Viêm lợi sau khi bọc răng sứ: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm
Viêm lợi sau khi bọc răng sứ là tình trạng diễn ra khá phổ biến, về lâu dài nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu các thông tin về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm, cách điều trị và khắc phục khi không may gặp phải biến chứng này để có kế hoạch xử lý phù hợp.
Nguyên nhân bị viêm lợi sau khi bọc răng sứ
Vì sao bị viêm lợi sau khi bọc răng sứ?
Bọc răng sứ là một phương pháp thẩm mỹ răng được sử dụng khá phổ biến hiện nay, giúp phục hình và cải thiện lại màu sắc của răng trong các trường hợp như: Răng đã chữa tủy, răng sâu, vỡ nhiều, răng lệch lạc nhẹ, răng thưa,… Sau khi được phục hình giống với răng thật, nó không chỉ đảm bảo chức năng ăn nhai mà còn mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho hàm răng của bạn.
Tuy nhiên, nhiều khách hàng lại rơi vào trường hợp bị viêm lợi sau khi bọc răng sứ. Đây là tình trạng diễn ra khá phổ biến khi mô lợi bị viêm nhiễm dẫn tới sưng tấy và chảy máu kéo dài, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm lợi sau quá trình bọc răng sứ thường là:
1. Kỹ thuật bọc sứ không chính xác
Nếu muốn kết quả bọc sứ thành công và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng thì quá trình thực hiện phải đảm bảo an toàn và đúng kỹ thuật. Tuy nhiên, không phải nha khoa nào cũng đáp ứng được vấn đề này, khiến cho khách hàng dễ gặp phải tình trạng bị viêm lợi sau khi bọc răng sứ, cụ thể là:
- Bác sĩ không kiểm tra và điều trị dứt điểm các bệnh lý về răng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… trước khi tiến hành bọc sứ. Khiến cho ổ vi khuẩn vẫn tồn tại và tiếp tục tấn công, gây viêm nhiễm, sưng đau lợi. Thậm chí còn dẫn tới những biến chứng vô cùng nguy hiểm như viêm tủy hoặc áp xe răng.
- Quá trình mài răng sai kỹ thuật dẫn tới việc mài quá sâu vào lợi, khiến cho khoảng sinh học bị phá vỡ. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập xuống phía dưới, phá hủy tổ chức quanh răng và gây viêm lợi sau khi bọc răng sứ.
Do kỹ thuật mài quá sâu khiến khoảng sinh học bị phá vỡ
- Khi lắp răng sứ xong, bác sĩ không chú ý hoặc bỏ quên công đoạn làm sạch chất gắn kết còn sót lại cũng dễ gây ra tình trạng viêm.
2. Do nhiễm trùng
Nếu bác sĩ không lấy tủy răng trước khi đặt mão răng sứ thì răng vẫn còn dây thần kinh. Đôi khi, răng sứ có thể gây áp lực lên các dây thần kinh, dẫn đến chấn thương và nhiễm trùng. Điều này có thể khiến vi khuẩn ở chân răng lây nhiễm sang các dây thần kinh, có thể dẫn đến sưng nướu, viêm lợi, đau răng khi cắn, nhạy cảm với nhiệt độ và thức ăn ngọt.
3. Do khách hàng vệ sinh răng miệng kém
Đây có thể được coi là nguyên nhân chính chiếm tới 70% tỷ lệ viêm sau bọc sứ. Nhiều người thường chủ quan vì nghĩ rằng sau khi bọc răng sứ thì đã có lớp sứ bảo vệ cùi răng nên không lo răng bị thức ăn hay các mảng bám còn sót lại dính vào. Việc lơ là trong quá trình vệ sinh răng miệng khiến cho thức ăn thừa không được loại bỏ sạch khỏi khoang miệng.
Từ đó, dần hình thành nên các mảng bám vôi răng chưa đầy vi khuẩn, chúng sẽ phát triển và tấn công chân răng thật bên trong, gây viêm lợi cấp sau khi bọc răng sứ.
Vi khuẩn tấn công chân răng thật do vệ sinh kém
4. Viêm lợi sau khi bọc răng sứ do chế tác sai kỹ thuật
Sau khi cùi răng thật được mài, bác sĩ sẽ chụp một mão sứ giả lên bên trên. Do đó, nếu trong quá trình chế tác răng sứ tại phòng Labo sai kích thước, không khớp với cùi răng sẽ gây nên tình trạng hở, cộm, cong vênh,… Điều này làm cho thức ăn dễ giắt vào và khó vệ sinh hơn, lâu ngày gây hôi miệng, bị viêm lợi sau khi bọc sứ cùng một số bệnh lý khác.
5. Tụt nướu
Một số khách hàng có thể bị tụt nướu sau khi bọc sứ, dẫn đến đau đớn, ê buốt răng và tăng nguy cơ bị viêm lợi sau khi bọc răng sứ. Tình trạng tụt nướu có thể xảy ra do bạn chải răng quá mạnh hoặc do thủ thuật bọc răng sứ kém. Điều này làm tăng nguy cơ tích tụ mảng bám, khiến cho bệnh nướu răng nghiêm trọng như viêm nha chu phát triển.
6. Một số nguyên nhân khác
- Chất liệu mão sứ, keo dán không đảm bảo khiến lợi dễ bị tổn thương và xuất hiện tình trạng viêm nhiễm.
- Vệ sinh dụng cụ y tế kém đảm bảo, phòng nha không được khử khuẩn thường xuyên.
- Bệnh lý mạn tính, bệnh lý toàn thân khiến sức đề kháng giảm sút, không thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn.
- Cơ thể lão hóa do tuổi tác dẫn đến việc răng miệng bị suy yếu, dễ mắc bệnh lý hơn so với người khỏe mạnh.
Tuổi già làm cho răng miệng bị suy yếu
Viêm lợi sau khi bọc răng sứ có nguy hiểm không?
Viêm lợi ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe răng miệng của bạn, đặc biệt là răng sau khi đã bọc sứ. Tình trạng viêm lợi kéo dài có thể dẫn tới chảy máu và tụt nướu răng, khiến cho răng không còn được bao bọc chắc chắn, dễ bị tấn công và mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm tuỷ răng,…
Viêm lợi tiến triển thành viêm nha chu có nguy cơ cao làm viêm quanh răng, khiến răng bị suy yếu và có thể gãy rụng bất cứ lúc nào. Đồng thời, viêm lợi sau khi bọc răng sứ còn là tác nhân khiến răng dễ bị xỉn màu, gây mất thẩm mỹ cho răng miệng. Hơi thở có mùi hôi làm giảm sự tự tin của bạn khi nói chuyện, ăn uống, giao tiếp với mọi người.
Nghiêm trọng hơn, viêm lợi nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới áp xe răng, gây nhiễm trùng huyết, rất nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng của bạn.
Điều trị viêm lợi sau khi bọc sứ
Viêm lợi sau khi bọc sứ cần được điều trị và khắc phục kịp thời để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện các biện pháp khắc phục khác nhau.
1. Điều trị không xâm lấn
Trong trường hợp viêm lợi không quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp điều trị không xâm lấn hoặc khách hàng tự chăm sóc tại nhà. Cụ thể như sau:
Lấy cao răng để điều trị viêm lợi sau khi bọc răng sứ
- Cạo vôi răng: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng để điều trị viêm lợi. Đây là giai đoạn điều trị dễ dàng, nhanh khỏi, ít tốn kém về thời gian và chi phí mà khả năng phục hồi cũng cao.
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen hoặc Acetaminophen.
- Súc miệng bằng nước muối: Bạn có thể trộn ½ thìa muối với nước ấm, ngậm và súc miệng trong 30 giây.
- Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên nhằm hỗ trợ giảm đau răng và chống viêm lợi, chẳng hạn như gừng, nghệ, hoa cúc,…
- Hạn chế các loại thực phẩm dính, cứng hoặc ngọt để tránh gây kích ứng răng. Ngoài ra, nếu ăn thức ăn nóng hoặc lạnh cũng có thể khiến triệu chứng viêm lợi sau khi bọc răng sứ trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Điều trị xâm lấn
Trong trường hợp viêm lợi tiến triển nghiêm trọng, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp xâm lấn hoặc ít xâm lấn để ngăn ngừa các rủi ro liên quan. Bao gồm:
- Bọc lại răng sứ: Đôi khi bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ máo sứ cũ, bọc lại răng sứ mới để điều trị viêm lợi. Răng sứ sau khi được làm lại phải khít với thân răng, không gây ảnh hưởng đến lợi và hạn chế tối đa nguy cơ viêm nhiễm. Đây cũng là giải pháp để khắc phục viêm lợi do bị kích ứng với mão sứ hoặc keo dán nha khoa.
Bọc răng sứ mới khi bị kích ứng mão sứ hoặc keo dán
- Cắt lợi: Thủ thuật này được sử dụng cho các trường hợp viêm lợi kéo dài dẫn đến tình trạng tiêu xương ổ răng. Bác sĩ có thể làm sạch phần lợi bị viêm, sau đó cắt bỏ một phần lợi. Mục đích chính là để lợi và mão răng sứ ít tiếp xúc nhất có thể, nhằm tránh các kích ứng liên quan.
- Phẫu thuật ghép vạt lợi: Trong trường hợp bị viêm lợi sau khi bọc răng sứ nghiêm trọng, làm cho khoảng sinh học bị phá vỡ, bác sĩ (có thể) phải phá bỏ răng sứ cũ, sau đó tiến hành tiểu phẫu di dời, tái sinh lại khoảng sinh học. Sau khi ổn định (thường là 20 – 30 ngày) người bệnh sẽ được đề nghị bọc lại răng sứ để bảo vệ răng.
Xem thêm:
Răng sứ có tẩy trắng được không?
Răng sứ bị mẻ vỡ phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục
Chăm sóc nướu sau khi bọc răng sứ
Chăm sóc răng miệng đúng cách giúp bảo vệ sức khỏe một cách tối ưu sau khi bọc sứ. Nhờ đó, răng không chỉ chắc khỏe mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ và kéo dài tuổi thọ. Một số cách giúp bạn chăm sóc răng để hạn chế tình trạng viêm lợi sau khi bọc răng sứ:
- Đánh răng đúng cách, đều đặn từ 2 - 3 lần/ngày để làm sạch răng miệng.
- Chải răng bằng bàn chải lông mềm, mảnh với kem đánh răng chứa Flour, giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.
Chải răng thường xuyên từ 2 – 3 lần/ngày
- Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước thay thế cho tăm tre truyền thống để hạn chế tối đa tổn thương đến nướu và giúp làm sạch răng tối ưu hơn.
- Lấy cao răng khi phát hiện mảng bám hình thành nhiều trên bề mặt răng.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, tăng cường sử dụng rau xanh, trái cây,…
- Hạn chế thực phẩm quá cay nóng, bởi chúng sẽ dễ gây phồng rộp nướu răng.
- Không hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn như rượu bia, nước ngọt có gas hay các thực phẩm chứa nhiều đường, có tính Axit cao.
- Thăm khám nha khoa định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để chủ động kiểm soát tình trạng sức khỏe răng miệng.
Tái khám định kỳ tại nha khoa
Như vậy có thể thấy viêm lợi sau khi bọc răng sứ là tình trạng thường gặp trong nha khoa, cần được điều trị triệt để nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm về sau. Bạn nên tìm một địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, trang thiết bị hiện đại sẽ giúp hạn chế tối đa biến chứng sau bọc sứ. Nếu còn bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Nha khoa Quốc tế KAIYEN để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Tham vấn: Chuyên gia BS Nha Khoa KAIYEN