Răng mẻ thiếu chất gì? Cách khắc phục hiệu quả
Răng hay bị mẻ thường bị ê buốt, đau nhức khó chịu. Mẻ răng nếu như điều trị phù hợp sẽ gây ra nhiều biến chứng. Vậy răng mẻ thiếu chất gì? Cách khắc phục ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả vấn đề này cho bạn.
Răng mẻ thiếu chất gì?
Răng được hình thành từ nhiều khoáng chất quan trọng trong cơ thể. Nếu thiếu đi một trong những chất dinh dưỡng này, răng có thể bị suy yếu và dễ bị mẻ. Vậy răng mẻ thiếu chất gì? Một số khoáng chất quan trọng đối với sự chắc khỏe của răng như:
Do thiếu Canxi
Canxi là thành phần chính, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của răng và xương. Vì vậy, chế độ ăn uống thiếu canxi cũng là nguyên nhân khiến cho răng dễ bị mẻ. Đối với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, nếu không bổ sung đủ lượng canxi thì có thể gặp phải hiện tượng răng mọc chậm.
Thiếu canxi khiến cho các bộ phận của răng như men răng, ngà răng mỏng, răng không giữ được độ trắng sáng. Thậm chí, bạn còn có thể bị sâu răng, viêm nha chu,… Nếu vệ sinh răng miệng tốt nhưng răng vẫn bị gãy, mẻ thì rất có thể đó là biểu hiện của việc thiếu hụt canxi trong cơ thể.
Do thiếu Vitamin D
Bên cạnh canxi thì răng mẻ thiếu chất gì? Một trong những nguyên nhân khiến cho răng dễ bị gãy còn do thiếu hụt vitamin D. Đây là dưỡng chất quan trọng giúp cho cơ thể hấp thu canxi và phốt pho, thúc đẩy quá trình hình thành và duy trì hệ xương chắc khỏe. Ở trẻ nhỏ, khi thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến còi xương. Đối với người trưởng thành, khi thiếu vitamin D sẽ khiến cho răng kém chắc khỏe, dẫn đến nguy cơ răng bị mẻ, gãy răng khi gặp lực tác động là rất cao.
Nguyên nhân khiến cho cơ thể bị thiếu hụt Vitamin D là do trong chế độ ăn uống hằng ngày có ít loại cá béo, gan, sữa và các loại ngũ cốc,…
Do thiếu Omega 3
Để giải đáp cho thắc mắc răng mẻ thiếu chất gì thìcó thể là do cơ thể không được cung cấp đủ Omega 3 cần thiết. Đây được xem là một loại axit béo cần thiết cho cơ thể. Giúp răng và nướu khỏe mạnh, Omega 3 còn có khả năng chống viêm và nhiễm trùng. Để giúp cho cơ thể có đủ Omega 3, bạn có thể bổ sung cá và các loại dầu cá.
Khi răng bị mẻ phải xử lý thế nào?
Nhổ răng mẻ ra ngoài
Khi răng bị mẻ thì các phần răng bị mẻ ra có thể làm trầy xước các phần mô mềm ở trong khoang miệng. Như làm trầy xước nướu, lưỡi,... Vì thế cần phải nhổ bỏ phần răng mẻ này đi. Đôi khi bạn cần phải nhổ bỏ toàn bộ phần thức ăn mà bạn đang nhai trong miệng ra ngoài.
Bạn tuyệt đối không nên nuốt phần thức ăn này vào. Vì phần răng bị mẻ rất sắc nhọn và có thể làm tổn thương bao tử cũng như các cơ quan của hệ tiêu hóa.
Sau đó đặt một miếng bông gòn nhỏ và sạch vào răng bị mẻ và cắn lại. Không nên sờ vào phần răng đã bị mẻ vì nó khá sắc nhọn. Cần chú ý không để cho phần sắc nhọn này làm trầy xước các bộ phận khác ở trong khoang miệng.
Súc miệng thật sạch
Mẻ răng là sự tổn thương trực tiếp đến phần mô cứng của răng. Làm cho ngà răng lộ ra bên ngoài. Hoặc thậm chí nếu mẻ răng nhiều thì có thể làm lộ ra buồng tủy. Cho nên có thể dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao. Bạn cần súc miệng để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc bằng nước sạch.
Giữ lại răng mẻ
Bạn cần giữ lại phần răng đã bị mẻ và giữ vệ sinh tốt cho phần răng này. Khi đến phòng khám nha khoa để kiểm tra hãy mang theo phần răng này. Nó có thể giúp ích cho việc phục hồi răng mẻ nhanh chóng, chính xác hơn.
Đến phòng khám
Hãy đến ngay nha khoa càng sớm càng tốt và đừng quên mang theo phần răng bị mẻ của mình. Đến gặp bác sĩ sớm sẽ giúp bạn được điều trị hiệu quả hơn. Tránh được nguy cơ trầy xước các phần khác cũng như giảm khả năng nhiễm trùng tủy răng.
Cách khắc phục tình trạng rặng bị mẻ
Trám răng
Nếu răng bị mẻ một phần nhưng không thể áp dụng phương pháp mài nhẵn vì tổn thương nhiều đến mô cứng của răng. Khi đó, nếu mài nhẵn sẽ gây mất thẩm mỹ, khiến răng trở nên nhạy cảm hơn.
Đối với tình trạng này, nên trám răng để khắc phục răng bị mẻ. Bác sĩ sẽ dùng vật liệu chuyên dụng nha khoa để bù vào phần răng bị thiếu. Nhờ vậy khôi phục được thẩm mỹ và chức năng của răng, cũng như bảo vệ buồng tủy khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài.
Mài răng
Trong trường hợp răng bị mẻ nhẹ, chỉ xuất hiện các mảnh vỡ rất nhỏ thì bác sĩ sẽ tiến hành mài nhẵn và đánh bóng phần này. Sau khi mài răng, bạn có thể sinh hoạt ăn nhai bình thường. Phương pháp này chỉ phù hợp khi răng bị mẻ nhẹ, phần mẻ nhỏ không đáng kể. Nếu răng bị mẻ nặng hơn, bạn nên thực hiện phục hình bằng phương pháp trám răng hoặc bọc răng sứ.
Bọc răng sứ
Nếu thân răng bị mẻ nhiều hơn, nhưng chân răng vẫn còn chắc khỏe, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện bọc răng sứ để bảo tồn răng. Bác sĩ sẽ chế tác một mão rắng sứ có hình dạng như răng thật., có độ cứng chắc, chịu lực tốt, có màu sắc trắng sáng tự nhiên. Vậy nên phương pháp này không chỉ giúp đảm bảo được tính thẩm mỹ của răng mà còn giúp khôi phục lại chức năng ăn nhai. Nếu như được chăm sóc đúng cách, răng sứ có thể bền đẹp lâu dài lên đến 10 – 15 năm.
Những vị trí răng thường xuyên bị mẻ
Trên thực tế thì bất cứ răng nào cũng có khả năng bị mẻ nếu bạn ăn uống thiếu chất làm cho răng không cứng. Hoặc khi bạn để cho răng sử dụng lực lớn và va chạm bên ngoài. Nếu như bạn còn thói quen xấu như dùng răng để cắn hay mở các đồ vật thì răng cửa sẽ có nguy cơ bị tổn thương cao.
Người có thói quen nghiến răng thường xuyên khó bỏ. Cùng với thói quen thích ăn các món ăn cứng và dai thì nhóm răng dễ bị tồn thương là nhóm răng hàm lớn. Vì các răng này chịu trách nhiệm trực tiếp cho việc ăn nhai của răng.
Những loại thực phẩm nên ăn để hạn chế mẻ răng
Bên cạnh vấn đề răng mẻ thiếu chất gì, thì một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến răng bị mẻ còn là do thực phẩm mà bạn ăn uống hằng ngày. Để tránh mẻ răng, bạn nên hạn chế ăn các món ăn quá dai, quá cứng.
Tuy nhiên, nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, bạn cũng không nên chỉ ăn các thức ăn mềm trong thời gian dài. Bạn có thể ăn thức ăn có độ cứng vừa phải. Nhờ đó, răng và nướu vẫn có thể duy trì được chức năng ăn nhai vừa bảo vệ răng không bị mẻ. Bạn cũng cần lưu ý bổ sung thêm canxi, phốt pho và những chất dinh dưỡng khác trong chế độ ăn uống hằng ngày để giúp cho răng chắc khỏe hơn.
Thông tin trên đây đã giải đáp thắc mắc “răng mẻ thiếu chất gì?”. Bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống hằng ngày để giúp cho răng chắc khỏe hơn. Trong trường hợp cần tư vấn hoặc có nhu cầu thăm khám, khắc phục bị mẻ răng, bạn có thể liên hệ theo các thông tin dưới đây.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh