Tụt lợi có chữa được không? Cách phòng ngừa tụt lợi
Tụt lợi gây mất thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng của bạn. Vậy tụt lợi có chữa được không? Cách phòng ngừa tụt lợi như thế nào?. Bài viết dưới đây Nha Khoa Quốc Tế KAIYEN sẽ giải đáp chi tiết cho câu hỏi này.
Bệnh tụt lợi là gì?
Bị tụt lợi hay còn gọi là tụt nướu là tình trạng răng của bạn đang mất dần đi tính kết dính giữa lợi và chân răng. Khi bị tụt nướu sẽ làm chân răng bị lộ rõ ra, nướu bị mòn và gây chảy máu khi có những tác động nhỏ hoặc kích thích nhỏ.
Nặng hơn, tụt lợi còn gây ra các cơn đau ê buốt, khiến cho bạn có cảm giác vô cùng khó chịu. Vì vậy, khi rơi vào hoàn cảnh này, bạn sẽ ăn không ngon, ngủ không yên và sức khỏe suy giảm nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
Những ai có nguy cơ cao bị tụt lợi chân răng?
Theo Điều tra Quốc gia Hoa Kỳ, 88% người từ 65 tuổi trở lên và 50% người từ 18 đến 64 tuổi có dấu hiệu răng bị tổn thương, hư hại. Sức khỏe răng miệng cũng yếu dần đi theo thời gian và tuổi tác.
Đối với tỉ lệ tụt lợi, nhóm độ tuổi từ 30 đến 39, tỷ lệ tụt lợi là 37,8% và mức độ răng trung bình là 8,6%. Nhóm từ 80 đến 90 tuổi, có tỷ lệ tụt lợi lên đến 90,4% và mức độ trung bình là 56,3% răng.
Có những trường hợp ngay từ khi sinh ra, phần nướu đã bị hẹp nên dễ dẫn đến tình trạng bị tụt lợi chân răng. Yếu tố di truyền cũng dẫn đến bệnh lý răng miệng trong đó có tụt lợi chân răng.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị tụt lợi như:
Hút thuốc lá: Thuốc lá có chứa hơn 7000 chất độc như Nicotin, Monoxide Carbon,... gây hại cho hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch bị suy giảm nên dễ dẫn đến các bệnh lý về răng miệng, tụt lợi.
Đánh răng không đúng cách: Vệ sinh răng miệng qua loa cũng khiến cho các mảng bám vẫn còn bám dai dẳng, vi khuẩn phát triển gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn.
Dùng cocain gây loét và ăn mòn nướu răng: Cocain là một chất kích thích mạnh, việc sử dụng loại thuốc này trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, trong đó có sức khỏe răng miệng.
Nguyên nhân bị tụt lợi
Có nhiều nguyên nhân khiến cho bạn bị tụt lợi như:
- Do viêm răng miệng: Viêm lợi, viêm quanh răng lâu ngày không được phát hiện, nó không chỉ làm chảy máu chân răng mà còn khiến cho khoang miệng có mùi và gây ra tụt lợi rất nghiêm trọng
- Do cấu trúc răng: Lớp xương phủ ngoài bề mặt chân răng quá mỏng, dễ bị sang chấn. Khớp cắn không chuẩn, kích thích tăng sinh biểu mô và viêm tại chỗ.
- Do tác động cơ học: Thường xảy ra ở người cao tuổi, dùng bàn chải quá cứng, dẫn đến mòn lợi. Mức độ tụt lợi phụ thuộc vào vị trí của răng, góc của chân răng và độ cong của bề mặt chân răng.
Những biến chứng có thể xảy ra khi bị tụt lợi
Tụt lợi gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, đây cũng là lý do hầu hết mọi người đều mong muốn tìm cách khắc phục tụt lợi. Răng bị tụt lợi có thể dẫn đến các biến chứng sau:
- Thức ăn bám vào kẽ răng;
- Vi khuẩn phát triển, gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng;
- Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của hàm răng, dáng răng dài trông xấu hơn;
- Chân răng không được bảo vệ, mòn dần và chịu tổn thương từ các tác nhân xấu.
- Tiêu xương, răng yếu dần, gây mất răng vĩnh viễn...
- Dễ gặp phải tình trạng ê buốt răng gây trở ngại khi ăn nhai.
- Viêm tủy răng.
Tụt lợi chân răng có chữa được không?
Bạn không cần phải quá lo lắng, tình trạng tụt lợi hoàn toàn có thể chữa trị được. Tùy vào mức độ viêm nhiễm và nguyên nhân gây tụt lợi mà Bác sĩ sẽ điều trị phù hợp, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán tụt lợi
Bác sĩ sẽ dùng đầu dò nha chu để đo độ sâu. Độ sâu này từ 3mm trở xuống và không bị chảy máu thì lợi khỏe mạnh. Để xác định tình trạng răng và xương Bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang.
Bác sĩ sẽ kiểm tra độ sâu, chảy máu, viêm nhiễm của răng để xác định tình trạng viêm nướu, viêm nha chu. Khi bị bệnh nha chu, các túi thường sẽ sâu hơn bình thường.
Điều trị tụt nướu răng dạng nhẹ, không kèm ê buốt
Với tình trạng tụt nướu nhẹ bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng kỹ càng, đổi bàn chải mềm. Sau đó, hãy đến gặp Bác sĩ để xác định tình trạng tụt nướu đang ở mức độ nào. Nếu chỉ bị tụt lợi ở 1 vài răng, chân răng không bị hở nhiều, lợi vẫn còn bám ở chân răng thì Bác sĩ chỉ cần lấy cao răng, uống kháng sinh là có thể khắc phục được.
Điều trị tụt lợi dạng nặng, kèm đau nhức khó chịu
Nếu tình trạng tụt lợi nghiêm trọng, viêm lợi nặng, chân răng lộ nhiều thì ngoài việc cạo vôi răng thì phải phẫu thuật mới điều trị dứt điểm.
Phẫu thuật dùng vạt tại chỗ có chân nuôi để khắc phục tụt nướu, bao gồm vạt nhú lợi kép, vạt bán nguyệt, vạt trượt bên, vạt xoay chếch, vạt trượt về phía cổ răng,…
Phẫu thuật dùng mô ghép rời tự thân, dùng mô ở 1 phần khác để bù lại cho phần tụt nướu, gồm các phương pháp: ghép mô liên kết dưới biểu mô, ghép lợi tự do tự thân,…
Phẫu thuật dùng màng nhân tạo kết hợp với vạt tại chỗ: tái sinh mô, dùng biểu mô đồng loẹt không tế bào,…
Điều trị mất răng vĩnh viễn do tụt lợi
Tụt lợi lâu ngày, răng sẽ bị mòn cổ, lộ ngà, viêm nhiễm và lung lay không thể đứng vững trên cung hàm, thậm chí có thể mất răng vĩnh viễn. Với trường hợp này, Bác sĩ buộc phải nhổ bỏ răng, làm sạch ổ viêm và trồng lại răng giả để ngăn chặn tiêu xương, lão hóa, xô lệch răng do mất răng lâu ngày gây ra.
Hàm tháo lắp, cầu răng sứ hay cấy ghép Implant là 3 phương pháp trồng răng phổ biến nhất hiện nay. Trong đó, trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng đã mất an toàn, hiệu quả được các chuyên gia khuyến khích. So với các phương pháp truyền thống, trồng răng Implant mang lại các ưu điểm vượt trội như:
Phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ tự nhiên giống như răng thật;
Ngăn chặn biến chứng tiêu xương nhờ trụ Implant lành tính tích hợp vững chắc với xương hàm, kích thích cho xương hàm phát triển;
Răng Implant có cấu trúc giống răng thật nên việc vệ sinh răng cũng dễ dàng, không quá cầu kỳ;
Tuổi thọ răng Implant lên đến 20 năm và có thể đến trọn đời nếu bạn chăm sóc đúng cách và chú ý đến sức khỏe răng miệng.
Biện pháp ngăn ngừa tái phát tụt lợi chân răng
Để ngăn ngừa tình trạng tụt lợi chân răng phát bệnh hoặc tái phát, bạn cần lưu ý những biện pháp dưới đây:
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sau bữa sáng và trước khi đi ngủ.
- Lựa chọn bàn chải đánh răng lông mềm tránh gây tổn thương, giúp làm sạch mảng bán thức ăn tốt hơn.
- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch cả các kẽ răng mà bàn chải khó chạm tới.
- Lấy cao răng định kỳ 6 tháng đến 1 năm/lần tùy vào lượng cao răng của mỗi người.
- Đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám nếu thấy có bất cứ vấn đề răng miệng bất ổn nào. Việc phát hiện kịp thời sẽ giúp cho việc điều trị được dễ dàng hơn và thời gian cũng được rút ngắn.
Tụt lợi không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng cũng không được chủ quan. Vậy nên, để có được một hàm răng khỏe mạnh, bạn hãy tìm một nha khoa uy tín để khám định kỳ cũng như điều trị các vấn đề về răng miệng.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh