8 trường hợp không nên bọc răng sứ thẩm mỹ cần lưu ý
Bọc răng sứ thẩm mỹ là giải pháp phục hình răng được khá nhiều người lựa chọn để khắc phục những khiếm khuyết trên răng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp không nên bọc răng sứ thẩm mỹ bạn cần biết để chủ động tránh các biến chứng nguy hiểm sau khi bọc sứ. Theo dõi bài viết dưới đây của Nha khoa Quốc tế KAIYEN để hiểu rõ hơn về từng trường hợp.
Các trường hợp không nên bọc răng sứ thẩm mỹ
Tìm hiểu về phương pháp bọc răng sứ
Bọc răng sứ (bọc sứ thẩm mỹ) là phương pháp phục hình răng trong nha khoa rất phổ biến hiện nay. Kỹ thuật này có thể khắc phục được các khuyết điểm trên răng từ hình dáng, màu sắc cho tới chức năng ăn nhai, giúp mang lại vẻ đẹp hoàn hảo cho nụ cười của bạn.
Để thực hiện, bác sĩ sẽ mài nhỏ cùi răng thật để làm trụ chống đỡ cho mão răng sứ phía trên. Mão sứ được làm từ vật liệu kim loại hoặc toàn sứ, có hình dáng và màu sắc tương tự như răng thật. Việc đo đạc kích thước răng bằng hệ thống chụp phim CT 3D ConeBeam sẽ giúp mão sứ giả tương thích với khuôn hàm và làm đều màu cả hàm răng.
Các trường hợp thường được chỉ định bọc răng sứ an toàn bao gồm: Răng hỏng, xấu, nhiều khuyết điểm về hình thể như răng không cân đối, men răng bị bào mòn, răng mọc chen chúc, hô, lệch lạc hoặc nhiễm màu men răng. Hầu hết các khách hàng sau khi bọc sứ đều sở hữu hàm răng trắng sáng, đều đẹp cùng nụ cười tự tin.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng nên bọc sứ, bởi nếu thực hiện, bạn sẽ khó tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm về răng miệng. Vậy có những trường hợp không nên bọc răng sứ nào mà bạn cần lưu ý?
Các trường hợp không nên bọc sứ
Khi đến Nha khoa Quốc tế KAIYEN thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra và chụp X-quang răng để xác định bạn có thích hợp bọc sứ hay không. Dưới đây là các trường hợp không nên bọc răng sứ thẩm mỹ mà các bác sĩ KAIYEN muốn chia sẻ đến bạn.
1. Sai lệch khớp cắn nghiêm trọng
Sai lệch khớp cắn nặng không nên bọc răng sứ
Theo các bác sĩ, bọc răng sứ thẩm mỹ chỉ có thể khắc phục tình trạng sai khớp cắn mức độ nhẹ, chứ không thể điều trị cho các trường hợp sai khớp cắn nghiêm trọng. Bởi nếu thực hiện mài cùi răng trong trường hợp này sẽ không chỉ làm tổn thương đến cấu trúc răng mà hiệu quả mang lại cũng không như bạn mong muốn.
Khi xác định được mức độ sai lệch của khớp cắn, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn hướng điều trị phù hợp. Trường hợp sai khớp cắn nhẹ thì bạn hoàn toàn có thể bọc răng sứ thẩm mỹ để khắc phục, còn nếu sai khớp cắn nghiêm trọng thì bắt buộc bạn phải tiến hành niềng răng chỉnh nha trước khi tiến hành bọc sứ. Bởi nếu mài răng quá nhiều sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe cơ thể.
2. Trường hợp không nên bọc răng sứ - Răng quá nhạy cảm
Khi tiến hành bọc sứ, mài răng là một trong những thủ tục bắt buộc phải thực hiện. Đối với người có hàm răng khỏe mạnh, việc mài răng thường sẽ không gặp quá nhiều trở ngại đáng kể và chỉ bị ê buốt trong 2 ngày đầu hoặc thậm chí là không có cảm giác gì.
Nếu răng bạn quá nhạy cảm thì đây là một trong những trường hợp không nên bọc răng sứ thẩm mỹ. Vì khi thực hiện thao tác mài cùi răng sẽ khiến cho răng yếu đi và làm cho các bệnh lý về răng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng và nhận tham vấn từ bác sĩ điều trị để có phương pháp khắc phục tối ưu.
Bọc sứ cho răng nhạy cảm chỉ khiến răng yếu đi
3. Răng bị lung lay
Ở người trưởng thành, khi răng đã bị lung lay thì đồng nghĩa với việc răng đó không còn sử dụng được nữa. Chân răng đã không còn chắc chắn, cộng thêm việc mài cùi răng thì chỉ làm răng của yếu hơn mà thôi. Vì vậy, đây là trường hợp không nên bọc răng sứ, tốt là bạn nên nhổ bỏ và trồng răng mới nếu muốn sớm cải thiện chức năng ăn nhai.
4. Răng có bệnh lý nghiêm trọng
Trường hợp không nên bọc răng sứ thứ 4 chính là bạn đang phải đối mặt với tình trạng sâu răng nghiêm trọng, tủy bị hoại tử, nhiễm trùng nặng hoặc chân răng quá yếu. Ngoài ra, đối với răng có bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến khoảng sinh học – chiều cao bám dính biểu mô và liên kết quá thấp ( < 0.5 – 0.75mm) thì sẽ gây ra các biến chứng như:
- Tiêu xương hàm do sự thiết lập chất bám dính nhằm đạt đến kích thước của khoảng sinh học ban đầu.
- Viêm nướu kéo dài do nướu xung quanh răng có khoảng sinh học bị xâm phạm, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và đau nhức.
Chính vì vậy, nếu bọc răng sứ trong tình trạng khoảng sinh học không đạt tiêu chuẩn thì nguy cơ xâm phạm khoảng sinh học sẽ rất cao. Từ đó, dễ dàng gây ra hiện tượng tụt nướu sau khoảng thời gian dài bọc sứ. Đối với những trường hợp này, việc điều trị theo các phương pháp bọc sứ hoàn toàn không có tác dụng, thay vào đó bạn nên thực hiện trồng răng Implant để khắc phục.
5. Răng bị hô, vẩu, móm do xương hàm
Răng bị hô thì nên chỉnh nha chứ không phải bọc sứ
Hàm răng bị hô ra hoặc cụp vào bất thường do cấu trúc xương hàm là trường hợp không nên bọc răng sứ vì sẽ không thể điều chỉnh răng về vị trí chuẩn. Lúc này, bác sĩ thường hướng đến giải pháp niềng răng để nắn chỉnh lại cung hàm hoặc cần có sự can thiệp của phẫu thuật để điều chỉnh xương hàm về vị trí cân đối.
6. Răng bị gãy vỡ và chỉ còn chân răng
Trường hợp không nên bọc răng sứ thứ 6 chính là việc răng bị gãy vỡ do va đập mạnh hoặc mắc các bệnh lý về răng miệng. Đây là trường hợp không nên bọc sứ bởi không chỉ làm hàm răng kém duyên mà còn có thể làm giảm chức năng ăn nhai của toàn bộ hàm răng.
Trong trường hợp răng bị sứt mẻ diện tích nhỏ thì bác sĩ sẽ tiến hành phục hình bằng phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ. Nhưng nếu mất răng hoặc chỉ còn 1 phần ít chân răng thì cần cân nhắc phương pháp khác. Lúc này, mất răng không thể bọc răng sứ và giải pháp cần thiết là làm cầu răng sứ hoặc cấy ghép Implant sẽ là lựa chọn an toàn để bạn phục hình.
Lưu ý: Cầu răng sứ không tránh được tình trạng tiêu xương hàm do mất răng lâu ngày.
7. Trường hợp không nên bọc răng sứ - Mắc các bệnh lý về sức khỏe
Đối với những người mắc bệnh động kinh, tim mạch, máu khó đông,… thì tuyệt đối không nên thực hiện bọc răng sứ thẩm mỹ. Bởi quá trình bọc sứ cần thực hiện gây tê, mài cùi răng nên sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người bệnh. Nghiêm trọng hơn sẽ làm bệnh lý của bạn trở nặng và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài ra, mang thai có làm răng sứ được không cũng là điều mà nhiều người quan tâm hiện nay. Theo khuyến cáo thì thời kỳ mang bầu cơ thể của người mẹ rất nhạy cảm, không nên có bất kỳ can thiệp nào đến răng miệng bao gồm cả bọc răng sứ.
Trường hợp không nên bọc răng sứ - Người mắc bệnh tim mạch
8. Trẻ em dưới 17 tuổi không nên bọc răng sứ
Trẻ em dưới 17 tuổi là trường hợp không nên bọc răng sứ cuối cùng mà Nha khoa Quốc tế KAIYEN muốn giới thiệu đến bạn. Nếu gặp phải các vấn đề răng hô, vẩu, móm, lệch lạc thì cần điều trị bằng phương pháp niềng răng chứ không nên bọc sứ thẩm mỹ. Bởi lúc này, răng trẻ vẫn còn yếu, chưa có độ cứng chắc nên việc mài cùi răng có thể ảnh hưởng đến buồng tủy và tác động xấu đến sức khỏe.
Xem thêm: Có nên bọc răng sứ cho trẻ em không? Đâu là giải pháp an toàn?
Quy trình bọc răng sứ đạt tiêu chuẩn Bộ Y tế tại Nha khoa KAIYEN
Nha khoa Quốc tế KAIYEN là một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ chế tạo răng sứ tân tiến trên thế giới. Được đội ngũ bác sĩ cũng như các kỹ thuật viên chuyên nghiệp trực tiếp thực hiện tại nha khoa nên toàn bộ quá trình thiết kế và sản xuất răng sứ đều đảm bảo quy trình nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
- Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để lắng nghe mong muốn của khách hàng và phân tích tình trạng cụ thể về sức khỏe răng miệng hiện tại. Khi đó, tùy theo tình trạng của mỗi người, các bác sĩ sẽ quyết định xem răng của bạn có rơi vào trường hợp không nên bọc răng sứ hay không để từ đó đưa ra phương pháp điều trị khác.
Bác sĩ tư vấn cho khách hàng về tình trạng cụ thể của răng miệng
- Bước 2: Chụp phim X – quang và lên phác đồ điều trị
Sau khi hoàn tất quá trình thăm khám, khách hàng sẽ được tiến hành chụp phim X – quang để lên phác đồ điều trị chi tiết, cụ thể về thời gian và phương thức thực hiện.
- Bước 3: Xử lý men và mài răng theo tiêu chuẩn
Tùy theo tình trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng và mài chỉnh men răng theo tiêu chuẩn. Tại Nha khoa Quốc tế KAIYEN, chúng tôi luôn đảm bảo với khách hàng về tiêu chuẩn mài răng không xâm lấn khi chỉ mài từ 0.8 – 1mm tuỳ theo tình trạng răng miệng của khách hàng.
- Bước 4: Dùng máy Scan Omnicam để lấy dấu mẫu hàm
Sau khi hoàn tất quá trình mài răng, bác sĩ sẽ gắn răng tạm và lấy dấu mẫu hàm. Mục đích của việc này là để thiết kế một mão răng sứ chuẩn kích thước, hình dáng, hài hòa và tương thích với các răng thật còn lại.
Lấy dấu hàm để thiết kế mão răng sứ
- Bước 5: Thiết kế và sản xuất răng sứ
Bác sĩ sẽ đưa hình ảnh hàm răng của bạn lên máy vi tính để thiết kế và mô phỏng răng sứ. Toàn bộ quá trình này đều được thực hiện hoàn toàn tự động và mất khoảng 10 phút để hoàn thành.
- Bước 6: Điêu khắc răng sứ
Mỗi răng sứ sẽ được máy điêu khắc từ một thỏi sứ tương ứng với màu răng và kích thước chuẩn theo mong muốn đã được xác định. Thời gian khoảng 15 phút/răng.
- Bước 7: Tiến hành bọc mão răng sứ phục hình
Sau khi đã điêu khắc xong, bác sĩ sẽ thử răng trên miệng của bạn và có thể điều chỉnh thêm một vài điểm hoặc vị trí nhỏ trên răng (nếu cần). Sau đó, răng của bạn sẽ được đánh bóng và tiến hành quá trình bọc sứ cố định.
Tiến hành bọc mão răng sứ phía trên cùi răng
Bài viết trên đây đã giúp bạn xác định rõ các trường hợp không nên bọc răng sứ và quy trình bọc sứ thẩm mỹ đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ theo số hotline 0813336666 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Quốc tế KAIYEN để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn chi tiết.
NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Tham vấn: Bác sĩ Nguyễn Hồng Huy