Kaiyen Care Chương Trình Cộng Đồng Bảo Vệ Sức Khỏe Răng Miệng Cho Bé

Nha khoa quốc tế Kaiyen tổ chức thành công chương trình " Kaiyen Care - Cho triệu nụ cười xinh "tư vấn miễn phí và thăm khám cho hơn 100 trẻ nhỏ từ 4 - 10 tuổi tại Feliz En Vista - Tp Hồ Chí Minh

Theo khảo sát của Viện đào tạo Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược Hà Nội trẻ em Việt Nam từ 4 - 8 tuổi cho thấy có đến 81,6% trẻ bị sâu răng sữa, 90,4% trẻ được khám có mảng bám trên răng - là nguyên nhân gây ra các bệnh viêm nướu và nha chu, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tổng thể của trẻ nhỏ. 

Có đến 85% phụ huynh cảm thấy lo lắng và cần cải thiện sức khỏe răng miệng của con em mình nhưng chỉ có 65% phụ huynh dẫn con mình đi khám răng khi tình trạng đã tồi tệ như răng đã bị sâu nhiều hoặc lung lay.

 

"Nhận thấy tầm quan trọng trong việc phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe răng miệng của trẻ nhỏ. BGĐ Nha khoa quốc tế Kaiyen đã xây dựng nên chương trình cộng đồng phi lợi nhuận KAIYEN CARE - Cho triệu nụ cười xinh, thăm khám tư vấn sức khỏe răng miệng hoàn toàn MIỄN PHÍ . Kaiyen kế hoạch trong 5 năm tới sẽ thăm khám Miễn phí cho 1 triệu bé từ 4 - 10 tuổi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng như trên toàn quốc.

 

Bác sĩ Nha Khoa Quốc Tế KaiYen khám răng miệng cho các bé tại chung cư Feliz En Vista

Với thông điệp " Hãy vẽ tương lai cho bé bằng nụ cười rạng rỡ " ngày 27.03.2022 , Nha khoa quốc tế Kaiyen đã phối hợp cùng Ban quản trị cư dân Chung cư Feliz En Vista tại thành phố Thủ Đức, Tp HCM tổ chức chương trình giảng dạy nâng cao ý thức của cha mẹ về vai trò, kỹ năng chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ nhỏ. Đồng thời cũng thăm khám trực tiếp, tư vấn điệu trị miễn phí cho hơn 100 bé tại chung cư. Chương trình đã diễn ra thành công và nhận được sự hoan nghênh ủng hộ của cư dân Feliz En Vista

Trong nhiều năm qua Nha khoa quốc tế Kaiyen luôn tự hào là nha khoa cấy ghép Implant, đội ngũ bác sĩ danh tiếng được đào tạo Master tại Hoa Kỳ, Anh Quốc. Tập thể bác sĩ , y tá và nhân viên tại Kaiyen luôn tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng nhằm góp phần phát triển cuộc sống tốt đẹp hơn. 

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI 𝗞𝗔𝗜𝗬𝗘𝗡 ĐỂ ĐƯỢC CÁC BÁC SĨ TƯ VẤN!
𝐊𝐀𝐈𝐘𝐄𝐍 𝐈𝐧𝐭𝐞𝐫𝐧𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧𝐚𝐥 𝐃𝐞𝐧𝐭𝐚𝐥
Address: 99 Tran Nao, Binh An Ward, District 2, HCMC
Hotline: 0813336666
Youtube: https://bit.ly/nhakhoakaiyen
Website: https://nhakhoakaiyen.com/

Đặt lịch hẹn

THÔNG TIN CỦA QUÝ KHÁCH SẼ ĐƯỢC BẢO MẬT
Bài trước Bài sau

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tưa miệng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Tưa miệng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Tưa miệng là bệnh lý do nấm Candida, có thể gặp ở người lớn và trẻ em. Bệnh gây cảm giác đau nhức, khó chịu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy tưa miệng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh lý này? Hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu rõ hơn.Tưa miệng là gì?Tưa miệng (nấm miệng) là niêm mạc miệng nhiễm nấm Candida albicans – một loại vi nấm ký sinh bình thường trong miệng và không gây hại cơ thể. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi, có thể phát triển quá mức bao trùm khoang miệng và gây ra tưa miệng.Tưa miệng chủ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Bệnh lý này khiến cho trẻ bị đau, khó nuốt thức ăn, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phát triển toàn diện của trẻ.Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lý tưa miệngMột trong những triệu chứng phổ biến là những mảng màu trắng kem, hơi nhô cao xuất hiện trong niêm mạc miệng, nhất là ở lưỡi hoặc trong má. Đôi khi cũng có thể nhìn thấy ở trong vòm miệng, amidan, lợi.... Các mảng trắng này có thể chuyển sang màu vàng phomai, xanh hoặc đen khi bị nặng. Những dấu hiệu khác như:Đỏ và đau ở trong khóe miệng.Chảy máu lưỡi, nhất là khi bạn chạm vào lưỡi.Cảm giác đau rát khi nuốt nước bọt. Nhất là khi ăn đồ cay, nóng.Khó nuốt đồ ăn khô cứng. Nếu bị nặng, gần như không ăn uống gì được.Có cảm giác bị khô lưỡi.Bị mất vị giác, ăn uống không được ngon miệng.Ở trẻ em bị tưa miệng thường có triệu chứng như:Trẻ quấy khóc liên tục, không chịu bú hay ăn uống gì.Đầu lưỡi loang lổ và bị đỏ lên.Khi trẻ bị tưa miệng bú mẹ có thể làm cho mẹ bị nhiễm nấm làm cho đầu vú bị đỏ, ngứa, hay nứt ở đầu núm vú.Nguyên nhân gây bệnh tưa miệngNấm Candida tồn tại một lượng nhỏ ở trong khoang miệng, đường tiêu hóa và da của mỗi người. Chúng không gây hại nhưng nếu có yếu tố thuận lợi sẽ phát triển quá mức và dẫn đến tưa miệng. Tưa miệng có thể xảy ra ở người lớn và trẻ nhỏ, nhưng phổ biến là phụ nữ đang mang thai và trẻ em dưới 6 tháng tuổi.Sau đây là một số yếu tố làm cho tưa miệng phát triển quá mức:Sử dụng các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai,…Xạ trị hay hóa trị làm chết các tế bào khỏe mạnh tạo điều kiện cho nấm miệng phát triểnCác căn bệnh làm suy yếu hệ thống miễn dịch như như HIV/AIDS, bạch cầu,…Mất cân bằng độ pH tại niêm mạc miệngVệ sinh răng miệng sai cáchKhông vệ sinh miệng cho trẻ em sau khi cho trẻ bú hoặc ăn uốngTiểu đường không kiểm soátHút thuốc lá, uống rượu biaMang thaiCách điều trị bệnh tưa miệngPhương pháp xét nghiệm và chẩn đoán tưa miệngĐể chẩn đoán tình trạng bệnh lý tưa miệng, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng cũng như hỏi thăm người bệnh các triệu chứng xảy ra. Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm để xác định xem bạn có bị tưa miệng không. Một vài xét nghiệm là: Sinh thiết: Bác sĩ cạo một phần mô bị sưng ở niêm mạc miệng sau đó quan sát trên kính hiển vi để tìm kiếm nấm gây bệnh.Cấy dịch cổ họng: Tìm kiếm nấm men gây ra bệnh.Nội soi thực quản: Nếu bác sĩ nghi ngờ nấm đã xâm nhập vào trong thực quản.Xét nghiệm máu: Xác định xem bạn có bị bệnh gì liên quan tới tưa miệng không.Điều này rất quan trọng để tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa tưa miệngNhững thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế tưa miệngChế độ dinh dưỡng:Uống nhiều nước.Bổ sung thêm chất dinh dưỡng, thực phẩm tốt cho sức khỏe như đạm, xơ, vitamin nhóm B như thịt, trứng, rau xanh, vitamin C như các loại hoa quả, rau xanh.Chế độ sinh hoạt:Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị.Dùng nước muối sinh lý để súc miệng.Duy trì một lối sống tích cực, hạn chế tình trạng căng thẳng.Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có các bất thường.Thăm khám định kỳ để được bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn biến của bệnh lý này và để bác sĩ tìm ra hướng điều trị thích hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa thuyên giảm.Cách phòng ngừa tưa miệng hiệu quảĐể phòng ngừa bệnh lý hiệu quả, bạn có thể tham khảo gợi ý dưới đây:Vệ sinh răng miệng tốt. Súc miệng với nước muối sinh lý.Hạn chế việc hút thuốc lá và rượu, bia,…Hạn chế sử dụng chung các món đồ vệ sinh cá nhân cũng như tiếp xúc trực tiếp với người bị tưa miệngĐối với trẻ nhỏ, phòng ngừa hiệu quả bằng các phương pháp sau:Sau khi ăn hoặc bú thì trẻ cần được vệ sinh răng miệng và lưỡi sạch sẽ. Sử dụng gạc mềm thấm nước muối sinh lý để vệ sinh cho bé.Bình sữa và núm vú cần được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi dùng.Không nên dùng chung bình sữa, núm vú hoặc các vật dụng cá nhân.Sau khi bé uống thuốc, cần vệ sinh răng miệng cho trẻ thật sạch sẽ bằng nước muối sinh lý.Hy vọng qua các thông tin hữu ích mà bài viết trên đã chia sẻ, bạn đã biết được tưa miệng là gì, nguyên nhân gây bệnh cũng như các cách điều trị hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề răng miệng, vui lòng liên hệ với Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN qua số hotline 081 333 6666 để nhận được sự tư vấn chu đáo nhất từ đội ngũ chuyên gia của chúng tôi.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: https://nhakhoakaiyen.com/Hotline: 081.333.6666Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Có nên cạo vôi răng cho trẻ em không?

Có nên cạo vôi răng cho trẻ em không?

Lấy cao răng cần được thực hiện định kỳ nhằm loại bỏ các mảng bám trên răng giúp răng miệng sạch sẽ. Vậy có nên cạo vôi răng cho trẻ em không? Để giải đáp cho vấn đề này, bạn hãy cùng theo dõi nhé.Sự hình thành của cao răngCao răng là một chất lắng cặn cứng của muối vô cơ gồm canxi carbonat và phosphate kết hợp cùng với cặn mềm như mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn, xác các tế bào biểu mô,... bám rất chắc vào bề mặt của răng hoặc dưới nướu.Khoảng 15 phút sau khi ăn sẽ xuất hiện một lớp màng mỏng bám trên răng. Nếu lớp màng này không được làm sạch, vi khuẩn sẽ sinh sôi và tích tụ ngày càng dày lên gọi là mảng bám. Khoảng 70% trọng lượng của mảng bám là vi khuẩn, khi mảng bám còn mềm, có thể làm sạch được bằng bàn chải đánh răng hoặc chỉ nha khoa. Tuy nhiên nếu để chúng tồn tại lâu, các mảng bám vôi hóa bởi hợp chất muối vô cơ ở trong nước bọt và cặn mềm sẽ trở nên cứng, và bám chắc vào bề mặt của chân răng và dưới mép lợi. Từ đó hình thành nên cao răng.Lấy cao răng là một kỹ thuật nha khoa đơn giản, được thực hiện nhanh chóng, không cần gây tê hay sử dụng bất kỳ thuốc nào. Có thể khi thực hiện lấy cao răng sẽ có cảm giác ê buốt, chảy máu nhiều hay ít tùy thuộc và cao răng và mức độ nhạy cảm của mỗi người. Sau khi lấy cao răng xong, bạn sẽ có cảm giác ê buốt khi uống nước nóng hoặc nước lạnh,... Tuy nhiên, tình trạng này sẽ mất đi chỉ sau vài ngày.Có nên cạo vôi răng cho trẻ em không?Câu trả lời là 'Có thể' cho trẻ em đi lấy cao răng, đây là một thủ thuật khá đơn giản và không ảnh hưởng tới cấu trúc và chức năng của hàm răng nên cha mẹ hoàn toàn có thể đưa trẻ đi lấy cao răng.Tuy nhiên bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn chi tiết để lựa chọn phương pháp cạo vôi răng phù hợp và an toàn cho trẻ. Có thể nói việc cạo vôi răng cho trẻ đem lại nhiều lợi ích như:Giảm nguy cơ sâu răng cho trẻTrẻ em thường rất thích ăn quà vặt cùng với sự hạn chế trong việc vệ sinh răng miệng là nguyên nhân chính hình thành các mảng bám hay cao răng.Và lâu dần, các loại mảng bám này sẽ tích tụ và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trên bề mặt răng và gây nên sâu răng.Vì thế, việc loại bỏ các mảng cao răng là cần thiết giúp cho trẻ hạn chế nguy cơ gây sâu răng. Đặc biệt là với trẻ đang trong giai đoạn mọc răng sữa thì càng cần phải bảo vệ răng để răng trưởng thành có điều kiện phát triển tốt.Giảm tổn thương ở lợi và nướu của trẻChắc hẳn nhiều bậc cha mẹ đã từng rất mệt mỏi và lo lắng khi trẻ nhỏ quấy khó, bỏ ăn khi bị viêm lợi hoặc có các tổn thương ở nướu răng.Một trong những thủ phạm gây ra tình trạng trên đó chính là cao răng lâu ngày không được loại bỏ sạch sẽ. Điều này có thể dẫn đến viêm nha chu hoặc là chân răng bị tụt, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ và sinh hoạt hàng ngày.Phòng ngừa rụng răng sữa sớmNếu cao răng tồn tại và phát triển lâu ngày xung quanh chân răng thì nguy cơ rụng răng sữa ở trẻ em là có thể xảy ra. Khi rụng răng sữa sớm sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng nhai thức ăn của trẻ đồng thời làm giảm tính thẩm mỹ của trẻ.Vì vậy, bạn nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ nhằm giảm tình trạng trên.Khi nào nên lấy cao răng cho trẻ nhỏ?Việc lấy cao răng đúng cách đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng ở trẻ nhỏ. Vậy bạn đã biết thời điểm khi nào thích hợp thì nên lấy cao răng cho trẻ em để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng chưa?Câu trả lời chính xác là tùy theo mức độ và tình trạng cao răng của trẻ mà bác sĩ sẽ đưa ra thời điểm chính xác để lấy cao răng.Chưa có con số cụ thể chính xác nào về khoảng thời gian khi nào nên lấy cao răng ở trẻ em, tuy nhiên bác sĩ thường khuyên cha mẹ nên đưa trẻ tới nha khoa khám răng miệng và lấy cao răng ít nhất 6 tháng/lần.Các chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách cho trẻVệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh đến 3 tuổiDưới đây là những mẹo mà các bậc cha mẹ có thể bỏ túi khi vệ sinh răng cho trẻ sơ sinh đến khi 6 tháng tuổi:Lau nướu cho trẻ bằng khăn mềm sau khi bú, giúp loại bỏ vi khuẩn gây sâu răng.Khi răng bắt đầu mọc, mẹ nên đánh răng 2 lần/ngày bằng kem đánh răng dành riêng cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng, có chứa fluor. Nên dùng bàn chải lông mềm. Nên giữ thói quen này thường xuyên để cho trẻ tự giác đánh răng hàng ngày.Bạn nên cho trẻ thăm khám răng định kỳ khoảng 3 tháng/lần sau khi những chiếc răng sữa đầu tiên mọc lên.Vệ sinh răng miệng cho trẻ từ 3 tuổi trở lênKhi trẻ lên 3 tuổi thì toàn bộ răng sữa đã hình thành, đây là thời kỳ mà trẻ rất dễ mắc các bệnh lý về răng miệng. Vì vậy, mẹ cần biết một số biện pháp dưới đây sẽ giúp răng của trẻ luôn khỏe mạnh:Vẫn duy trì thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và kem đánh răng có chứa flour, nhưng dặn con phải nhổ ra và không được nuốt kem đánh răng.Cho trẻ sử dụng các loại nước súc miệng sát khuẩn dành riêng cho trẻ như: nước muối sinh lý…Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa bám vào kẽ răng.Hãy cho trẻ tới khám bác sĩ ít nhất 6 tháng/lần.Mong rằng qua những thông tin đã chia sẻ đã giúp bạn giải đáp câu hỏi: “Có nên cạo vôi răng cho trẻ em không” và những biện pháp chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách. THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: https://nhakhoakaiyen.com/Hotline: 0818163366Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Tụt lợi có chữa được không? Cách phòng ngừa tụt lợi

Tụt lợi có chữa được không? Cách phòng ngừa tụt lợi

Tụt lợi gây mất thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng của bạn. Vậy tụt lợi có chữa được không? Cách phòng ngừa tụt lợi như thế nào?. Bài viết dưới đây Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN sẽ giải đáp chi tiết cho câu hỏi này.Bệnh tụt lợi là gì?Bị tụt lợi hay còn gọi là tụt nướu là tình trạng răng của bạn đang mất dần đi tính kết dính giữa lợi và chân răng. Khi bị tụt nướu sẽ làm chân răng bị lộ rõ ra, nướu bị mòn và gây chảy máu khi có những tác động nhỏ hoặc kích thích nhỏ.Nặng hơn, tụt lợi còn gây ra các cơn đau ê buốt, khiến cho bạn có cảm giác vô cùng khó chịu. Vì vậy, khi rơi vào hoàn cảnh này, bạn sẽ ăn không ngon, ngủ không yên và sức khỏe suy giảm nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.Những ai có nguy cơ cao bị tụt lợi chân răng?Theo Điều tra Quốc gia Hoa Kỳ, 88% người từ 65 tuổi trở lên và 50% người từ 18 đến 64 tuổi có dấu hiệu răng bị tổn thương, hư hại. Sức khỏe răng miệng cũng yếu dần đi theo thời gian và tuổi tác.Đối với tỉ lệ tụt lợi, nhóm độ tuổi từ 30 đến 39, tỷ lệ tụt lợi là 37,8% và mức độ răng trung bình là 8,6%. Nhóm từ 80 đến 90 tuổi, có tỷ lệ tụt lợi lên đến 90,4% và mức độ trung bình là 56,3% răng.Có những trường hợp ngay từ khi sinh ra, phần nướu đã bị hẹp nên dễ dẫn đến tình trạng bị tụt lợi chân răng. Yếu tố di truyền cũng dẫn đến bệnh lý răng miệng trong đó có tụt lợi chân răng.Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị tụt lợi như:Hút thuốc lá: Thuốc lá có chứa hơn 7000 chất độc như Nicotin, Monoxide Carbon,... gây hại cho hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch bị suy giảm nên dễ dẫn đến các bệnh lý về răng miệng, tụt lợi.Đánh răng không đúng cách: Vệ sinh răng miệng qua loa cũng khiến cho các mảng bám vẫn còn bám dai dẳng, vi khuẩn phát triển gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn.Dùng cocain gây loét và ăn mòn nướu răng: Cocain là một chất kích thích mạnh, việc sử dụng loại thuốc này trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, trong đó có sức khỏe răng miệng.Nguyên nhân bị tụt lợiCó nhiều nguyên nhân khiến cho bạn bị tụt lợi như:Do viêm răng miệng: Viêm lợi, viêm quanh răng lâu ngày không được phát hiện, nó không chỉ làm chảy máu chân răng mà còn khiến cho khoang miệng có mùi và gây ra tụt lợi rất nghiêm trọngDo cấu trúc răng: Lớp xương phủ ngoài bề mặt chân răng quá mỏng, dễ bị sang chấn. Khớp cắn không chuẩn, kích thích tăng sinh biểu mô và viêm tại chỗ.Do tác động cơ học: Thường xảy ra ở người cao tuổi, dùng bàn chải quá cứng, dẫn đến mòn lợi. Mức độ tụt lợi phụ thuộc vào vị trí của răng, góc của chân răng và độ cong của bề mặt chân răng.Những biến chứng có thể xảy ra khi bị tụt lợiTụt lợi gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, đây cũng là lý do hầu hết mọi người đều mong muốn tìm cách khắc phục tụt lợi. Răng bị tụt lợi có thể dẫn đến các biến chứng sau:Thức ăn bám vào kẽ răng;Vi khuẩn phát triển, gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng;Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của hàm răng, dáng răng dài trông xấu hơn;Chân răng không được bảo vệ, mòn dần và chịu tổn thương từ các tác nhân xấu.Tiêu xương, răng yếu dần, gây mất răng vĩnh viễn...Dễ gặp phải tình trạng ê buốt răng gây trở ngại khi ăn nhai.Viêm tủy răng.Tụt lợi chân răng có chữa được không?Bạn không cần phải quá lo lắng, tình trạng tụt lợi hoàn toàn có thể chữa trị được. Tùy vào mức độ viêm nhiễm và nguyên nhân gây tụt lợi mà Bác sĩ sẽ điều trị phù hợp, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán tụt lợiBác sĩ sẽ dùng đầu dò nha chu để đo độ sâu. Độ sâu này từ 3mm trở xuống và không bị chảy máu thì lợi khỏe mạnh. Để xác định tình trạng răng và xương Bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang.Bác sĩ sẽ kiểm tra độ sâu, chảy máu, viêm nhiễm của răng để xác định tình trạng viêm nướu, viêm nha chu. Khi bị bệnh nha chu, các túi thường sẽ sâu hơn bình thường.Điều trị tụt nướu răng dạng nhẹ, không kèm ê buốtVới tình trạng tụt nướu nhẹ bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng kỹ càng, đổi bàn chải mềm. Sau đó, hãy đến gặp Bác sĩ để xác định tình trạng tụt nướu đang ở mức độ nào. Nếu chỉ bị tụt lợi ở 1 vài răng, chân răng không bị hở nhiều, lợi vẫn còn bám ở chân răng thì Bác sĩ chỉ cần lấy cao răng, uống kháng sinh là có thể khắc phục được.Điều trị tụt lợi dạng nặng, kèm đau nhức khó chịuNếu tình trạng tụt lợi nghiêm trọng, viêm lợi nặng, chân răng lộ nhiều thì ngoài việc cạo vôi răng thì phải phẫu thuật mới điều trị dứt điểm.Phẫu thuật dùng vạt tại chỗ có chân nuôi để khắc phục tụt nướu, bao gồm vạt nhú lợi kép, vạt bán nguyệt, vạt trượt bên, vạt xoay chếch, vạt trượt về phía cổ răng,…Phẫu thuật dùng mô ghép rời tự thân, dùng mô ở 1 phần khác để bù lại cho phần tụt nướu, gồm các phương pháp: ghép mô liên kết dưới biểu mô, ghép lợi tự do tự thân,…Phẫu thuật dùng màng nhân tạo kết hợp với vạt tại chỗ: tái sinh mô, dùng biểu mô đồng loẹt không tế bào,…Điều trị mất răng vĩnh viễn do tụt lợiTụt lợi lâu ngày, răng sẽ bị mòn cổ, lộ ngà, viêm nhiễm và lung lay không thể đứng vững trên cung hàm, thậm chí có thể mất răng vĩnh viễn. Với trường hợp này, Bác sĩ buộc phải nhổ bỏ răng, làm sạch ổ viêm và trồng lại răng giả để ngăn chặn tiêu xương, lão hóa, xô lệch răng do mất răng lâu ngày gây ra.Hàm tháo lắp, cầu răng sứ hay cấy ghép Implant là 3 phương pháp trồng răng phổ biến nhất hiện nay. Trong đó, trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng đã mất an toàn, hiệu quả được các chuyên gia khuyến khích. So với các phương pháp truyền thống, trồng răng Implant mang lại các ưu điểm vượt trội như:Phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ tự nhiên giống như răng thật;Ngăn chặn biến chứng tiêu xương nhờ trụ Implant lành tính tích hợp vững chắc với xương hàm, kích thích cho xương hàm phát triển;Răng Implant có cấu trúc giống răng thật nên việc vệ sinh răng cũng dễ dàng, không quá cầu kỳ;Tuổi thọ răng Implant lên đến 20 năm và có thể đến trọn đời nếu bạn chăm sóc đúng cách và chú ý đến sức khỏe răng miệng.Biện pháp ngăn ngừa tái phát tụt lợi chân răngĐể ngăn ngừa tình trạng tụt lợi chân răng phát bệnh hoặc tái phát, bạn cần lưu ý những biện pháp dưới đây:Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sau bữa sáng và trước khi đi ngủ.Lựa chọn bàn chải đánh răng lông mềm tránh gây tổn thương, giúp làm sạch mảng bán thức ăn tốt hơn.Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch cả các kẽ răng mà bàn chải khó chạm tới.Lấy cao răng định kỳ 6 tháng đến 1 năm/lần tùy vào lượng cao răng của mỗi người.Đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám nếu thấy có bất cứ vấn đề răng miệng bất ổn nào. Việc phát hiện kịp thời sẽ giúp cho việc điều trị được dễ dàng hơn và thời gian cũng được rút ngắn.Tụt lợi không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng cũng không được chủ quan. Vậy nên, để có được một hàm răng khỏe mạnh, bạn hãy tìm một nha khoa uy tín để khám định kỳ cũng như điều trị các vấn đề về răng miệng.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: https://nhakhoakaiyen.com/Hotline: 0818163366Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Lỗ hổng sau khi nhổ răng có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Lỗ hổng sau khi nhổ răng có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Lỗ hổng sau khi nhổ răng khôn là điều làm nhiều người lo lắng và băng khoăn không biết có sao không? Vậy nguyên nhân và cách khắc phục lỗ hổng này như thế nào? Hãy xem bài viết dưới đây để biết chi tiết.Nguyên nhân xuất hiện lỗ hổng sau khi nhổ răngSau khi nhổ răng để lại lỗ hổng là do chân răng nằm trong nướu, khi bác sĩ nhổ răng ra sẽ tạo một khoảng hở. Thông thường, vết thương sẽ được khâu lại để tránh bị chảy máu nhiều và giúp vết thương mau lành hơn. Trong vài trường hợp khác, bác sĩ không khâu vết thương hay không khâu cẩn thận sẽ làm cho vết thương hở bị mắc thức ăn dẫn tới viêm nhiễm và gây đau nhức. Thời gian để vết thương se lại là khoảng từ 1 đến 2 tuần. Thời gian để thịt lấp đầy và nướu trở lại như bình thường là từ 1 đến 3 tháng. Tùy vào cơ địa của mỗi người và mức độ tổn thương của nướu mà quá trình lành vết thương diễn ra nhanh hay chậm. Nếu sau một thời gian dài mà nướu không có dấu hiệu đầy lên thì bạn cần tới nha khoa để kiểm tra lại xem còn sót dị vật bên trong hay có bất kỳ biến chứng nào hay không. Nhổ răng khôn xong có lỗ liệu có sao không?Lỗ sau khi nhổ răng hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nếu bác sĩ xử lý kỹ càng và khâu vết thương cẩn thận. Tuy nhiên nếu bác sĩ có tay nghề kém, không có kinh nghiệm khâu vết thương sẽ khiến cho vết khâu bị hở thì có thể dẫn tới ứ động thức ăn ở huyệt ổ răng. Việc vệ sinh sẽ khó khăn với nguy cơ đọng thức ăn có thể dẫn tới nhiễm trùng với các biểu hiện sau:Viêm ổ răng khô: Bạn sẽ cảm thấy đau đớn, hốc răng trống rỗng, bên trong có cục máu đông nhưng khó có thể lấy ra, có mùi hôi, có thể kéo dài từ 2 - 3 tuần.Viêm ổ răng có mủ: Lợi bị sưng ở vị trí nhổ, chỗ ổ răng mới nhổ, có mủ chảy ra. Bạn sẽ ít đau nhưng sẽ bị sốt và nổi hạch.Sưng, đau nhức: Có thể trong quá trình nhổ bác sĩ dùng lực quá mạnh, làm đè ép lên đáy của xương ổ, tạo ra lỗ nhổ răng to.Lỗ hổng sau khi nhổ răng bao lâu thì đầy lạiHuyệt ổ răng chắc chắn sẽ đầy lại chỉ là cần có thời gian phù hợp. Tốc độ đầy lại của huyệt ổ răng còn tùy vào kích thước của chân răng sau khi nhổ. Đối với răng có một chân thì huyệt ổ răng nhỏ thời gian lành thương sẽ nhanh hơn, khoảng 1 đến 2 tháng là có thể đầy được.Tuy nhiên đối với răng hàm lớn hoặc răng khôn, đặc biệt là răng khôn mọc lệch thì sẽ cần nhiều thời gian hơn khoảng 3 đến 4 tháng. 4 tháng sẽ là thời gian để huyệt ổ răng lành thương hoàn toàn, xương hàm phát triển dần và kín lại.Còn quá trình lành thương ban đầu khoảng 2 tuần đầu, sau khoảng 2 tuần bạn sẽ không có cảm giác khó chịu sau nhổ răng nữa, không còn chảy máu hay sưng.Thời gian lỗ sau khi nhổ răng lành lại phụ thuộc vào yếu tố nào?Mức độ xâm lấnKhi nhổ răng khôn, lỗ hổng sau khi nhổ răng khôn càng lấp đầy lâu hơn do trong quá trình nhổ sẽ phải thực hiện tách mô, rạch lợi nhiều hơn, mức độ xâm lấn sâu. Thậm chí có thể phải tách rất nhiều mô nướu đối với trường hợp răng khôn mọc lệch,mọc ngang, nên để lành lại ổ răng phải chờ tới tận 4 đến 5 tháng.Cơ địa của mỗi ngườiSau khi nhổ răng, các yếu tố như: cơ địa, tuổi tác của bạn cũng sẽ ảnh hưởng đến thời gian lỗ hổng lành lại. Thời gian lấp đầy bị làm chậm do không sản sinh kịp xương để bù vào huyệt ổ răng ở người lớn tuổi hoặc người có cơ địa yếu. Những người có thói quen sinh hoạt không tốt dù cơ địa tốt, tuổi đời còn trẻ cũng vẫn sẽ làm kéo dài thời gian lấp đầy huyệt ổ răng.Bạn nên tới gặp bác sĩ sớm nếu có các dấu hiệu dưới đây:Sau nhổ răng 3 đến 4 tiếng: máu vẫn chảy nhiều (nhiễm trùng ,dập mô)Sau 2 tuần: vẫn có cảm giác bị ê buốt, đau nhức (viêm nhiễm), hơi thở có mùi (nhiễm khuẩn)Cần làm gì để lỗ hổng do nhổ răng khôn mau đầy lại?Để lỗ răng khôn mau đầy lại, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng sau khi vừa nhổ răng:Cắn chặt bông gạc khoảng 30 đến 45 phút tại vị trí nhổ răng để cầm máu. Uống thuốc giảm đau theo toa của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc khác hoặc sử dụng quá liều lượng.Bạn có thể chườm lạnh ở má ngoài ngay tại vị trí nhổ răng. Chú ý, di chuyển túi chườm lên xuống hoặc theo vòng tròn, tránh để yên một chỗ trong thời gian lâu dễ gây bỏng lạnh. Mỗi lần chườm khoảng 10 đến 15 phút.Nên ăn thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt không cần nhai nhiều. Tránh ăn các thực phẩm dai cứng, có nhiều mảnh vụn dễ rơi vào huyệt ổ răng. Hạn chế ăn đồ cay nóng sẽ gây đau nhức và chảy máu nhiều hơn.Không dùng các chất kích thích như rượu, bia. Đặc biệt là hút thuốc lá vì sẽ làm vỡ cục máu đông, ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương.Chải răng nhẹ nhàng, tránh để bàn chải chạm vào lỗ hổng nhổ răng gây chảy máu. Hạn chế khạc nhổ và không dùng vật nhọn tác động tới vết thương.Khoảng 7 – 10 ngày đầu, không nên súc miệng bằng nước muối vì tính sát khuẩn trong nước muối sẽ rửa trôi những tế bào lành thương.Tránh làm việc quá sức, ngủ đủ giấc và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Khi ngủ kê cao gối giúp hạn chế bị chảy máu.Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra và kịp thời xử lý những vấn đề có thể phát sinh.Lỗ hỏng sau khi nhổ răng là hiện tượng bình thường, chúng sẽ đầy lại sau một khoảng thời gian chăm sóc nên không cần lo lắng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn hãy liên hệ với Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN nha.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: https://nhakhoakaiyen.com/Hotline: 0818163366Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm
Cách chăm sóc răng sau khi lấy tủy và một số lưu ý

Cách chăm sóc răng sau khi lấy tủy và một số lưu ý

Răng sau khi được lấy tủy sẽ dần trở nên yếu đi vì không được nuôi dưỡng cho nên việc chăm sóc răng rất quan trọng. Vậy cách chăm sóc răng sau khi lấy tủy như thế nào để bảo vệ răng cũng như đảm bảo cho răng bền lâu, ăn nhai tốt.Răng sau khi lấy tủy tại sao thành răng chết? Tủy răng là một mô liên kết bao gồm các mạch máu và dây thần kinh, nằm trong hốc tủy ở giữa của mỗi răng và được bao quanh bởi mô cứng của răng.Tủy răng có vai trò quan trọng trong việc giúp nuôi dưỡng các tổ chức răng, tái tạo ngà răng, bảo vệ răng và đem lại cảm giác cho răng.Điều trị tủy là thủ thuật mà toàn bộ tủy răng bao gồm phần tủy bị bệnh và phần tủy còn lại phải lấy đi hết. Cũng như các bộ phận khác trong cơ thể, một khi không còn mạch máu và thần kinh thì tổ chức đó sẽ bị chết và răng cũng không ngoại lệ.Răng sau khi chữa tủy sẽ tồn tại được trong bao lâu?Răng sau khi thực hiện chữa tủy xong sẽ có rất nhiều thay đổi, không còn chắc khỏe như trước nữa vì răng chỉ còn lại men và ngà răng, phần ngà răng sẽ không được tái tạo, lâu ngày sẽ dẫn đến các vấn đề sau:Độ bền chắc của răng giảm dầnRăng trở nên giòn và dễ vỡSức nhai của răng giảmRăng sẽ bị mòn sau khi lấy tủyMiếng trám trên răng lấy tủy theo thời gian sẽ bị bong trócRăng sau khi chữa tủy vẫn có thể bị sâuDo răng không còn cảm giác nên khi có các lỗ sâu to hay răng bị vỡ, mẻ bạn không để ý đến. Điều này có thể rất nguy hiểm vì có thể phải nhổ bỏ răng.Nếu răng đã lấy tủy xong không được bảo vệ sau khi chữa tủy thì răng sẽ không đảm bảo chức năng ăn nhai và không tồn tại lâu được lâu được.Để tìm hiểu kỹ vấn đề này bạn có thể tham khảo bài viết này: https://nhakhoakaiyen.com/blogs/kien-thuc-nha-khoa/rang-da-lay-tuy-ton-tai-duoc-bao-lauCách chăm sóc răng sau khi lấy tủy?Tái tạo lại thân răngSau khi lấy tủy, việc trám lại răng rất quan trọng. Vật liệu trám phải phù hợp để giúp cho răng vững chắc hơn. Nếu răng bị sâu, vỡ hoặc cấu tạo răng bị mất nhiều thì bác sĩ cần bổ sung thêm chốt cắm vào ống tủy để thân răng được vững hơn khi ăn nhai.Bọc răng sứViệc bọc răng sứ ngay sau khi chữa tủy sẽ giúp đem lại hiệu quả bảo vệ răng cao nhất. Các bác sĩ sẽ tư vấn các vật liệu bọc răng phù hợp để đảm bảo được tối đa chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ cho hàm răng.Thay đổi chế độ ăn uống hợp lýSau khi lấy tủy, răng sẽ không còn cảm nhận được tính chất của thức ăn, do vậy bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế các loại thức ăn cứng và dai cao. Ngoài ra, các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh cũng sẽ khiến cho răng không kịp thích ứng, gây ra hiện tượng nứt vỡ răng.Thay đổi thói quen ăn uốngBạn cần thay đổi thói quen ăn uống của mình bằng cách nhai thật kỹ, nhai chậm đồ ăn và nên hạn chế sử dụng răng đã chữa tủy để ăn nhai vì sẽ dễ gây ra hiện tượng vỡ, nứt răng bị mất tủy.Vệ sinh răng miệng sạch sẽHãy đánh răng thường xuyên mỗi ngày ít nhất 2 lần và luôn đảm bảo khoang miệng của bạn luôn sạch sẽ bằng chỉ nha khoa hay tăm nước và có thể kết hợp thêm nước súc miệng.Thăm khám nha khoa định kỳ và cạo vôi răng theo chỉ địnhViệc thăm khám nha khoa định kỳ sẽ giúp bạn nắm bắt được tình trạng răng, răng sẽ được bảo vệ tối đa với các biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, cạo vôi răng giúp vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ngăn ngừa mảng bám tích tụ và nguyên nhân gây ra các bệnh răng miệng nguy hiểm.Một số lưu ý cần biết sau khi lấy tủy răngBạn nên lưu ý khi chăm sóc răng lấy tủy dưới đây để bảo vệ răng tốt:Bạn nên sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng sau khi ăn. Việc này giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại cho răng vừa điều trị. Nên sử dụng các loại bàn chải kẽ, có lông mềm. Đánh răng nhẹ nhàng, kỹ lưỡng ở vị trí răng điều trị tủy. Đánh răng ít nhất một ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Cần thay mới bàn chải đánh răng mỗi 3 tháng/lần. Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và thức ăn mắc ở những vị trí mà bàn chải không làm sạch được.Duy trì thói quen khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/lần. Để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng răng miệng, phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý về răng miệng.Răng sau khi điều trị tủy nếu xuất hiện các triệu chứng như ê buốt, đau nhức kéo dài cần liên hệ ngay bác sĩ.THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYENFacebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinicWebsite: https://nhakhoakaiyen.com/Hotline: 0813336666Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Xem thêm