Dấu hiệu răng sứ bị hở, nguyên nhân và cách khắc phục
Hiện nay, một trong những giải pháp phục hình răng thẩm mỹ bằng cầu răng sứ được nhiều người quan tâm và trở nên vô cùng phổ biến. Với việc áp dụng kỹ thuật hiện đại, dải mão răng sứ sẽ được gắn lên trên răng thật của khách hàng và giúp khôi phục thân răng với khoảng trống mất răng cách hiệu quả.
Tuy nhiên, ở một số trường hợp khi làm cầu răng sứ cũng không đảm bảo được kết quả trọn vẹn. Do một vài nguyên nhân nào đó mà hiện tượng răng sứ bị hở xuất hiện sau khi làm gây ra các biến chứng nguy hiểm. Bạn hãy tìm hiểu chi tiết dấu hiệu răng sứ bị hở, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả cho vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Dấu hiệu nhận biết răng sứ bị hở
Hiện tượng răng sứ bị hở chính là những sai sót không ai mong muốn xảy ra. Việc nhận biết sớm về tình trạng răng của mình giúp bạn tránh khỏi những biến chứng không hay có thể xảy ra. Tình trạng răng sứ bị hở xuất hiện có những biểu hiện điển hình trên bề mặt của răng có thể nhận biết bằng mắt thông thường nhưng lại ít ai để ý đến:
- Tại vị trí chân răng, nơi tiếp xúc giữa răng sứ và viền nướu có khe hở, viền nướu có hiện tượng không ôm sát vào chân răng.
- Xuất hiện những vết đen mờ ở xung quanh viền nướu ở chân răng.
- Nướu lợi bị tụt dần xuống dưới và làm lộ cùi răng thật ở bên trong.
- Cảm giác không thoải mái khi ăn nhai vì kênh cộm. Đặc biệt là khi đồ ăn nóng và lạnh sẽ đem đến cảm giác đau nhức cùng ê buốt trên răng.
Theo đó, khách hàng cần thực hiện kiểm tra và quan sát các dấu hiệu bất thường trên răng và đến cơ sở nha khoa đã thực hiện làm răng để giải quyết. Bên cạnh đó, dựa theo một trong những dấu hiệu được kể trên thì bạn có thể mắc răng sứ bị hở lợi và cần được phục hồi kịp thời tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Nguyên nhân khiến răng sứ bị hở
Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ nha khoa phổ biến và được ứng dụng để khắc phục một số nhược điểm như vỡ, mẻ răng hay răng bị nứt, răng thưa không đồng đều hoặc men răng bị ngả màu,... Có rất nhiều chất liệu sứ được ứng dụng vào các trường hợp và nhu cầu điều trị cùng khả năng chi trả của khách hàng.
Bên cạnh đó, tuổi thọ của các loại răng sứ cũng không giống nhau giữa các chất liệu. Nhờ tính thẩm mỹ cao mà khách hàng nhanh chóng có được nụ cười tự tin cùng hàm răng đều đẹp và không chịu ảnh hưởng bởi chức năng nhai. Tuy nhiên, tình trạng hở chân răng sứ không đáng có vẫn còn tồn tại do một số nguyên nhân:
1. Hở chân răng sứ do kỹ thuật thực hiện của bác sĩ non kém
Trong các công đoạn thực hiện làm răng sứ thì mài răng là kỹ thuật quan trọng và quyết định rất lớn đến sức khỏe của răng sau khi bọc. Thao tác mài răng bọc sứ đòi hỏi bác sĩ cần sự tập trung cao độ và tay nghề chuyên môn cao để tránh gây tổn thương cho răng thật.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp bác sĩ tay nghề còn kém, tính toán sai tỷ lệ mài răng hoặc thực hiện màu răng quá mức sẽ làm xâm lấn vào cấu trúc của răng. Từ đó gây tổn thương, suy yếu răng thật và tạo cảm giác đau đớn cho khách hàng. Lâu dần, nướu răng không có độ bám sẽ bị tụt dần khiến hở chân răng sứ và tạo khoảng cách với mão răng sứ.
2. Chế tác răng sứ sai kích thước với trụ răng
Sau khi thực hiện mài cùi răng, bác sĩ điều trị sẽ tiến hành lấy dấu hàm để chế tác mão răng sứ phù hợp. Do đó, kỹ thuật này đòi hỏi độ chính xác mới có thể tạo ra được cầu răng sứ sát khít và vừa vặn với răng thật.
Chính vì vậy, nếu quá trình lấy mẫu hàm được thực hiện với các thiết bị hỗ trợ thô sơ cùng tay nghề yếu kém của chuyên viên sẽ dẫn đến những sai lệch về kích thước răng. Cầu răng sứ khi này có thể to hơn cùi răng thật khiến cho việc lắp mão răng sứ không ổn định và khó sát khít với nhau. Theo đó, khi sử dụng lâu ngày sẽ dẫn đến răng sứ bị hở.
3. Chất liệu làm răng sứ kém chất lượng
Một chiếc răng sứ bền đẹp phải được chế tác từ chất liệu sứ có nguồn gốc rõ ràng và được đảm bảo chất lượng cao. Ngược lại, với những cầu răng sứ được làm từ vật liệu chất lượng kém trôi nổi trên thị trường thì độ bền không được đảm bảo lại có nguy cơ gây nên kích ứng, viêm nhiễm. Bọc răng toàn sứ và bọc răng kim loại là hình thức phổ biến hiện nay.
Tuy nhiên, khi bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, răng sứ sẽ dần bị đẩy lên cao và xuất hiện khe hở. Bên cạnh đó, bọc sứ kim loại tuổi thọ thấp so với bọc răng toàn sứ lại khiến răng sứ bị mài mòn và đen chân khi bị oxy hóa.
4. Sử dụng keo dán răng sứ kém chất lượng
Vật liệu dùng gắn mão sứ cũng có khả năng gây nên tình trạng răng sứ bị hở chân. Nếu sử dụng keo dán răng sứ chất lượng kém có thể làm mất đi kết nối giữa mão và răng. Trong quá trình vệ sinh răng miệng và ăn uống hàng ngày, việc va chạm mạnh cũng có nguy cơ tạo khe hở và xảy ra tình trạng kích ứng lợi.
Chính vì thế, trước khi thực hiện bọc răng sứ, bạn cần lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín và yêu cầu rõ ràng với nha sĩ về chất lượng cùng xuất xứ của keo.
5. Răng sứ bị hở do vệ sinh răng miệng sai cách
Cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng sau khi bọc răng sứ đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp tăng cường tuổi thọ của mão sứ. Đồng thời, nó cũng giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nha khoa khác và tình trạng cầu răng sứ bị hở. Do đó, khi tiến hành sai cách, nguy cơ hở chân răng sứ sẽ càng cao hơn.
Ngoài ra, nếu bạn đang chải răng quá mạnh hay sử dụng bàn chải quá cứng thì theo thời gian sẽ gây viêm lợi sau bọc răng sứ, tụt lợi làm răng sứ cũng sẽ dần dần bị hở.
Tham khảo:
Bọc Răng Sứ Có Tẩy Trắng Được Không
Cách khắc phục triệt để trình trạng răng sứ bị hở
Khi xảy ra tình trạng răng sứ bị hở, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được thăm khám và xử lý kịp thời. Khi đó, mỗi trường hợp nặng nhẹ khác nhau sẽ được bác sĩ xác định nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị tình trạng răng sứ bị hở phù hợp. Theo đó, một số cách khắc phục chủ yếu được ứng dụng xử lý tình trạng này như:
- Thay thế cầu răng sứ mới: Đối với những trường hợp hở chân răng sứ do sai kích thước mão răng, răng sứ kém chất lượng hay răng sứ bị hư hỏng thì buộc phải làm mới. Lúc này, bác sĩ điều trị sẽ tiến hành lấy mẫu hàm để chế tác cầu răng sứ như lần làm đầu tiên.
- Điều chỉnh lại cầu răng sứ: Sau khi thăm khám và kiểm tra tình trạng răng, bác sĩ sẽ tiến hành tháo răng sứ cũ để điều chỉnh lại cho phù hợp. Nếu cầu răng sứ chưa bị hư hại và đã phù hợp với cùi răng, khách hàng chỉ cần lắp lại cầu răng để cố định bền lâu.
Theo những thông tin được chia sẻ bên trên, để đảm bảo chất lượng khi thực hiện bọc răng sứ thẩm mỹ để tránh tình trạng răng sứ bị hở hay gặp vấn đề gì thì bạn cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín. Với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao cùng thiết bị hỗ trợ hiện đại, nha nha quốc tế KAIYEN sẽ là điểm dừng chân thỏa mãn mong muốn của bạn.
Nếu bạn gặp tình trạng răng sứ bị hở nhưng hoang mang chưa biết nên xử lý ra sao thì hãy nhanh tay liên hệ với KAIYEN để được bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm tư vấn và thăm khám tận tình nhé!
Tham vấn: Bác sĩ Nguyễn Hồng Huy