Vai Trò Của Răng Sữa Và Hậu Quả Khi Mất Răng Sữa Sớm
Rất nhiều bậc phụ huynh thường lơ là thậm chí là coi nhẹ việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con trẻ vì suy nghĩ rằng răng sữa sau này sẽ bị thay thế bởi răng vĩnh viễn nên không cần chăm sóc cẩn thận. Tuy nhiên, theo các bác sĩ tại Nha khoa KAIYEN, chính quan điểm sai lầm này là nguyên nhân khiến cho bộ răng sữa gặp phải các vấn đề bệnh lý, làm ảnh hưởng đến bộ răng vĩnh viễn của trẻ.
Với những kiến thức liên quan đến bộ răng sữa mà các bác sĩ chia sẻ dưới đây, hy vọng sẽ giúp các bậc phụ huynh chủ động trong việc chăm sóc răng miệng cho con em mình.
Răng sữa là gì?
Để chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ nhỏ đúng cách, trước tiên các bậc phụ huynh hiểu đúng răng sữa là răng gì? răng sữa có chân không?
Theo bác sĩ tại Nha khoa KAIYEN, răng sữa là những chiếc răng mọc đầu tiên trong giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ. Răng sữa mọc đầy đủ sẽ có tổng cộng 20 cái và có chân giống như những chiếc răng vĩnh viễn. Hàm trên của bé có 10 răng và hàm dưới có 10 răng. Thời gian mọc răng sữa và vị trí các răng mọc ở mỗi bé là khác nhau do các nguyên nhân như cấu tạo hàm, cấu tạo răng, cấu tạo khớp cắn.
Trình tự và thời gian mọc răng của bé
Bố mẹ có biết, những chiếc răng sữa đã được hình thành từ khi bé còn trong bào thai, sau đó nhú mọc lên theo trình tự như sau:
- Khi bé được 5 – 7 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc 2 chiếc răng cửa dưới.
- Tháng thứ 8 – 12 thì bé mọc tiếp 2 chiếc răng cửa trên
- Từ 9 – 13 tháng tuổi bé mọc 2 chiếc răng cửa phía trên tiếp theo
- Từ 10 – 16 tháng tuổi, bé mọc 2 chiếc răng cửa dưới tiếp theo
- Từ 13 – 19 tháng tuổi, bé mọc 2 chiếc răng hàm trên đầu tiên
- Từ 14 – 18 tháng tuổi, bé mọc 2 chiếc răng hàm dưới
- Từ 16 – 22 tháng tuổi, bé mọc hai chiếc răng nanh hàm trên
- Từ 17 – 23 tháng tuổi, bé mọc 2 chiếc răng nanh hàm dưới
- Từ 23 – 31 tháng tuổi, bé mọc hai chiếc răng hàm dưới tiếp theo
- Từ 25 – 33 tháng tuổi, bé mọc 2 chiếc răng hàm trên cuối cùng.
Như vậy, tùy từng trẻ thì từ khoảng 2 – 3 tuổi, bé sẽ mọc đầy đủ 20 chiếc răng sữa. Sau này những chiếc răng sữa sẽ dần được thay thế bởi răng hàm vĩnh viễn.
Vai trò của răng sữa
Vậy răng sữa có tác dụng gì? các bác sĩ KAIYEN cho rằng, răng sữa giống như một “lực sĩ” luôn bên bé, hỗ trợ bé trong quá trình tập nhai, ăn thử tất cả các thức ăn mới.
Khi bé nhà bạn sử dụng răng sữa để nhai, cắn thức ăn thì lực nhau sẽ tác động kích thích xương hàm phát triển. Điều này giúp cấu trúc mặt của bé dần hoàn thiện khi bé trưởng thành. Một bộ răng sữa đầy đủ, chắc khỏe sẽ là tiền đề để bé có được một bộ răng vĩnh viễn thẳng, đều, đẹp, tránh gây ra tình trạng chen chúc, xô lệch hoặc khung xương hàm bị lệch.
Có một số thông tin cho rằng, thiếu răng sữa là nguyên nhân khiến cho trẻ nhỏ bị chậm nói, nói ngọng. Các bác sĩ tại Nha khoa KAIYEN cũng đồng tình với quan điểm này vì nếu trẻ thiếu răng sữa phía trước sẽ hay bị ngọng, phát âm không rõ chữ và không tròn chữ.
Ngoài ra, răng sữa còn có chức năng vô cùng quan trọng là hướng dẫn thay răng vĩnh viễn tuần tự. Răng sữa giúp kích thích mầm răng vĩnh viễn mọc theo đúng thời gian, giúp định hướng vị trí răng vĩnh viễn mọc sau này, hàm răng của bé sẽ thẳng, đều đẹp hơn.
Hậu quả của mất răng sữa sớm
Rụng răng sữa sớm sẽ gây nên ảnh hưởng gì với tình trạng sức khỏe răng miệng của bé? Bác sĩ KAIYEN phân chia tình trạng mất răng sữa ở trẻ thành 2 loại là mất răng phía trước và mất răng sau.
Tình trạng mất răng ở trẻ em có thể đến từ nguyên nhân chấn thương hoặc do các bệnh lý như sâu răng. Nếu như không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn tại chỗ, nguy cơ gây sưng đau, thậm chí dẫn đến các bệnh toàn thân như: viêm phổi, viêm khớp…
Ngoài ra, mất răng sữa sớm còn làm giảm chức năng ăn nhai của trẻ, trẻ sẽ trở nên biếng và chậm ăn thức ăn cứng hơn.
Mất răng sữa sớm cũng liên quan trực tiếp đến vấn đề phát âm của trẻ có thể khiến cho trẻ phát âm chậm lại hoặc thậm chí khiến trẻ bị ngọng.
Các răng bên cạnh sẽ nghiêng vào khoảng trống mất răng khiến cho răng hàm vĩnh viễn tương ứng mọc lên bị khấp khểnh, mọc lệch hoặc bị kẹt.
Cách chăm sóc răng sữa của trẻ
Nhận thấy được hậu quả của tình trạng mất răng sữa sớm ở trẻ nhỏ, các bác sĩ tại Nha khoa KAIYEN khuyên các bậc phụ huynh cần lưu ý hơn trong vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ.
Theo dõi lịch mọc răng sữa cho con trẻ như thông tin mà KAIYEN chia sẻ ở đầu bài viết. Nếu như trẻ chậm mọc răng cần liên hệ ngay với các bác sĩ nha khoa để được thăm khám.
Xây dựng cho con thói quen đánh răng thường xuyên 2 lần/ ngày, đánh răng đúng cách. Sử dụng bàn chải và kem đánh răng đúng với lứa tuổi của trẻ.
Hạn chế cho trẻ ăn những đồ ăn ngọt như bánh kẹo, nước ngọt. Hãy nói với con rằng những đồ ăn đó không hề tốt cho hàm răng của con.
Để hàm răng sữa của con được phát triển khỏe mạnh, định ký 3 – 6 tháng một lần, bố mẹ nên đưa con đến Nha khoa Quốc tế KAIYEN để được các bác sĩ thăm khám. Việc thăm khám định kỳ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, để kịp thời phát hiện những tổn thương răng và điều trị.
Thấu hiểu được tâm lý lo sợ của trẻ nhỏ mỗi khi phải đến gặp bác sĩ, các bác sĩ tại Nha khoa KAIYEN đều rất ân cần, nhẹ nhàng, trò chuyện với trẻ, giúp trẻ cảm thấy thoải mái trước khi bắt tay vào khám, chữa răng cho trẻ.
Vì hàm răng vĩnh viễn của con được thẳng, đều, đẹp, bố mẹ hãy chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con trẻ ngay hôm nay. Để được tư vấn thêm về cách chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ nhỏ và đặt lịch khám răng cho con, bố mẹ liên hệ ngay với KAIYEN qua hotline 081 333 6666.