:Lúc phục hình răng sẽ có các dạng cấu trúc khung hàm phổ biến và vị trí trồng răng Implant khác nhau. Chính vì thế các mẫu Healing Cap sở hữu hình dạng thích hợp để đảm bảo độ cân xứng với sườn hàm. Thời điểm hiện tại, phổ biến gồm hai dòng Healing Implant đó là:Healing trong Implant dạng thẳng: Chiếc này thường được sử dụng ở vùng răng hàm. Thế mạnh của Healing Implant này là khả năng chịu lực và độ bền tốt.Healing trong Implant dạng tùy chỉnh: Dòng này thường được dùng lúc trồng implant ở vị trí răng cửa. Điểm cộng của loại Healing Implant này là có thể đảm bảo tính thẩm mỹ cao, giống răng thật.Phân loại Healing Abutment dựa trên vật liệu:Bên cạnh phân loại Healing Implant theo dạng hình thì còn có thể phân loại theo những vật liệu chế tác ra. Hiện tại nguyên liệu sử dụng trên thị trường để chế tác Healing Cap rộng rãi là 3 dòng dưới đây:Healing Cap có 3 loại chất liệu khác nhauChất liệu Titanium: Đây là nguyên liệu mang độ lành tính cao và không gây dị ứng cho nướu răng. Bên cạnh đó, Healing Implant được chế tác từ Titanium còn mang độ bền cao và chịu lực tốt, ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt từ thức ăn nóng. Chất liệu này cũng sở hữu mức tầm giá hợp lý giúp người mua tiết kiệm hơn.Chất liệu sứ: Healing Implant này cũng với độ bền và khả năng chịu lực khá tốt. Nếu bạn chăm sóc răng miệng đúng cách thì khả năng có thể duy trì trọn đời. Dòng vật liệu này đảm bảo tính thẩm mỹ cho người dùng cũng rất tốt.Chất liệu kim khí quý: Những kim khí quý thường được ứng dụng trong Healing Cap là vàng, bạc hoặc bạch kim. Vật liệu này mang lại độ bền và tuổi thọ rất cao, từ đó mức giá sẽ đắt đỏ hơn.Đặc điểm Healing Abutment Chất lượng của Abutment đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tỷ lệ thành công của quá trình cấy ghép Implant. Vì thế, cả Healing Abutment hay Abutment Implant đều phải đảm bảo được chất lượng và một số tiêu chuẩn nha khoa.Đặc điểm của một Healing Cap tiêu chuẩn được căn cứ theo một yếu tố như sau:Chất liệu chế tác nên thường từ Titanium, sứ hoặc kim khí quý.Kích thước tương thích với miệng trụ Implant và sát đường viền nướu.Healing Cap sở hữu da dạng các loại hình dạng tương ứng với các vị trí và trường hợp hồi phục của răng.Tuổi thọ của Healing Cap tỉ lệ thuận với tuổi thọ của trụ Implant.Abutment đóng vai trò vô cùng quan trọngGiai đoạn thực hiện Healing Abutment trong cấy ghép ImplantSẽ có 2 trường hợp thực hiện Healing Cap trong cấy ghép Implant:Đặt Healing ngay sau lúc cấy ghép Implant: Đây là các trường hợp khi ban đầu Implant đạt độ ổn định tốt và xương thấp. Các trường hợp này khá đa dạng tại nha khoa KAIYEN.Đặt Healing sau lúc cấy trụ Implant khoảng vài tháng: Sau lúc đặt Healing được 1 – 2 tuần thì mô nướu đã phát triển vòng healing mang hình dáng mong muốn, lúc này nha sỹ sẽ tiến hành phục hình trên Implant (cố định Abutment và mão sứ) để hoàn thiện giai đoạn trồng răng Implant.Vai trò của Healing trong ImplantCấu tạo răng Implant gồm 3 phần bao gồm: Trụ răng hay trụ Implant, khớp nối Abutment và mão sứ. Phần khớp nối Abutment lại bao gồm hai bộ phân là Healing Implant (hay còn gọi là Healing Abutment) và Abutment Implant.Trong đó vai trò của Healing trong Implant chính là bảo vệ cổ trụ Implant và là mối nối trong giai đoạn lành thương. Bộ phận này đóng vai trò như 1 trụ lành thương, được dùng như một khớp trung gian kết nối giữa phần trụ Implant với môi trường miệng. Healing trong Implant được lắp đặt tại cổ trụ của trụ Titan cấy ghép, tạo điều kiện cho phần lợi ôm sát vào chân răng. Healing Implant này cũng có thể điều chỉnh được, xoay ra xoay vào để kiểm tra hoặc nới rộng hơn thể tích lợi sao cho thích hợp có việc cắm Implant. Chính vì chức năng này mà Healing Implant trở thành 1 bộ phận đặc biệt quan yếu, giúp đảm bảo thành công của ca trồng răng.Xem thêm: Customized Abutment trong cấy ghép ImplantRăng tạm trên Implant là gì? Có mấy loại? Ưu nhược điểm chi tiếtPhục hình cố định trên Implant như thế nào? Quy trình thực hiệnCấy ghép Implant an toàn tại Nha khoa KAIYENNhu cầu chỉnh nha ngày một phát triển kéo theo sự gia tăng nhanh chóng của các cơ sở nha khoa với dịch vụ trồng răng Implant. Với các điểm mạnh nổi trội về công năng và tính thẩm mỹ, kỹ thuật cấy ghép Implant ngày càng trở nên phổ biến và trở thành lựa chọn lý tưởng của đa số khách hàng khi đến với nha khoa KAIYEN. Không những thế, trồng răng Implant đòi hỏi không chỉ kỹ thuật công nghệ hiện đại cao, mà kinh nghiệm và tay nghề của bác sỹ cũng phải có trình độ học vấn cao và dày dặn kinh nghiệm. Chính vì vậy, quý khách cần đưa ra lựa chọn sáng tạo để tìm được cơ sở nha khoa uy tín.Nha khoa Quốc tế KAIYEN tự hào là doanh nghiệp nha khoa trong dịch vụ cấy ghép răng Implant được phần đa khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Tại KAIYEN tập trung đội ngũ bác sĩ nha khoa dày dặn kinh nghiệm trong ngành, là các chuyên gia trong lĩnh vực cấy ghép Implant. Trong đó, Nha khoa KAIYEN tự hào khi bác sĩ Trần Thanh Phong là chuyên gia tiên phong ứng dụng kĩ thuật số trong nha khoa, được nhiều chuyên gia và tạp chí về Implant trên thế giới đánh giá cao qua những trường hợp điều trị cấy ghép Implant thành công từ thẩm mỹ đến chức năng. Xem thêm: Trồng răng Implant mất bao lâu?Nha khoa KAIYEN - Địa chỉ trồng Implant uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏiBài viết trên đây đã đưa đến cho quý độc giả những thông tin đầy đủ về Healing Abutment và vai trò của Healing trong Implant. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc cần tư vấn về các thông tin và dịch vụ về nha khoa, vui lòng gọi vào số hotline 0813336666 để được chuyên gia giải đáp chi tiết!
Xem thêm
Tổng quan về lịch sử hình thành trụ Implant

Tổng quan về lịch sử hình thành trụ Implant

Implant nha khoa là phương pháp phục hồi chức năng thẩm mỹ bằng cách trồng lại những chiếc răng đã bị mất. Sở hữu nhiều lợi ích to lớn, trồng răng Implant đã phát triển mạnh mẽ ở khắp các quốc gia trên thế giới. Vậy lịch sử hình thành trụ Implant như thế nào? Tại sao phương pháp trồng răng Implant lại có sự phát triển mạnh mẽ đến vậy? Hãy cùng Nha khoa Kaiyen tìm hiểu ngay nhé!Lịch sử hình thành trụ Implant được ghi lại từ khoảng 1000 năm trước công nguyênTrồng răng Implant là gì?Trồng răng Implant hay cấy ghép Implant là phương pháp phục hồi răng bị mất tiên tiến hiện nay. Phương pháp này được các chuyên gia răng hàm mặt trên thế giới khuyên dùng. Kỹ thuật trồng răng Implant  sử dụng những trụ chân răng làm bằng 100% chất liệu titanium đặt vào bên trong xương hàm để thay thế chân răng thật đã mất. Sau đó gắn một mão răng sứ lên trụ răng tạo thành một chiếc răng hoàn chỉnh cả về mặt thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.Lịch sử hình thành trụ ImplantĐể có được nhiều thành tựu to lớn như hiện nay, Implant nha khoa đã trải qua không ít lần cải tiến. Lịch sử hình thành trụ Implant và quá trình phát triển phát triển mạnh mẽ được thể hiện qua các giai đoạn sau:Theo dấu chân các nhà khảo cổ họcTheo tài liệu được ghi lại của các nhà khảo cổ học, những dấu tích khác nhau của việc cấy ghép nha khoa từ những vật dụng quen thuộc như: Tre, xương động vật, ngà voi,… để thay thế cho răng bị mất đã có từ thời xa xưa.Vào khoảng 1.000 năm trước công nguyên, ghi nhận trường hợp đầu tiên có răng giả bằng kim loại từ xác của một vị vua Ai Cập. Chiếc răng giả có chốt bằng đồng đóng vào xương hàm trên. Tuy nhiên chưa có dữ liệu cho thấy chiếc răng này được gắn từ khi đức vua còn sống hay đã qua đời.300 năm sau công nguyên, người Phoenicia dùng ngà voi điêu khắc ra hình dạng răng rồi buộc cố định bằng dây vàng. 600 năm sau công nguyên, người Maya mài vỏ con sò lớn ra hình dáng gần giống chiếc răng để cấy ghép thay thế răng mất. Cho đến những năm 1970, khi chụp x-quang lại, hình ảnh thu được còn cho thấy  đã thấy có sự hình thành xương quanh phần cấy ghép chiếc răng giả bằng vỏ sò. Điều này đã khiến các nhà khảo cổ vô cùng kinh ngạc.Phương pháp cấy ghép răng đã xuất hiện từ thời cổ đạiTừ năm 1.500 đến 1.800 việc cấy ghép răng Implant đã có sự phân biệt giai cấp. Răng giả từ những người nghèo khổ hoặc các thi thể được thu mua để sử dụng cấy ghép. Tuy nhiên hình thức này đã nhanh chóng biến mất do không an toàn, gây nhiễm trùng và phát nhiều thứ bệnh nguy hiểm như: Giang mai, lao,…Đầu thế kỉ 19, vật liệu cấy ghép Implant được dùng bằng bạch kim, vàng,… nhưng tỉ lệ đào thải cao. Năm 1937, anh em tiến sĩ nhà Stroke dùng Vitallium (hợp kim crom-coban) thử nghiệm cấy ghép chúng trên người và chó để phục hồi lại răng mất. Họ cũng được coi là những người đầu tiên tiến hành cấy ghép Implant thành công trong xương.Giáo sư Branemark và lịch sử hình thành trụ ImplantGiáo sư Branemark – giáo sư người Thụy Điển được coi là cha đẻ của Implant  hiện đại. Năm 1952, Giáo sư Branemark tình cờ phát hiện ra vật liệu Titanium nhờ việc đặt nó vào xương đùi của thỏ để cố định tạm thời nơi gãy xương.Sau vài tháng quan sát và nghiên cứu tại ĐH Lund, khi biết được xương thỏ đã lành, ông định lấy chốt Titanium ra nhưng không thể lấy ra được. Vậy nên ông đã để luôn trong cơ thể thỏ để tiếp tục theo dõi. Kết quả cho thấy giữ chốt Titanium và cơ thể thỏ không có bất cứ phản ứng gì. Nhận được điểm đặc biệt này, ông đã tiếp tục theo dõi và nghiên cứu. Sau đó tiến hành ca cấy ghép Implant trên răng người vào năm 1965 và thu được kết quả thành công rực rỡ.Sau 40 năm, chiếc răng Implant bằng Titanium này vẫn tồn tại và giữ được chức năng ăn nhai tốt ngay cả khi nhiều răng thật đã bị rụng do tuổi tác. Răng Implant đã tồn tại cho đến khi bệnh nhân qua đời.Sau nghiên cứu vĩ đại này của ông, Titanium đã trở thành chất liệu làm Implant mở đường cho thành công rực rỡ của sự nghiệp cấy ghép răng. Sau này các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu cải tiến răng Implant để gia tăng tỷ lệ thành công.Trồng răng Implant bằng Titanium được phát hiện và thu được kết quả thành công rực rỡNhững cuộc cải cách về thiết kế ImplantKể từ ngày thử nghiệm thành công, Implant nha khoa đã trải qua nhiều lần cải cách. Nhờ vậy, cho đến ngày nay Implant nha khoa đã đạt được nhiều bước tiến vượt bậc. Cấy ghép Implant đã trở thành phương pháp điều trị phổ biến trên thế giới cho các trường hợp mất răng đơn lẻ, bán phần và toàn bộ tỷ lệ tồn tại và thành công đạt hơn 95% sau 10 năm. Lịch sử phát triển của Implant qua từng giai đoạn:Giai đoạn 1965-1985: Các nghiên cứu tập trung vào tích hợp xương và ứng dụng lâm sàng.Các nhà nghiên cứu có sự tranh cãi giữa 2 đặc điểm quan trọng: phương thức lành thương và bề mặt Implant. Phương thức lành thương chế tác bằng máy trụ Implant hình dạng vít và vùi trong giai đoạn lành thương.Bề mặt Implant có nhiều hình dạng khác nhau, bề mặt thô ráp có phun Titanium plasma. Bề mặt Implant không vùi Implant, lành thường xuyên niêm mạc với implant là một khối có trụ phục hình ở phía trên luôn. Sau 30 năm phát triển, 2 quan điểm khác nhau này đã tạo thành 2 hai hệ thống implant nổi tiếng và thành công trong nha khoa đó là Nobel Biocare và Straumann.Giai đoạn 1985 – 2000: Implant nha khoa có tiến bộ quan trọng về mặt thẩm mỹ.Trong giai đoạn này, trụ Implant có rất nhiều bước tiến về mặt thẩm mỹ. Các thành phần phục hình xuất hiện như: trụ phục hình bẻ góc, trụ phục hình thẩm mỹ. Bên cạnh đó, các kỹ thuật để cải thiện tình trạng mô xương và mô mềm như: tái sinh xương có hướng dẫn, ghép màng, phẫu thuật nâng xoang cũng đã được thúc đẩy nghiên cứu, ra đời và ngày một hoàn thiện.Giai đoạn 1985 – 2000: Bề mặt Implant được hoàn thiệnBề mặt Implant được cải tiến giúp giảm thời gian lành thương, tăng khả năng tích hợp trụ Titanium. Điều này giúp đơn giản hóa điều trị Implant, giúp bệnh nhân nhanh chóng khắc phục được được tình trạng mất răng.Sau đó Implant nha khoa vẫn được tiếp tục nghiên cứu với mục đích đạt được thành công cả về mặt chức năng lẫn thẩm mỹ. Đồng thời giữ được sự ổn định lâu dài, giảm tỷ lệ biến chứng xuống mức thấp. Bên cạnh đó cũng làm giảm được số lần phẫu thuật, giảm đau cho bệnh nhân.Implant nha khoa ngày càng được hoàn thiện cả về công dụng và tính thẩm mỹTừ sau năm 2000 đến nay: Ứng dụng công nghệ số vào Implant nha khoaĐồng hành với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ số và thiết bị hiện đại đã được ứng dụng trong trồng răng Implant. Nhờ đó, quy trình kỹ thuật ngày càng được chuẩn hóa tinh chỉnh mang đến hiệu quả tốt hơn, trải nghiệm nhẹ nhàng hơn cho bệnh nhân.Xem thêm: Chân răng nhân tạo Implant: Quy trình thực hiện và giá thànhTrồng răng implant có nguy hiểm không?Tại sao Implant nha khoa được ứng dụng trên khắp thế giới?Trong suốt lịch sử hình thành trụ Implant, phương pháp này đã khẳng định được vai trò to lớn của mình trong y khoa. Implant nhanh chóng được phát triển và ứng dụng rộng rãi bởi:Về mặt sinh học: Implant được làm bằng chất liệu Titanium tương thích sinh học với cơ thể con người. Bệnh nhân có thể yên tâm về độ an toàn với sức khỏe. Đặc biệt, trồng răng Implant  giúp hạn chế tối đa tình trạng tiêu xương sau khi bị mất đi chiếc răng thật.Khôi phục chức năng ăn nhai: Răng Implant có độ cứng cao hơn nhiều răng thật. Trụ Implant được bám chắc vào xương hàm. Chính vì vậy, người trồng răng Implant có thể ăn nhai thoải mái như răng thật.Hạn chế tiêu xương: Khi xương bị mất đi, phần xương ở chỗ răng không được tác động mỗi ngày dễ gây ra tình trạng tiêu xương hàm. Nếu để lâu không được can thiệp còn gây nên: Hõm nướu, hõm môi má khiến cho gương mặt bị lệch. Cấu tạo của răng Implant đặc biệt sẽ giúp ngăn ngừa tiêu xương, kích thích xương hàm phát triển bình thường. Implant nha khoa - công nghệ trồng răng được ứng dụng trên khắp thế giớiBảo vệ răng liền kề: Khi răng bị mất đi đồng nghĩa với hai răng bên cạnh cũng mất đi một điểm từa. Khi phải chịu tác động liên tục trong hoạt động ăn nhai sẽ khiến hai chiếc răng bên cạnh dễ bị ngả nghiêng. Đồng thời kéo theo tác động xấu đến các răng còn lại trên cùng cung hàm cùng bị dịch chuyển hay xô vào nhau.Tính thẩm mỹ cao: Trải qua bề dày lịch sử hình thành trụ Implant, hiện nay Implant đã đạt được độ thẩm mỹ cao, trông rất giống với răng thật nếu chỉ quan sát bằng mắt thường. Bệnh nhân có thể tự tin khi giao tiếp sau trồng răng Implant.Tuổi thọ lâu dài: Trụ Implant được làm từ Titanium có độ bền cao cộng với tương hợp sinh học tốt với cơ thể. Nhờ vậy, tuổi thọ của Implant trung bình lên tới 25 năm. Nếu bệnh nhân chăm sóc răng miệng tốt, tay nghề bác sĩ cao cùng chất lượng Implant uy tín còn có thể sử dụng được vĩnh viễn.Trên đây là một số chia sẻ về lịch sử hình thành trụ Implant. Nếu bạn đang quan tâm đến phương pháp trồng răng này để khắc phục tình trạng răng bị mất hay cần thay thế, hãy liên hệ ngay với Nha khoa Kaiyen để được tư vấn thêm nhiều thông tin hữu ích phù hợp với bạn nhé!NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic Hotline: 0813336666Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Thời gian chờ làm phục hình trên Implant mất bao lâu?

Thời gian chờ làm phục hình trên Implant mất bao lâu?

Cấy ghép Implant phục hình từ chân răng với phần trụ Implant được đặt trong xương hàm, và thân răng là mão sứ lắp cố định bên trên. Thời gian chờ làm phục hình trên Implant sẽ khác nhau ở từng người do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tình trạng răng, cơ địa từng người, tay nghề bác sĩ điều trị. Thời gian chờ làm phục hình trên Implant mất bao lâu?Các giai đoạn phục hình ImplantĐể hiểu rõ thời gian trồng răng Implant mất bao lâu thì trước tiên chúng ta cần làm rõ các giai đoạn trong cấy ghép Implant. Cụ thể là giai đoạn đặt trụ và giai đoạn phục hình răng sứ trên trụ răng. Giai đoạn 1: Cấy trụ Implant vào xương hàmBước đầu tiên trong quy trình trồng răng là tiến hành thăm khám tổng quát, chụp X-quang răng để đánh giá tình trạng răng miệng, tư vấn giải pháp phục hình và lên kế hoạch điều trị. Nếu bệnh nhân đáp ứng điều kiện cấy ghép Implant an toàn sẽ được chỉ định phục hình ngay trong ngày hoặc trong buổi hẹn tiếp theo. (thời gian khám 45-60 phút)Để tiến hành đặt trụ Implant vào xương hàm sẽ cần từ khoảng 20 – 30 phút cho 1 trụ đơn lẻ. Thời gian thực hiện có sự khác biệt ở từng trường hợp. Tiếp đó, bác sĩ sẽ hẹn khách hàng lần 2 sau khoảng 1 – 2 ngày để gắn răng tạm đáp ứng thẩm mỹ và hoạt động ăn nhai hàng ngày. Trong trường hợp bệnh nhân đã tiêu xương hàm, quá trình đặt trụ răng sẽ đồng thời tiến hành ghép xương, nâng xoang. Khi đó thời gian chờ phục hình trên Implant cũng sẽ lâu hơn. Cấy trụ Implant vào trong xương hàmGiai đoạn 2: Làm phục hình trên ImplantSau thời gian 2 – 6 tháng chờ trụ Implant tích hợp hoàn toàn trong xương hàm, đạt độ ổn định cao thì bác sĩ sẽ tiến hành phục hình răng sứ trên Implant. Lắp mão sứ trên Implant sẽ hoàn thiện một chiếc răng tương tự như răng thật, hình dáng và màu sắc đạt thẩm mỹ cao. Đồng thời chức năng ăn nhai tốt, khả năng chịu lực cao giúp duy trì tuổi thọ sử dụng lâu dài. Thời gian chờ làm phục hình trên Implant mất bao lâu? Cấy ghép Implant được thực hiện khi mất 1 răng, mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm. Cả các trường hợp đã có hiện tượng tiêu xương vẫn có thể trồng răng Implant nhưng sẽ phải tiến hành ghép xương, nâng xoang hàm. Thông thường, thời gian chờ phục hình trên Implant có thể là 2 – 6 tháng, thời gian đủ để Implant tích hợp chắc chắn với xương hàm. Nếu bệnh nhân có xương hàm tốt thì thời gian chờ đợi chỉ mất từ 1 – 3 tháng là có thể phục hình mão sứ. Còn nếu xương hàm yếu, khả năng tích hợp chậm hơn thì thời gian kéo dài tối đa 6 tháng. Trường hợp cần tiến hành ghép xương hoặc nâng xoang thì thời gian chờ lắp mão sứ có thể lên tới 6 – 9 tháng. Thời gian chờ phục hình trên Implant khoảng 2-6 tháng Cách yếu tố ảnh hưởng đến thời gian chờ lắp mão sứ trên Implant Thời gian chờ phục hình trên Implant chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Yếu tố tác động trực tiếp và quyết định thời gian lành thương đó chính là tình trạng xương hàm, chất lượng trụ Implant, tay nghề bác sĩ, thiết bị ứng dụng và cách chăm sóc răng miệng sau phục hình.1. Mức độ xương hàm Như đã nói ở trên, những người có xương hàm khỏe mạnh thì quá trình tích hợp trụ răng sẽ diễn ra nhanh chóng hơn. Ngược lại, bệnh nhân có xương hàm mỏng, tiêu xương hàm, tụt xoang,… chất lượng xương không đủ điều kiện đặt trụ Implant sẽ phải ghép xương dẫn đến kéo dài thời gian chờ phục hình hơn người không phải ghép xương. 2. Loại trụ Implant sử dụngTrên thị trường có đa dạng các loại trụ Implant với công nghệ sản xuất khác nhau. Mỗi loại cũng sẽ có sự khác biệt về thời gian tích hợp trụ răng với xương hàm. Nên chọn các dòng trụ Implant cao cấp, công nghệ sản xuất hiện đại sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hình, rút ngắn thời gian chờ đợi. Các loại trụ Implant chất lượng có khả năng tích hợp cao3. Tay nghề bác sĩ điều trịĐây là yếu tố quyết định rất lớn đến tỷ lệ thành công của ca cấy ghép Implant cũng như ảnh hưởng đến thời gian chờ phục hình. Bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng răng miệng, lên kế hoạch điều trị và thực hiện các thao tác phẫu thuật một cách nhẹ nhàng, đặt Implant đúng vị trí. Nhờ đó mà quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn, trụ răng dễ tích hợp với xương hàm và có độ bền vững tốt hơn.  Điều này cũng sẽ giúp giảm thiểu các nguy cơ trụ Implant bị lung lay, lỏng lẻo, xô lệch hay bị rơi ra ngoài. 4. Công nghệ và trang thiết bị nha khoaCấy ghép Implant là kỹ thuật khó không chỉ yêu cầu bác sĩ tay nghề cao mà trang thiết bị cũng phải hiện đại để đáp ứng quy trình phẫu thuật. Máy móc, thiết bị nhập khẩu các nước phát triển sẽ hỗ trợ bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và điều trị đạt kết quả cao. 5. Cách chăm sóc răng miệng của người bệnhĐể nhanh lành thường và tránh xa biến chứng không mong muốn thì người bệnh cần lưu ý đến chế độ chăm sóc răng miệng của mình. Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, thực hiện các biện pháp giảm đau, giảm sưng theo hướng dẫn. Đồng thời vệ sinh răng miệng lỹ lưỡng nhưng phải thật nhẹ nhàng để không tác động đến trụ răng. Chăm sóc răng miệng đúng cách sau cấy ImplantNhư vậy, tìm kiếm một địa chỉ trồng răng uy tín là yếu tố kiên quyết để phục hình Implant thành công và rút ngắn thời gian chờ phục hình trên Implant. Nha khoa KAIYEN là trung tâm Implant tại Tp. Hồ Chí Minh đã đồng hành với hơn 10.000 khách hàng, kiến tạo nụ cười mới giúp khách hàng sở hữu nụ cười tự tin, rạng rỡ nhất.Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa ImplantThiết bị hiện đại bậc nhất, nhập khẩu chính hãngPhòng phẫu thuật chuyên biệt đảm bảo vô trùng, các dụng cụ khử trùng nghiêm ngặt trước khi đưa vào sử dụng.Vật liệu Implant nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng với các thương hiệu nổi tiếng như Straumann (Thụy Sỹ), Nobel Biocare (Mỹ), Dentium (Mỹ),…Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào khác hoặc cần thăm khám trực tiếp thì đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Kaiyen để được bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ nhanh chóng. NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic Hotline: 0813336666Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Răng Implant làm từ chất liệu gì? Đặc tính an toàn, tương thích sinh học

Răng Implant làm từ chất liệu gì? Đặc tính an toàn, tương thích sinh học

Hiện nay trong nha khoa có 3 giải pháp phục hình là hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và cấy ghép Implant. Trong đó, phương pháp đang được ưu tiên lựa chọn để phục hình răng mất từ 1 chiếc đến toàn hàm chính là Implant với tính thẩm mỹ cao cùng chức năng ăn nhai vượt trội. Tuy nhiên, vẫn có một số khách hàng băn khoăn Implant được làm từ chất liệu gì? Nguyên liệu Implant có an toàn khi ở trong môi trường khoang miệng không? Dưới đây Nha khoa Quốc Tế KAIYEN sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này, hãy cùng theo dõi ngay nhé!Răng Implant làm từ chất liệu gì? Đặc tính an toàn, tương thích sinh họcRăng Implant làm từ chất liệu gì? Cấy ghép Implant là phương pháp duy nhất có khả năng phục hình từ chân răng, mang đến một chiếc răng tương tự như răng thật. Chính vì cấu tạo đặc biệt của chúng mà Implant mang đến rất nhiều lợi ích khi phục hình, đặc biệt là khả năng ngăn ngừa biến chứng tiêu xương mà không một kỹ thuật nào có thể đáp ứng. Cấu tạo của răng Implant gồm có 3 phần là: Trụ răng, khớp nối Abutment và mão răng sứ. Mỗi bộ phận của răng Implant sẽ được làm từ chất liệu khác nhau, đặc biệt cần chú trọng đến chất liệu làm trụ răng phục hình.Trụ ImplantTrụ Implant là chân răng nhân tạo Implant được đặt cố định trong xương hàm. Trụ răng có hình dáng như một chiếc đinh vít siêu nhỏ, bề mặt có nhiều vòng xoắn xuôi chiều giúp tăng khả năng tích hợp trụ răng với xương. Hiện nay, có các loại mini Implant nhỏ hơn các loại trụ Implant thông thường, phù hợp hơn với các trường hợp mất răng lâu năm hoặc đã bị tiêu xương hàm. Trụ răng được làm từ vật liệu Titanium (Titan), là chất liệu có khả năng tương thích đặc trưng trong sinh học. Không chỉ được ứng dụng trong phục hình Implant, Titanium còn được sử dụng rộng rãi trong y học, chăm sóc sức khỏe con người. Trụ Implant đặt trong xương hàm thay thế chân răngKhớp nối AbutmentVít Abutment được làm bằng kim loại có hai đầu trên dưới, một đầu liên kết với trụ Implant và đầu phía trên là lỗ vào của vít để bắt chặt trụ này vào Implant. Nhiệm vụ của Abutment là kết nối trụ Implant với mão răng sứ, tạo thành một chiếc răng giả vững chắc.Khi tiến hành phục hình, bạn cũng cần lưu ý lựa chọn khớp nối Abutment chất lượng cao, chất liệu an toàn để cấy ghép Implant đạt kết quả tốt. Mão răng sứMão răng sứ là phần thân răng có hình dáng, màu sắc y hệt răng thật nhưng không có lõi. Lõi sứ sẽ úp vừa khít với đầu trên của Abutment, được gắn bền chắc bằng keo dán chuyên dụng. Khi trồng răng Implant có 2 loại chất liệu mão sứ được sử dụng là mão kim loại phủ sứ (PFM) và mão toàn sứ (All Ceramic/Zirconia). Đặc tính của vật liệu làm răng Implant Răng Implant có an toàn hay không phụ thuộc phần lớn vào chất liệu trụ răng bởi đây là bộ phận được cấy ghép trực tiếp trong xương hàm. Về cơ bản, các loại trụ Implant hiện nay đều được chế tác từ Titanium đặc biệt lành tính với cơ thể con người. Đặc tính của Titanium trong cấy ghép Implant được các chuyên gia đánh giá rất cao. Vật liệu Titanium an toàn, tích hợp xương nhanh chóngTitanium hoàn toàn không độc hại với cơ thể nhờ lớp axit tự nhiên bao phủ kim loại, ngăn chặn titanium rỉ sét và không phản ứng với cơ thể con người. Titanium có kết cấu rất nhẹ, trọng lượng thấp giúp tạo sự thoải mái khi được cấy trong xương. Chất liệu Titanium có tính trơ, khả năng chống ăn mòn và tính ổn định cao, không bị ảnh hưởng đến tính chất dù ở trong khoang miệng thời gian dài. Trụ titanium có khả năng chịu lực tốt, chịu nhiệt độ cao nên đáp ứng tốt chức năng ăn nhai hàng ngày.Quan trọng là khả năng tương thích sinh học tuyệt vời của Titanium với xương hàm giúp răng đạt độ bền vững tối ưu. Điều kiện để cấy ghép Implant an toàn chính là lựa chọn các loại trụ răng, Abutment và mão sứ của thương hiệu uy tín, đảm bảo chất liệu đạt chuẩn. Điều này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng, khả năng đào thải Implant khi phục hình. Xem thêm: Trụ titanium là gì? Titanium tương thích sinh học khi cấy ImplantTrồng răng Implant giá bao nhiêu? Một số loại trụ Implant được tin dùng hiện nayNếu bạn đang băn khoăn trụ Implant loại nào tốt thì có thể tham khảo các dòng trụ Hàn Quốc, Thụy Sỹ, Mỹ,… có độ phổ biến định trên thị trường hiện nay. Mỗi loại sẽ có sự một số đặc điểm khác biệt và chi phí cũng có sự chênh lệch ít nhiều.Trụ Implant Nobel Biocare (Mỹ)Đây là dòng trụ thuộc hãng sản xuất răng Implant đầu tiên Biocare, là thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Đến nay, Trụ Implant Nobel Biocare đã được ứng dụng phổ biến với hơn 70 quốc gia. Chất liệu trụ Implant là titanium R23 tốt hiện nay, phần trụ được thiết kế đa dạng phù hợp với từng tình trạng xương.  Trụ Implant Nobel Biocare MỹTrụ Implant Straumann (Thụy Sỹ)Dòng trụ Implant được sản xuất bởi Straumann Group có trụ sở chính tại Thụy Sỹ. Đây là tập đoàn có hơn 50 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất vật liệu Implant và sản phẩm đã phủ rộng trên 70 quốc gia. Đặc điểm của trụ Straumann là kích thước nhỏ hơn nhiều so với các dòng trụ Implant khác, được chế tác từ Titanium có độ tinh khiết cực cao. Trụ Implant Dentium (Hàn Quốc)Là dòng trụ đến từ Hàn Quốc được sản xuất bởi công ty Dentium Co, Ltd - Công ty Hàn Quốc đầu tiên áp dụng thành công công nghệ phủ nhám bề mặt SLA trong sản xuất trụ Implant. Các loại trụ của thương hiệu này đều được kiểm duyệt nghiêm ngặt, đạt chứng chỉ ISO 13485, dấu CE (Châu Âu), GMP và chứng nhận của FDA (Hoa Kỳ).Trụ Implant Osstem (Hàn Quốc)Osstem luôn nằm trong top những loại trụ Implant bán chạy tại Hàn Quốc, lịch sử hệ trụ lên tới 25 năm và được phân phối hơn 50 quốc gia. Trụ Implant Osstem với chất liệu titanium tinh khiết có độ ổn định cao, lành tính khi ở trong môi trường khoang miệng. Trụ Implant Osstem Hàn QuốcCùng với việc lựa chọn vật liệu chính hãng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thì bạn cũng đừng quên tìm kiếm cho mình một địa chỉ trồng răng uy tín. Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại sẽ là cơ sở giúp bạn có quy trình trồng răng đạt chuẩn và diễn ra thuận lợi. Để được thăm khám hoặc tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa, bạn vui lòng liên hệ với Nha khoa Kaiyen theo địa chỉ dưới đây. NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic Hotline: 0813336666Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
4 Xét nghiệm quan trọng khi cấy ghép Implant không thể bỏ qua

4 Xét nghiệm quan trọng khi cấy ghép Implant không thể bỏ qua

Cấy ghép Implant là kỹ thuật tương đối phức tạp, yêu cầu cao về sức khỏe người bệnh để đảm bảo phẫu thuật thành công, giảm thiểu biến chứng. Do đó, để xác định có thể trồng răng Implant được không thì người bệnh cần tiến hành một số xét nghiệm bắt buộc. Các xét nghiệm trước khi cấy ghép Implant liên quan đến kiểm tra răng miệng và sức khỏe toàn thân.4 Xét nghiệm quan trọng khi cấy ghép Implant không thể bỏ quaTrước khi cấy ghép Implant bắt buộc phải thực hiện những xét nghiệm gì? Trồng răng Implant hay cấy ghép Implant tiến hành đặt trụ răng vào trong xương hàm để thay thế chân răng đã mất. Khi đó sẽ phải tác động mở mô nướu và xương hàm, không tránh khỏi được những tổn thương ở các tổ chức quanh răng. Người bệnh nếu có sức khỏe tốt sẽ có thể nhanh chóng hồi phục và ăn uống bình thường trở lại sau cấy ghép Implant. Tuy nhiên, những mắc các bệnh lý mãn tính hay mắc bệnh răng miệng (chưa điều trị triệt để) thì nguy cơ xảy ra biến chứng là rất cao. Để ngăn ngừa tình trạng này, bác sĩ cần yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm quan trọng trước khi cấy ghép Implant để có kế hoạch điều trị và hồi phục phù hợp. 1. Xét nghiệm máuXét nghiệm máu là yêu cầu bắt buộc trước khi tiến hành các tiểu phẫu nha khoa như nhổ răng khôn, cấy ghép Implant. Điều này sẽ đặc biệt quan trọng đối với những người ở độ tuổi trung niên, bởi giai đoạn đó cơ thể bắt đầu suy yếu và xuất hiện nhiều bệnh lý toàn thân như tim mạch, tiểu đường, huyết áp.  Dựa trên các chỉ số xét nghiệm máu khi cấy ghép Implant, bác sĩ sẽ xác định được tình trạng hiện tại của người bệnh, cụ thể là chỉ số hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Nếu các chỉ số ổn định thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện cấy ghép Implant an toàn, hiệu quả. Cùng với đó, bác sĩ cũng sẽ quan tâm đến các chỉ số về lượng đường huyết, chỉ số đông máu, tốc độ máu,… Khi đó sẽ đảm bảo sức khỏe của bạn được kiểm soát tốt cho quá trình phẫu thuật Implant. Xét nghiệm máu là rất quan trọng trước khi trồng răng Implant2. Kiểm tra các bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp caoỞ những bệnh nhân mất răng trên 60 tuổi, hơn phân nửa đều bị ảnh hưởng bởi bệnh huyết áp cao. Nếu điều trị cho những bệnh nhân này, các bác sĩ nha khoa và chuyên khoa sẽ phải làm xét nghiệm và xem xét lịch sử bệnh án trước khi cấy ghép Implant cho người bệnh. Cân nhắc có hướng kiểm soát tốt sức khỏe bệnh nhân khi phẫu thuật Implant hay không. Để kiểm soát tình trạng tim và huyết áp cho người bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện 2 bước quan trọng như sau:Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ theo dõi huyết áp để phát hiện và xử lý kịp thời. Quá trình điều trị với các thao tác phải hết sức cẩn thận, giúp người bệnh luôn trong trạng thái thoải mái. Bác sĩ chỉ định bệnh nhân uống thuốc ổn định huyết áp trước khi điều trị. Từ đó ngăn ngừa được các triệu chứng tăng, giảm huyết áp bất thường trong khi phẫu thuật.  3. Kiểm tra và điều trị các bệnh lý răng miệngTrước khi trồng răng Implant, bác sĩ sẽ kiểm tra răng miệng tổng quát, tình trạng mất răng để xác định nguyên nhân và giải pháp phục hình. Nếu người bệnh đang mắc một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi,… thì cần điều trị triệt để trước khi phẫu thuật. Đây chính là những bệnh lý hàng đầu gây ra tình trạng mất răng, và nếu không điều trị dứt điểm trước khi cấy ghép sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về sau. Khi đó sẽ phải cảnh giác với các biến chứng nhiễm trùng, tiêu xương quanh chân răng giả, răng Implant lung lay, bị đào thải.Điều trị triệt để bệnh răng miệng trước khi cấy ghép ImplantDo đó, kiểm tra và điều trị bệnh lý răng miệng cũng không kém phần quan trọng so với xét nghiệm máu trước khi cấy ghép Implant. Cần đảm bảo đầy đủ các tiêu chí này để có quá trình điều trị thuận lợi, an toàn và tránh xa biến chứng. 4. Kiểm tra chất lượng xương hàmĐặc điểm của răng Implant là có phần chân răng nằm vững chắc trong xương hàm, đáp ứng ăn nhai tối ưu và tuổi thọ lâu dài. Tuy nhiên, điều này chỉ được đảm bảo khi phần trụ Implant có thể tích hợp với xương hàm, tạo độ liên kết với xương.Điều kiện để cấy ghép Implant là xương hàm phải đủ chất lượng, số lượng xương đạt ngưỡng cho phép, thành xương đủ độ dày để trụ răng có đứng vững theo thời gian. Chất lượng, số lượng xương hàm:Bác sĩ xét nghiệm, đánh giá các chỉ số về xương hàm trước khi chỉ định cấy ghép Implant cho bệnh nhân. Chất lượng, số lượng xương được tính theo chỉ số HU phải đạt 350 HU – 1250 HU mới đủ điều kiện để phẫu thuật Implant. Trường hợp chỉ số HU quá thấp cho thấy xương của người bệnh quá loãng, nếu đặt trụ Implant sẽ không thể ổn định, dễ bị rơi ra ngoài, các thao tác khó thực hiện. Còn nếu chỉ số HU của xương quá cao thì mật độ tế bào xương rất đặc, mạch máu trong xương đặc rất ít không thể nuôi dưỡng xương hoàn toàn. Khi cấy Implant thì quá trình lành thương sẽ bị kéo dài, chậm hồi phục. Xem thêm: Quy trình trồng răng Implant mất bao lâu?Trồng răng Implant yêu cầu đạt tiêu chuẩn xương hàmThành xương hàm: Xem xét thêm yếu tố về thành xương hàm, nếu đáp ứng đủ chất lượng và số lượng xương nhưng thành xương quá mỏng thì cũng không thể cấy ghép Implant. Thông thường khi mới mất răng, xương hàm vẫn có đủ chiều dày, chất lượng và độ đàn hồi của xương vẫn tốt nên hoàn toàn có thể đáp ứng điều kiện cấy ghép Implant.Những với các trường hợp mất răng lâu năm, xương hàm đã có dấu hiệu tiến biến dần, xương hàm mỏng và không đủ diện tích để đặt trụ Implant. Khi đó, nếu muốn cấy ghép Implant sẽ cần phải ghép thêm xương hàm, tùy vào tình trạng thực tế ở mỗi người mà bác sĩ chỉ định đơn vị xương cần cấy ghép là khác nhau. Để đánh giá chính xác tình trạng xương hàm, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chụp phim CT toàn hàm bằng máy X-quang ConeBeam. Xác định được tình trạng xương hàm, xoang hàm và tình trạng mất răng thực tế.  Những lưu ý quan trọng trước và sau khi cấy ghép ImplantBên cạnh những xét nghiệm quan trọng khi cấy ghép Implant, bạn cũng cần lưu ý thêm những điều kiện dưới đây để quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn tuyệt đối. Lựa chọn nha khoa uy tín: Một cơ sở trồng răng uy tín cần có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cắm Implant để kiểm soát tốt mọi thao tác và diễn biến trong quá trình phẫu thuật. Đồng thời, trang thiết bị hiện đại cũng sẽ hỗ trợ tốt cho bác sĩ để chẩn đoán, lên kế hoạch điều trị chính xác. Lựa chọn địa chỉ trồng răng Implant an toàn, uy tínLựa chọn loại trụ Implant chất lượng: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại trụ Implant khác nhau, bạn cần chắc chắn về nguồn gốc, xuất xứ của loại trụ Implant trước khi điều trị. Một số thương hiệu uy tín hiện nay bạn có thể tham khảo bao gồm: Dentium (Hàn Quốc), Osstem (Hàn Quốc), Straumann (Thụy Sỹ), Nobel Biotech (Mỹ),… Bệnh nhân báo rõ tình trạng sức khỏe với bác sĩ: Cùng với việc xét nghiệm máu trước khi cấy ghép Implant, khách hàng nên mô tả rõ ràng với bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh lý trước đó của mình. Nếu bạn băn khoăn sức khỏe của mình có thể cấy ghép Implant được không thì hãy trao đổi chi tiết với bác sĩ để tránh xảy ra các rủi ro không mong muốn. Không rượu bia, hút thuốc lá trước và sau phẫu thuật: Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân kiêng thuốc lá, rượu bia từ 2 – 4 tháng trước và sau khi phẫu thuật Implant. Bởi chúng có thể là nguyên nhân khiến cấy Implant thất bại, làm đào thải trụ răng. Tuân thủ chỉ định của bác sĩ điều trị: Bác sĩ sẽ dặn dò và đưa ra những lưu ý quan trọng cho quá trình sau phẫu thuật. Bạn cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ định của bác sĩ để nhanh chóng lành thương, ngăn ngừa biến chứng.  Không hút thuốc lá trước và sau khi cấy ghép ImplantTrên đây, Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN đã chia sẻ đến bạn những kiến thức quan trọng trước khi trồng răng Implant. Kiểm tra răng miệng, xét nghiệm sức khỏe tổng quát là bước cực kỳ quan trọng để đánh giá chính xác sức khỏe của người bệnh có thể cấy ghép Implant an toàn hay không. Khi đó, bệnh nhân cũng có thể yên tâm hơn và có tâm lý vững vàng hơn cho quá trình điều trị của mình. NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic Hotline: 0813336666Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm