Ghép xương trong cấy Implant có đau không? Bao lâu thì lành?
Ghép xương trong cấy Implant được chỉ định trong một số trường hợp mất răng. Mục đích là để bổ sung phần xương hàm đã bị tiêu biến theo thời gian, đảm bảo đáp ứng điều kiện để trồng răng Implant thành công.
Ghép xương răng là gì? Có mấy phương pháp?
Với những trường hợp mất răng nhưng không trồng răng thì sau một thời gian sẽ xuất hiện biến chứng tiêu xương hàm. Khi đó thể tích, mật độ và kích thước xương hàm bị suy giảm đáng kể và không đủ khả năng để nâng đỡ trụ Implant nếu thực hiện trồng răng.
Lúc này, bắt buộc phải tiến hành ghép xương trong cấy Implant để tăng thể tích xương hàm. Xương hàm đủ khỏe mạnh mới có thể tích hợp hoàn toàn với trụ Implant và giữ vững răng Implant trên cung hàm. Trụ Implant là phần chân răng giả thay thế gốc răng đã mất, nhờ đó mà răng Implant có cấu trúc như răng thật.
Hiện nay có 4 kỹ thuật cấy ghép xương hàm phổ biến trong nha khoa, tùy vào thực trạng ở từng người mà bác sĩ sĩ đưa ra chỉ định phù hợp.
- Ghép xương tự thân
- Ghép xương dị chủng
- Ghép xương đồng chủng
- Ghép xương nhân tạo
Ghép xương răng sau bao lâu có thể cấy Implant?
Theo bác sĩ chuyên khoa, kỹ thuật ghép xương trong trồng răng Implant được thực hiện trước khi đặt trụ răng từ 9 – 12 tháng. Thời gian này mới đủ để vùng xương hàm ổn định, đủ độ cứng chắc để tích hợp và giữ vững Implant.
Khi thực hiện cấy ghép xương răng với bác sĩ tay nghề cao, dày dặn kinh nghiệm sẽ mang đến nhiều công dụng để phục hình Implant thành công.
1. Giúp xương hàm có kích thước chuẩn
Ghép xương sẽ giúp xương hàm có đủ thể tích về cả chiều rộng và chiều dài, đáp ứng kích thước tiêu chuẩn và cần thiết để cấy ghép Implant. Như vậy sẽ hạn chế được các tình trạng răng hô, móm sau phục hình Implant.
2. Mật độ xương răng ổn định
Sau cấy ghép xương sẽ khắc phục tình trạng mật độ xương thấp, người bệnh có mật độ xương hàm ổn định. Xương mới cần đảm bảo không bị quá giòn hoặc quá xốp, sau cấy ghép đảm bảo ăn nhai và không bị nứt vỡ xương hàm.
3. Tạo độ vững chắc cho trụ Implant
Mật độ xương hàm tại vị trí cấy ghép Implant được lấp đầy, nhờ đó trụ Implant được đặt trong xương hàm có độ vững chắc cao, ổn định hơn và dễ dàng tích hợp với xương hàm.
Đối tượng chỉ định và chống chỉ định ghép xương để trồng Implant
Trước khi tiến hành trồng răng Implant, người bệnh cần tiến hành thăm khám, chụp X-quang toàn hàm để bác sĩ đánh giá được chính xác tình trạng mất răng và tiêu xương.
Chỉ định ghép xương:
- Mật độ xương hàm quá mỏng hoặc bị yếu do bẩm sinh.
- Xương ổ răng bị tiêu đáng kể do mất răng lâu năm.
- Trường hợp chấn thương mạnh làm tổn thương đến xương hàm.
Chống chỉ định:
- Người mất răng toàn hàm.
- Mắc bệnh toàn thân bao gồm: suy giảm miễn dịch, tiểu đường chưa kiểm soát, bệnh tim mạch, rối loạn đông máu, rối loạn thần kinh, đã hóa trị,...
- Người nghiện uống rượu bia, hút thuốc lá, và các chất kích thích.
- Người đang mắc các bệnh lý răng miệng.
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình ghép xương hàm, bác sĩ cần đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn có đủ điều kiện để phẫu thuật cấy ghép implant hay không.
Ghép xương hàm cấy Implant có đau không?
Nghe đến kỹ thuật “ghép xương” chắc hẳn mọi người đều sẽ lo lắng tình trạng đau nhức khi phẫu thuật ghép xương trong cấy Implant. Thực tế, quá trình cấy ghép xương sẽ không quá đau nhức như nhiều người vẫn tưởng mà sẽ được đảm bảo các yếu tố an toàn, giảm đau cho người bệnh.
Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ vị trí ghép xương nên những cơn đau sẽ được kiểm soát. Kết hợp với thao tác chuyên nghiệp, máy móc hiện đại sẽ giúp quá trình ghép xương diễn ra nhanh chóng và nhẹ nhàng, hạn chế xâm lấn tối đa.
Sau khi hết thuốc tê, người bệnh có thể sẽ cảm thấy ê nhức nhẹ tại vùng phẫu thuật. Nhưng đừng quá lo lắng vì đây là phản ứng hết sức bình thường của cơ thể sau phẫu thuật và cảm giác này cũng sẽ thuyên giảm đáng kể sau vài ngày.
Bạn chỉ cần lưu ý thực hiện các phương pháp giảm đau, giảm sưng, uống thuốc và chăm sóc răng miệng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. Như vậy sẽ không cần phải lo lắng ghép xương trong cấy Implant có đau không.
Xem thêm: Nâng xoang ghép xương trong cấy Implant là gì? Đối tượng thực hiện
Phẫu thuật ghép xương có nguy hiểm không?
Ngược lại các trường hợp điều trị tại nha khoa kém chất lượng có thể dẫn đến nhiều nguy cơ nguy hiểm đến sức khỏe toàn thân.
- Đặt trụ sai vị trí tác động đến răng kế cận gây đau nhức cho người bệnh.
- Ở hàm dưới liên kết với rất nhiều dây thần kinh, nếu bác sĩ tính toán sai hoặc không phân tích phim X-quang lỡ khoan vào dây thần kinh sẽ làm mất cảm giác môi, má, lưỡi,...
- Phần xoang hàm nằm ở hàm trên, nếu cấy ghép Implant khoan vào xoang hàm và đặt trụ Implant bên trong rất dễ gây viêm xoang.
- Khoan vào sàn miệng sẽ hiến máu tụ lại ở sàn miệng và gây biến chứng nguy hiểm.
- Rủi ro chảy máu kéo dài và nhiễm trùng quanh răng Implant dẫn đến đào thải trụ Implant.
Để phòng ngừa các rủi ro không mong muốn, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng cơ sở nha khoa điều trị uy tín đáp ứng các điều kiện an toàn. Xem xét đến cơ sở vật chất, thiết bị nha khoa cùng với bằng cấp, tay nghề bác sĩ điều trị để có quá trình cấy ghép Implant và ghép xương răng an toàn tuyệt đối.
Cấy ghép xương hàm bao lâu thì lành?
Ghép xương trong cấy Implant bao lâu thì lành sẽ chênh lệch ít nhiều giữa các ca điều trị. Điều này phụ thuộc vào loại vật liệu cấy ghép, kỹ thuật điều trị và sức khỏe người bệnh. Nhưng thông thường, một ca cấy ghép xương hàm nhân tạo sẽ cần khoảng 6 tháng để hồi phục và ổn định. Khi đó có thể tiến hành cấy trụ Implant để phục hình răng mất một cách toàn diện.
Vật liệu xương được dùng để cấy ghép có thể là xương nhân tạo hoặc xương tự thân.
1. Ghép xương tự thân
Xương tự thân là các mô xương tự thân có thể là xương hàm dưới vùng góc hàm, vùng cằm hoặc xương mào chậu,… Thực hiện cấy ghép xương với vật liệu này có mức độ an toàn cao, hạn chế nguy cơ bị đào thải. Tuy nhiên sẽ phải tiến hành phẫu thuật ở 2 vùng khác nhau trên cơ thể để lấy xương và ghép xương.
2. Ghép xương nhân tạo
Xương nhân tạo có cấu tạo từ Hydroxy apatite hoặc Beta-tricalcium phophate an toàn với cơ thể con người. Loại vật liệu này dễ cấy ghép, không hạn chế về số lượng và khối lượng. Đồng thời có khả năng để tự tạo khoảng trống cho xương tự thân phát triển.
Chi phí ghép xương hàm bao nhiêu tiền?
Chi phí ghép xương trong cấy Implant sẽ khác nhau tùy thuộc vào thủ thuật mà bạn được chỉ định (ghép xương tự thân, ghép xương nhân tạo,…) và phụ thuộc vào số lượng xương cần phải ghép. Đồng thời giá ghép xương hàm ở các nha khoa sẽ cũng có sự chênh lệch đáng kể, bạn nên cân nhắc song song mức giá với các điều kiện nha khoa để đảm bảo an toàn điều trị.
Thông thường, giá ghép xương sẽ dao động từ 5 đến 20 triệu đồng cho một đơn vị răng cần phải cấy ghép xương. Để biết chính xác về chi phí cho tình trạng răng miệng của mình thì bạn nên đến trực tiếp nha khoa để bác sĩ thăm khám, lên kế hoạch điều trị và tư vấn tổng chi phí.
Trồng răng Implant ghép xương an toàn tại Nha khoa KAIYEN
Ghép xương trong cấy Implant là kỹ thuật nha khoa phức tạp, thậm chí tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không đảm bảo các điều kiện tiêu chuẩn trong điều trị. Từ khâu thăm khám, chẩn đoán đến các thao tác trong phẫu thuật cần chính xác tuyệt đối, mang lại an toàn và hiệu quả trong suốt quá trình điều trị.
Nha Khoa KAIYEN – Trung tâm cấy ghép Implant hàng đầu Việt Nam là lựa chọn an toàn và tuyệt vời các khách hàng mong muốn phục hình bằng Implant. Các trường hợp trồng răng Implant nói chung hay cần ghép xương để cấy Implant nói riêng đều được thực hiện theo một quy trình chuẩn quốc tế. Các điều kiện tốt với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, thiết bị hiện đại, điều kiện vô trùng.
1. Các chuyên gia đầu ngành Implant tại KAIYEN
Đội ngũ bác sĩ tốt nghiệp Master chuyên sâu Implant tại các trường đại học danh giá tại Anh Quốc, Hoa Kỳ. Đã thực hiện thành công hàng nghìn ca cấy ghép Implant từ đơn lẻ đến toàn hàm bao gồm cả các trường hợp cần ghép xương trong cấy Implant.
- Bác sĩ Trần Thanh Phong: Là bác sĩ đầu tiên tại Việt Nam thực hiện công phương pháp cấy ghép Implant toàn hàm. Bác sĩ được nhiều tạp chí nổi tiếng trên thế giới công nhận và đánh giá cao về năng lực chuyên môn.
- Bác sĩ Nguyễn Hồng Huy: Chuyên gia thẩm mỹ nụ cười hàng đầu tại Việt Nam, bác sĩ là 1 trong top 5 bác sĩ đầu tiên thực hiện thành công cấy ghép Implant xương gò má cho người mất răng lâu năm và tiêu xương trầm trọng.
2. Máy móc, công nghệ hiện đại
Việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong phẫu thuật cũng kém phần quan trọng trong việc cấy ghép xương hàm thành công. Nha khoa Quốc Tế KAIYEN trang bị cho mình toàn bộ hệ thống, máy móc hiện đại để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị.
- Máy CT Scan Sirona Orthophos XG 3D của Đức.
- Phần mềm cấy ghép Implant hiện đại.
- Phim CT Conebeam cho hình ảnh 3 chiều của xương hàm giúp chẩn đoán chính xác và lên kế hoạch điều trị hiệu quả.
3. Vô trùng tuyệt đối
Với hệ thống vô trùng, khử trùng khép kín đạt tiêu chuẩn của bộ Y tế sẽ mang đến một những điều kiện an toàn trong điều trị, tránh lây nhiễm chéo.
- Phòng phẫu thuật chuyên biệt vô khuẩn, sạch sẽ và thoáng mát.
- Tất các các thiết bị, dụng cụ được khử trùng trước khi đưa vào sử dụng.
- Mỗi bệnh nhân sử dụng 1 bộ dụng cụ riêng, không tái sử dụng.
Nha khoa Quốc tế KAIYEN luôn có kế hoạch điều trị toàn diện cho các khách hàng. Hướng đến mục tiêu tiết kiệm chi phí với thời gian thực hiện nhanh chóng, an toàn tuyệt đối trong phẫu thuật. Hãy liên hệ ngay với nha khoa chúng tôi để được bác sĩ giàu kinh nghiệm thăm khám và tư vấn chính xác, đưa ra kế hoạch ghép xương trong cấy Implant hiệu quả.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
Hotline: 0813336666
Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh