Trồng răng sứ không có chân răng và những điều cần chú ý
Nếu bạn rơi vào trường hợp bị mất răng và không còn chân răng, bạn cần phải tìm phương án thay thế răng càng nhanh càng tốt. Thậm chí, chỉ cần có một chiếc răng bị mất cũng có thể gây ra nhiều vấn đề về răng miệng như răng mọc lệch hay xương hàm bị thoái hóa. Vậy trồng răng sứ không có chân răng như thế nào? Cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé!
Nguyên nhân gây mất chân răng
Có một số lý do tại sao bạn có thể bị mất răng khi trưởng thành. Một trong những nguyên nhân khiến răng bị mất và không thể phục hồi là do viêm nha chu. Ngoài ra, còn có thể kể đến một số nguyên nhân khác như:
- Do tai nạn.
- Răng mọc lệch, mọc ngầm.
- Thường xuyên hút thuốc lá.
- Mắc một số bệnh lý như: Nang bướu xương hàm, ung thư hàm mặt và xương hàm. Xương hàm giữ cho từng chiếc răng được cố định, đó là lý do tại sao xương này không được tiếp xúc với vi khuẩn vì nhiễm trùng có thể gây tổn thương và có khả năng là mất chân răng hoặc mất răng.
- Viêm nướu: Sự tích tụ của vi khuẩn mảng bám, có thể gây kích ứng nướu. Đây có thể là khởi đầu của bệnh nướu răng, tình trạng đỏ và sưng lên khiến bạn chảy máu khi bạn đánh răng và dùng chỉ nha khoa. Nếu điều này không được điều trị, nó có thể phát triển sang giai đoạn thứ hai không thể phục hồi là viêm nha chu và cuối cùng là mất răng.
- Do bẩm sinh không có răng hoặc chân răng ngay từ khi còn bé.
Hậu quả nghiêm trọng khi mất chân răng
Ảnh hưởng rõ ràng nhất của mất chân răng là tính thẩm mỹ. Cách bạn nhìn ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, và hậu quả tâm lý khiến bạn e ngại, thiếu tự tin khi giao tiếp với mọi người.
Khi mất răng hoặc mất chân răng sẽ làm tiêu xương ổ răng từ chiều rộng bên ngoài đến chiều cao và cuối cùng là thể tích xương. Chiều rộng của xương giảm 25% trong năm đầu tiên sau khi mất răng và chiều cao tổng thể giảm 4 mm trong vài năm tiếp theo.
Khi xương mất chiều rộng, nó sẽ mất đi chiều cao và mô nướu cũng giảm dần. Khả năng nhai và nói có thể bị suy giảm. Thực phẩm không được nghiền nát sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Sau khi xương ổ răng mất đi, xương hàm cũng bắt đầu tiêu lại. Khoảng cách từ mũi đến cằm giảm dần, khiến một phần ba của khuôn mặt dưới bị sụp xuống một phần. Cằm xoay về phía trước và lên trên, má bị hóp vào. Vậy có những phương pháp trồng răng sứ không có chân răng nào thường được sử dụng?
Các phương pháp trồng răng khi không còn chân răng
1. Trồng răng khi không còn chân răng bằng phương pháp cầu răng sứ
Cầu răng sứ là phương pháp phục hồi răng cố định, thay thế vĩnh viễn những chiếc răng bị mất bằng những chiếc răng giả. Cầu răng được gắn vào răng ở hai bên khe hở. Chúng được cố định tại chỗ và là một giải pháp răng giả thay thế.
Cầu răng sứ có thể giúp khôi phục nụ cười và không làm bạn cảm thấy mất tự tin. Việc lấp đầy khoảng trống do mất răng để lại cũng rất quan trọng vì nếu khoảng trống không được lấp đầy, các răng xung quanh có thể nghiêng vào khoảng trống và làm thay đổi tư thế nhai.
Cầu răng sứ có thể tồn tại trong nhiều năm nếu chúng được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, chúng có thể bị hỏng, thường là do răng tự nhiên bên cạnh bị sâu hoặc do men răng quá mỏng. Đặc biệt, nếu răng số 7 bị mất sẽ không thể áp dụng phương pháp cầu răng sứ, do răng số 8 (răng khôn) không thể mài làm trụ cầu.
Sau một thời gian dài sử dụng (sau 7 – 10 năm) phương pháp này sẽ làm phần nướu bị hõm xuống, khiến răng bị lung lay và lúc này bạn nên đến nha khoa để thay cầu răng mới.
2. Trồng răng mất chân bằng cách dùng hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp được thiết kế có phần mô nướu và răng giả để gắn trực tiếp lên nướu. Mô nướu được làm từ những hợp chất đặc biệt sao cho giống với nướu thật nhất. Phần răng cần thay thế thì được làm từ sứ hoặc kim loại, tất cả các thành phần đều an toàn với sức khỏe.
Hàm giả tháo lắp là một trong số những phương pháp trồng răng sứ không có chân răng được nhiều người lựa chọn do có chi phí thấp và dễ thực hiện. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có tác dụng phục hồi một phần chức năng nhai và thẩm mỹ, mà không có hiệu quả quá lớn về lâu dài.
Hàm giả khó thay thế được chân răng đã mất nên không thể ngăn chặn được tình trạng tiêu xương. Việc vệ sinh hàm giả cũng rất cầu kỳ và tốn nhiều thời gian cũng như công sức. Nếu bạn vệ sinh không kỹ sẽ gây hôi miệng và dẫn tới bệnh sâu răng. Một điều lưu ý là hàm giả dễ bị rơi rớt trong quá trình ăn uống và giao tiếp. Chúng chỉ có tuổi thọ từ 3 - 5 năm.
3. Trồng răng sứ không có chân răng bằng cấy ghép Implant
Khác với hai phương pháp trên, cấy ghép Implant là phương án lựa chọn tốt nhất khi mất chân răng. Các bác sĩ sẽ đặt một trụ Titan trực tiếp vào xương hàm của bạn, đóng vai trò như một chân răng nhân tạo để kích thích xương hàm phát triển.
Khi Implant được đặt đúng vị trí và hợp nhất với xương, một mảnh kết nối gọi là trụ cầu, được đặt lên trên Implant để nâng đỡ mão răng. Cấy Implant chắc chắn có thể mang lại sức nhai và lực cắn giống như răng tự nhiên. Chúng không chỉ ổn định hơn so với các loại răng giả truyền thống mà còn giúp hạn chế tình trạng tiêu xương hàm.
Cấy ghép Implant là lựa chọn thay thế răng duy nhất giúp bảo vệ và kích thích sự phát triển của xương hàm. Điều này có thể giúp giữ lại nụ cười tự nhiên nhất cho bạn. Tuổi thọ răng Implant cũng sử dụng được lâu dài lên tới 25 năm, có trường hợp sử dụng được trọn đời.
Xem thêm:
Trồng 3 răng liên tiếp: Phương pháp nào hiệu quả và tiết kiệm nhất?
4 lưu ý khi trồng răng sứ giúp răng bền đẹp theo thời gian
5 lý do nên trồng răng sứ không có chân răng tại Nha khoa Quốc tế KAIYEN
Kỹ thuật trồng răng Implant được các Bác sĩ chỉnh nha nổi tiếng đánh giá là phương pháp tối ưu trong quá trình điều trị phục hồi chức năng nhai và thẩm mỹ cho người mất chân răng. Nếu như các phương pháp phục hình ngày trước không có khả năng tái tạo lại toàn hàm trong trường hợp mất răng toàn bộ thì giờ đây kỹ thuật Implant hiện đại chính là giải pháp thay thế tốt nhất.
Là một trong những nha khoa tiên phong trong lĩnh vực cấy ghép Implant và phục hình răng sứ thẩm mỹ, Nha khoa KAIYEN là nơi dành cho những ai mong muốn trồng răng mất chân. Sau đây là 5 lý do bạn nên đến KAIYEN để nhanh chóng lấy lại được nụ cười trắng sáng và tự nhiên.
1. Sở hữu đội ngũ Bác sĩ về trồng răng Implant
Nha khoa Quốc tế KAIYEN luôn tự hào khi có đội ngũ các bác sĩ trong lĩnh vực trồng Implant tại Việt Nam. Tiêu biểu là bác sĩ Trần Thanh Phong với nhiều năm kinh nghiệm học tập và làm việc tại Hoa Kỳ. Bác sĩ Phong được giới chuyên môn đánh giá cao và thực hiện phẫu thuật thành công kỹ thuật Implant.
2. Thiết bị trồng răng sứ không có chân răng hiện đại
Sử dụng rất nhiều các trang thiết bị máy móc hiện đại được nhập khẩu từ các nước tiên tiến, KAIYEN tự tin có thể đáp ứng đầy đủ các tình huống điều trị răng với hiệu quả cao. Có thể kể đến như hệ thống máy chụp 3D công nghệ cao, bộ máy khử khuẩn và làm sạch tay khoan DAC,…
3. Hệ thống máy vô trùng đạt chuẩn quốc tế
Với quyết tâm khẳng định vị trí trong tâm trí khách hàng, Nha khoa KAIYEN luôn cam kết sử dụng các công cụ dụng cụ được vô trùng đạt chuẩn quốc tế khi bạn đến trồng răng sứ không có chân răng.
4. Không đau trong quá trình thực hiện
Mọi công đoạn trồng răng sứ không có chân răng bằng phương pháp Implant tại KAIYEN hoàn toàn không đau và luôn hướng tới mức độ an toàn cao nhất dành cho khách hàng.
5. Dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
Không chỉ đi theo định hướng điều trị và thẩm mỹ toàn diện, KAIYEN luôn luôn đảm bảo giá trị cốt lõi về sức khỏe và an toàn của khách hàng là ưu tiên số 1. Đội ngũ nhân viên tại Nha khoa Quốc tế KAIYEN luôn thân thiện, nhiệt tình và chu đáo nhằm xoa tan nỗi sợ cho khách hàng khi đến phòng khám.
Trên đây là một số thông tin cho những thắc mắc của nhiều bạn về vấn đề trồng răng sứ không có chân răng liệu có được không hay có những phương pháp trồng răng mất chân nào. Nếu bạn muốn tìm hiểu hay có nhu cầu trồng răng Implant thì hãy liên hệ với phòng khám Nha khoa Quốc tế KAIYEN qua hotline: 081 333 6666 để nhận được sự tư vấn cụ thể nhất.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Hotline: 0813336666
- Địa chỉ: 99 Trần Não, phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Tham vấn: Bs Trần Thanh Phong