Bà bầu có lấy tủy răng được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Phụ nữ mang thai sẽ rất dễ bị viêm tủy răng do thay đổi hormone. Lấy tủy sẽ là giải pháp điều trị viêm tủy răng hiệu quả. Vậy liệu bà bầu có lấy tủy răng được không? Có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?. Để giải đáp vấn đề này hãy tìm hiểu ở bài viết chi tiết dưới đây.
Dấu hiệu khi bị viêm tủy răng
Những dấu hiệu khi bị viêm tủy răng:
- Răng bị đau nhức âm ỉ kéo dài
- Răng có thể bị lung lay
- Răng bị đau nhức dẫn đến nhức đầu liên tục khi về đêm
- Răng có dấu hiệu xuất hiện mủ dưới chân răng. Mụn mủ này là nguyên nhân gây hôi miệng do vi khuẩn làm ổ. Vì vậy nên điều trị ngay
- Răng bị bể lớn làm lộ tủy và viêm tủy phải thực hiện điều trị lấy tủy ngay.
Vì sao phụ nữ mang thai bị viêm tủy răng
Cơ thể của phụ nữ khi mang thai sẽ thay đổi về hormone estrogen và progesterone, từ đó dễ gây ra viêm tủy răng. Ngoài ra, chế độ ăn uống thay đổi không khoa học, thiếu canxi, khiến cho mảng bám tích tụ nhiều hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Từ đó dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng, trong đó có viêm tủy răng.
Ngoài ra, tình trạng viêm tủy răng khi mang thai do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
– Thay đổi hormone: Trong quá trình mang thai, cơ thể sản xuất nhiều hormone hơn, đặc biệt là progesterone. Có thể làm cho lợi bị sưng và chảy máu. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng, dẫn đến viêm tủy răng.
– Thay đổi chế độ ăn uống: Khi mang thai, phụ nữ thay đổi chế độ ăn uống của mình. Đặc biệt là với những người ăn nhiều đồ ngọt sẽ phát triển vi khuẩn trong miệng, làm cho răng bị hư hỏng và dẫn đến viêm tủy răng.
– Ốm nôn nghén: Khi mang thai, một số phụ nữ có thể cảm thấy buồn nôn và khó chịu. Tình trạng này khiến cho axit trong dịch vị dạ dày trào lên và bám vào men răng. Lâu ngày, nếu không vệ sinh kỹ lưỡng thì sẽ dẫn đến rất nhiều vấn đề răng miệng.
– Vệ sinh răng miệng sai cách: Việc không vệ sinh răng miệng đầy đủ và đúng cách sẽ làm cho vi khuẩn phát triển và gây ra viêm tủy răng.
– Căng thẳng và stress: Trong quá trình mang thai, phụ nữ có thể đối mặt với áp lực và stress. Tình trạng đó kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm cho phản ứng của cơ thể trở nên kém hiệu quả trong việc ngăn chặn các bệnh nhiễm trùng, tăng nguy cơ bị viêm tủy răng.
Vì sao cần lấy tủy răng?
Khi tủy răng bị viêm, bạn sẽ cảm thấy vô cùng đau nhức. Viêm tủy răng được chia thành hai giai đoạn bao gồm:
- Viêm tủy răng cấp tính: Răng đau từ 5 đến 10 phút và lặp lại. Khi cắn thức ăn cứng hoặc đồ ăn nóng lạnh sẽ cảm nhận được cơn đau buốt tức thì.
- Viêm tủy răng mãn tính: Cơn đau kéo dài hàng giờ đồng hồ. Càng về đêm, răng càng đau hơn. Cơn đau có thể lan đến vùng thái dương.
Viêm tủy răng làm ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn. Do đó, lấy tủy răng sẽ giúp bạn chấm dứt các cơn đau dai dẳng.
Tủy răng khi bị viêm không thể tự lành. Vì vậy, cách xử lý duy nhất là lấy tủy càng sớm càng tốt. Bởi vì viêm tủy răng lâu ngày có thể tạo thành áp xe ổ xương răng, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng lây sang những răng lành hoặc làm mất răng.
Tủy răng bị viêm có nguy hiểm cho bà bầu không?
Viêm tủy răng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu. Những cơn đau kéo dài có thể làm cho mẹ bầu mất ngủ, ăn không ngon, dễ bị căng thẳng,... Vì vậy, sức khỏe tinh thần và thể chất có thể bị ảnh hưởng và tác động gián tiếp đến sự phát triển của thai nhi.
Nhiều bà bầu lo lắng lấy tủy răng có ảnh hưởng đến thai nhi không. Thực tế, việc lấy tủy răng cần sử dụng một số loại thuốc gây tê và chụp phim. Đối với bà bầu, lấy tủy răng không nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Bà bầu có lấy tủy răng được không?
Thông thường bác sĩ sẽ khuyên nên thực hiện điều trị các bệnh lý về răng trong khoảng thời gian 3 tháng giữa thai kỳ (tức là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6) vì đây là khoảng thời gian dễ chịu cho bà bầu khi đi chữa trị răng. Lúc này thai cũng đã ổn định và thích nghi với cơ thể của mẹ nên khỏe mạnh hơn trong 3 tháng đầu.
Bà bầu có lấy tuỷ răng được không? Đối với vấn đề điều trị tủy răng khi mang thai, do quá trình điều trị phải thực hiện chụp X – quang để xác định tình trạng tủy răng như thế nào, những tia này sẽ xuyên qua phần mô xương hàm để vào phần răng cần chữa trị nên cũng không tốt cho thai nhi.
Việc điều trị tủy răng khi mang thai cũng cần phải sử dụng thuốc tê mà trong thuốc có thành phần có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
Vì vậy, để có một kế hoạch điều trị tủy răng khi mang thai một cách tận tâm, mẹ bầu nên tìm đến nha khoa uy tín, bác sĩ phải có tay nghề cao để được tư vấn và tìm ra cách chữa trị an toàn. Ngoài ra, bạn không nên thực hiện các cách chữa viêm tủy răng cho bà bầu tại nhà theo phương pháp dân gian mà nên vệ sinh răng miệng và súc miệng với nước muối sinh lý để tránh viêm nhiễm.
Cách chữa viêm tủy răng cho bà bầu
Lấy tủy răng là phương pháp điều trị viêm tủy răng hiệu quả. Kỹ thuật này giúp loại bỏ toàn bộ phần tủy bị hỏng, làm sạch các khoảng trống trong trường hợp tủy răng bị viêm.
Mẹ bầu nên điều trị tủy ở 3 tháng giữa thai kỳ vì ở giai đoạn này sức khỏe của mẹ và bé đều tạm thời ổn định. Sau khi thực hiện lấy tủy răng, bác sĩ sẽ phục hình răng bằng kỹ thuật hàn trám Laser hoặc răng sứ thẩm mỹ giúp đem lại một hàm răng đảm bảo tính thẩm mỹ và răng được tồn tại lâu hơn.
Mẹ bầu khi có dấu hiệu bị viêm tủy sẽ được kiểm tra trước. Nếu kết quả thăm khám đảm bảo an toàn trong việc điều trị tủy răng thì mới thực hiện. Nếu bà bầu không đủ điều kiện sức khỏe thì bác sĩ sẽ hướng dẫn cho mẹ bầu các biện pháp chăm sóc răng miệng riêng để hạn chế sưng đau, viêm nhiễm lây lan. Đợi đến khi em bé ra đời thì mới tiến hành thực hiện điều trị tủy.
Với trường hợp bà bầu bị viêm tủy răng, để đảm bảo an toàn sức khỏe, bắt buộc phải lựa chọn các nha khoa uy tín để thực hiện chữa tủy răng. Các nha khoa phải có đầy đủ giấy phép hoạt động, trang thiết bị y tế, bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao.
Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng đúng cách khi mang thai
Dưới đây là một số hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách khi mang thai:
– Chải răng đúng cách: Nên chải răng 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa fluoride. Hãy đánh răng cẩn thận từ trên xuống dưới, từ bên ngoài vào bên trong một cách nhẹ nhàng. Đừng quên chải cả vùng lưỡi nữa nhé.
– Sử dụng chỉ nha khoa: Để làm sạch các kẽ răng, đặc biệt là sau khi ăn uống sẽ giúp nâng cao hiệu quả của việc vệ sinh răng miệng hơn.
– Sử dụng nước súc miệng: Để làm sạch miệng và giữ cho hơi thở thơm mát. Mẹ bầu cần ưu tiên các sản phẩm nước súc miệng an toàn, lành tính.
– Hạn chế ăn đồ ngọt: Đồ ngọt có thể gây ra sâu răng và viêm nướu, bạn nên hạn chế dùng đồ ngọt trong ăn uống hàng ngày.
– Tránh hút thuốc, uống rượu bia: Hút thuốc lá và uống rượu bia có thể gây tổn thương cho răng và lợi, còn dẫn đến không ít ảnh hưởng xấu cho sự phát triển của thai nhi.
– Đi thăm khám nha khoa định kỳ: Mẹ bầu nên khám nha khoa định kỳ để kiểm tra sức khỏe răng miệng và nhận lời khuyên của bác sĩ về cách chăm sóc răng miệng hiệu quả tại nhà.
– Uống đủ nước: Uống đủ nước để giữ cho miệng luôn ẩm và giảm nguy cơ bị sâu răng.
Qua những chia sẻ trên đây về vấn đề bà bầu có lấy tủy răng được không? đã được giải đáp chi tiết ở bài viết trên. Với các biện pháp chăm sóc răng miệng đúng cách, bạn có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng của mẹ và thai nhi. Nếu có bất kỳ vấn đề về răng miệng nào trong quá trình mang thai, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
THÔNG TIN NHA KHOA QUỐC TẾ KAIYEN
- Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoakaiyenclinic
- Website: https://nhakhoakaiyen.com/
- Hotline: 0818163366
- Địa chỉ: 99 Trần Não, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh